Chân dung 4 'nữ tướng' nâng tầm thương hiệu Việt

Nhàđầutư
Nền kinh tế Việt Nam đang ghi nhận những bước phát triển vượt bậc. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh nhiều nam doanh nhân 'đình đám', nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn lớn là nữ giới cũng cho thấy năng lực và trình độ siêu phàm của người phụ nữ Việt Nam.
MINH TRANG
08, Tháng 03, 2018 | 06:30

Nhàđầutư
Nền kinh tế Việt Nam đang ghi nhận những bước phát triển vượt bậc. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh nhiều nam doanh nhân 'đình đám', nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn lớn là nữ giới cũng cho thấy năng lực và trình độ siêu phàm của người phụ nữ Việt Nam.

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Nhadautu.vn xin giới thiệu đến quý độc giả chân dung 4 'nữ tướng' đang ngày qua ngày nâng tầm thương hiệu Việt. 

'Bà chủ' Vietjet - Nguyễn Thị Phương Thảo 

Là người phụ nữ duy nhất trong danh sách 4 tỷ phú đô la của Việt Nam vừa được Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ công nhận mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của hãng hàng không Vietjet - có thể coi là nữ doanh nhân thành công nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Với thành tích trên thương trường, Forbes đã xếp nữ tỷ phú USD ở vị trí thứ 55 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

nguyen-thi-phuong-thao

CEO Vietjet - bà Nguyễn Thị Phương Thảo 

Bà Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội. Sau quãng thời gian học tập và khởi nghiệp tại Đông Âu, bà về Việt Nam đầu tư vào mảng ngân hàng, bất động sản. Sự nhanh nhạy của nữ doanh nhân tuổi Canh Tuất cùng xu thế mở cửa cho tư nhân, bà Thảo nhanh chóng thành công và trở thành một thế lực trong lĩnh vực bất động sản (với Tập đoàn Sovico) và sau đó là lĩnh vực ngân hàng - tài chính (với HD Bank). 

Những tưởng việc quản lý Sovico hay HD Bank đã là quá sức đối với một người phụ nữ, song bà Thảo còn khiến giới doanh nhân bất ngờ và thán phục gấp bội từ thành công của hãng hàng không Vietjet. 

Trước khi Vietjet ra đời, thị trường hàng không Việt Nam chỉ là 'sân chơi' của ông lớn quốc doanh Vietnam Airlines. Sau thất bại của nhiều cái tên tư nhân trước đó, không nhiều người tin vào 'một khe cửa hẹp' cho bà Thảo cùng Vietjet.

Dù vậy, chỉ hơn 6 năm từ chuyến bay đầu tiên (vào Giáng sinh 24/12/2011), bà Thảo đã thành công khi phá thế độc tôn của Vietnam Airlines, kéo giá vé hàng không xuống thấp, đúng như cam kết của bà: "Mọi người dân Việt Nam đều có thể bay".

Hiện, cổ phiếu VJC của Vietjet là một trong những mã chứng khoán được đánh giá cao nhất và đang được giao dịch trên dưới 210.000 đồng/CP. Cổ phiếu HDB của HDBank, nơi bà Thảo đang đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, cũng đang 'bay cao' với mức giá trên dưới 42.000 đồng/CP.

Theo đánh giá của Forbes, khối tài sản của bà Phương Thảo hiện là 3,1 tỷ USD, xếp thứ 766 thế giới.

'Người đàn bà thép' Thái Hương 

Cũng là một nữ doanh nhân tuổi Tuất khác, bà Thái Hương - CEO Tập đoàn TH True Milk nổi danh trên thương trường với tài năng "đánh đâu thắng đó".

Xuất thân là công chức nhà nước, bà Thái Hương rẽ ngang sang nghiệp kinh doanh với chức vụ Tổng giám đốc Bắc Á Bank. Nguyên nhân được bà lý giải là “cảm thấy nhiều cái mình muốn làm mà bị ràng buộc bởi cơ chế, không được tự do để phát triển". 

thai-huong-th-true-milk

 'Bà chủ' TH True Milk Thái Hương

Với sự tham gia điều hành ở vị trí cao nhất của nữ doanh nhân sinh năm 1958, Bắc Á Bank đã nhanh chóng phát triển, từ một nhà băng nhỏ ở Nghệ An với vốn điều lệ vỏn vẹn 20 tỷ đồng, đến nay đã phát triển thành một ngân hàng có hiệu quả kinh doanh ấn tượng, với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản gần 92.000 tỷ đồng, lãi trước thuế 745 tỷ đồng năm 2017.

Dù có công lớn chèo lái con thuyền Bắc Á Bank liên tiếp lập được những đỉnh cao mới, song người ta biết đến bà Thái Hương nhiều hơn với vai trò sáng lập và điều hành Tập đoàn sữa TH True Milk. 

Ý nghĩa cái tên TH được doanh nghiệp này giải thích là True Happy, sang tiếng Việt là 'Hạnh phúc đích thực', tuy nhiên còn có thể hiểu là viết tắt của tên bà Thái Hương, cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của nữ doanh nhân này.

Tương tự câu chuyện hàng không, dù 'sinh sau, đẻ muộn' hơn nhiều so với các hãng sữa khác, song TH True Milk đến nay đã trở thành thương hiệu không thể thiếu trong tủ lạnh nhiều gia đình Việt.

Từ thời điểm con bò sữa đầu tiên được nhập về từ New Zealand năm 2009, TH đã phát triển nhanh chóng, trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực sữa tươi, với đàn bò 45.000 nghìn con được nhập khẩu và chăm sóc theo chế độ đặc biệt. 

Năm 2013, 4 năm sau khi nuôi bò, TH True Milk công bố doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng. Bà Hương cũng từng tự tin ước tính, đến năm 2017, TH sẽ đạt được doanh thu 23.000 tỷ đồng. Khi được hỏi lỗ hay lãi khi đầu tư vào sữa bò, bà Thái Hương chân tình đáp lại: “Mình lăn lộn đâu phải vì tiền mà vì một sự nghiệp. Nuôi được bò cho sữa tốt đã là có lãi, còn lãi vật chất sẽ đến từ từ".

Vừa qua, bà Thái Hương tuyên bố sẽ rời 'ghế' Chủ tịch TH True Milk nhằm tuân thủ quy định tiêu chuẩn về lãnh đạo ngân hàng, song giới đầu tư tin rằng bà vẫn là cái tên có ảnh hưởng lớn tại hãng sữa 'Hạnh phúc đích thực'.

Bà từng được Forbes bầu chọn vào danh sách 50 phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2015.

'Bà hoàng' bất động sản BRG Nguyễn Thị Nga

Cuối năm 2017, Tập đoàn BRG cùng đối tác Sumitomo tuyên bố liên danh phát triển siêu dự án thành phố thông minh rộng hơn 2.000 ha trên trục đường Nhật Tân - Nội Bài. Với tổng mức đầu tư 4 tỷ USD, đây là một trong những dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Nội, cho thấy 'thực lực' của Tập đoàn BRG cùng bà Nguyễn Thị Nga, người được biết đến với cái tên thân mật Madam Nga.

nguyen-thi-nga-brg-seabank

 Madam Nga nổi tiếng với sở thích 'sưu tầm' khách sạn hạng sang

Dù khởi nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhưng sự nghiệp của Madam Nga lại gắn liền với lĩnh vực ngân hàng và bất động  sản. 

Nữ doanh nhân sinh năm 1955 là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính, ngân hàng, lần lượt đảm nhận chức vụ quản trị tại Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương, Chủ tịch Techcombank và hiện nay là Chủ tịch SeaBank. 

Ở đơn vị nào, năng lực của bà Nga cũng đều được khẳng định. Chính bà là người đã kêu gọi HSBC tham gia làm cổ đông chiến lược của Techcombank, hay biến SeaBank từ một nhà băng nhỏ với vốn điều lệ vỏn vẹn 5 tỷ đồng ở Hải Phòng, trở thành một ngân hàng tư nhân năng động với số vốn lên đến 5.500 tỷ đồng hiện nay.

Dù vậy, người ta biết đến bà Nguyễn Thị Nga nhiều nhất với vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG  - một  trong những doanh nghiệp bất  động sản lớn nhất Việt Nam. 

Ngoài siêu dự án 4 tỷ USD vừa được cấp phép, Chủ tịch SeaBank còn sở hữu loạt khách sạn, sân golf hạng sang như Hilton Opera, Hilton Garden, Khách sạn Thắng Lợi..., các sân golf King's Island ở Đồng Mô, Legend Hill Golf Resort (Sóc Sơn, Hà Nội) hay BRG Ruby Tree Golf Resort (Đồ Sơn, Hải Phòng). 

Bên cạnh đó, BRG cũng nổi danh với loạt thương vụ đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Công ty Motor N.A Việt Nam (Vinamco) - thành viên Tập đoàn BRG - vừa qua đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận là nhà đầu tư chiến lược mua 65% cổ phần Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro). Trước đó, BRG cũng đã tham gia đầu tư vào Công ty CP Intimex, Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi, Thăng Long GTC, Tổng công ty Công nghiệp Ô tô (Vinamotor). 

'Bà chủ' tập đoàn BRG từng lọt top 50 phụ nữ quyền lực nhất châu Á do Forbes bình chọn năm 2014.

'Bông hồng' Vinamik Mai Kiều Liên

Không sở hữu khối tài sản đồ sộ như 3 cái tên đình đám vừa nêu, bà Mai Kiều Liên - CEO Vinamilk, vẫn là nhân vật thường trực góp mặt trong các bảng xếp hạng doanh nhân xuất sắc của Việt Nam.

Mã VNM của Vinamilk chốt phiên 7/3/2018 tăng 2% lên mức 206.100 đồng/CP, là một trong những cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán. Với giá trị vốn hoá gần 300.000 tỷ đồng, đây cũng là doanh nghiệp có quy mô hàng đầu Việt Nam hiện nay.

mai-kieu-lien-vinamilk

 Bà Mai Kiều Liên nhận được sự kính trọng lẫn thán phục từ công luận cũng như giới doanh nhân

Để Vinamilk có được như ngày hôm nay, không thể không nhắc tới bà Mai Kiều Liên - người đã gắn bó với Vinamilk từ ngày đầu thành lập.

Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 tại Pháp, được đào tạo tại Moscow (Nga). Bà về Việt Nam và gắn bó với Vinamilk từ những ngày đầu (năm 1976), khi đó còn là Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam.

Năng lực của bà nhanh chóng được thể hiện. Năm 1992, bà được tin tưởng giao chức vụ Tổng giám đốc. Sau đó, kiêm luôn Chủ tịch HĐQT từ khi Vinamilk cổ phần hoá năm 2003. Năm 2015, bà đến tuổi về hưu, song vẫn tiếp tục đảm nhận vị trí CEO kiêm Thành viên HĐQT của Vinamilk cho đến nay.

Theo báo cáo quản trị công bố, bà Mai Kiều Liên hiện chỉ sở hữu hơn 4,1 triệu cổ phần VNM, tương đương 0,28% vốn của Vinamilk. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của bà tại nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam là không phải bàn cãi. Thời điểm bà rời vị trí Chủ tịch HĐQT năm 2015, rất nhiều cổ đông tiếc nuối và phản đối quyết định này của ban lãnh đạo Vinamilk. 

Thực tế cho thấy, hơn 90% số lượng sản phẩm mới của Vinamilk đưa ra thị trường hàng năm là dựa trên ý tưởng của bà Mai Kiều Liên. Đóng góp của bà tại Vinamilk nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung đã được các kênh đánh giá uy tín trên thế giới ghi nhận. 

Forbes trong 2 năm 2012-2014 lần lượt bình chọn bà vào top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á và top 48 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất châu Á. Tờ báo danh tiếng Nikkei của Nhật cũng trao tặng bà Giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 20 năm 2015.   

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ