Cát, đất lậu làm ‘nóng’ nghị trường kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Nhàđầutư
Các vấn đề cát, đất lậu; bảo vệ môi trường ở các mỏ đất, cát; mất cân đối cung cầu xây dựng... đã đưa ngành tài nguyên - môi trường “nóng” lên tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII.
ANH BÌNH - PHAN TIẾN
17, Tháng 07, 2019 | 07:22

Nhàđầutư
Các vấn đề cát, đất lậu; bảo vệ môi trường ở các mỏ đất, cát; mất cân đối cung cầu xây dựng... đã đưa ngành tài nguyên - môi trường “nóng” lên tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII.

Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa XVII tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường và tiến hành Phiên chất vấn & trả lời chất vấn đối với các lĩnh vực, nhóm vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm. Các đồng chí Lê Đình Sơn - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Nữ Y - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Trương Thanh Huyền - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành chất vấn.

acv1

Ông Lê Đình Sơn - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành phiên chất vấn

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp với 3 nhóm vấn đề về: Tài nguyên - Môi trường, Công Thương, Giáo dục - Đào tạo.

Cát, đất lậu, mất cân đối cung - cầu vật liệu

Mở đầu phiên chất vấn, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hồ Huy Thành cho biết: Tỉnh đã quy hoạch 28 nhà máy gạch tuynel, hiện đã chấp thuận chủ trương đầu tư và đã có 23 nhà máy đã xây dựng, hoạt động.

Theo Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển vật liệu xây dựng tỉnh quy hoạch 19 nhà máy, trong đó 17 nhà máy gạch bê tông, 2 nhà máy khí chưng áp; hiện UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18/19 nhà máy.

Như vậy, về cơ bản các nhà máy gạch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp phép hoạt động phù hợp với Quy hoạch phát triển VLXD (gạch tuynel) đã được UBND tỉnh phê duyệt.

acv2

Ông Hồ Huy Thành – Giám đốc Sở TN&MT báo cáo tình hình hoạt động của ngàng và trả lời chất vấn

Đối với vấn đề nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động các nhà máy sản xuất gạch tuynel, Giám đốc Sở TN&MT cho biết: trong tổng số 23 nhà máy gạch nêu trên có 9 nhà máy được cấp 10 mỏ sét; hiện Sở đang tiếp tục hoàn thành hồ sơ để thực hiện trình tự thủ tục đấu giá 2 mỏ tại địa bàn huyện Can Lộc, đồng thời bổ sung quy hoạch để cấp phép 1 mỏ tại địa bàn huyện Thạch Hà. Đến nay tổng số điểm quy hoạch mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói là 19 khu vực.

Đối với nguyên nhân và giải pháp xử lý tình trạng mất cân đối cung - cầu về vật liệu xây dựng như cát, đất… trong thời gian qua, Giám đốc Sở TN&MT cho rằng việc cấp phép các mỏ khoáng sản đất san lấp, cát xây dựng trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng; hoạt động khai thác khoáng sản (đất, cát) trái phép thời gian qua đã được các cơ quan chức năng kiểm soát, ngăn chặn; 7 trên 8 đơn vị khai thác cát trên địa bàn đang tạm dừng để đầu tư thiết bị, thay đổi phương pháp khai thác theo hồ sơ thiết kế và dự án đầu tư.

Để giải quyết tình trạng này, Giám đốc Sở TN&MT đề nghị tiếp tục tổ chức đấu giá các mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch khoáng sản và đảm bảo các điều kiện tổ chức khai thác để cấp phép hoạt động; khẩn trương tập trung hoàn thành bổ sung 21 khu vực đất san lấp và 2 khu vực cát xây dựng đã được các Sở, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát vào Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh; yêu cầu, đôn đốc các đơn vị khai thác cát trên địa bàn sử dụng thiết bị, phương pháp khai thác theo đúng thiết kế, đảm bảo hoạt động khai thác đã được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ…

acv3

Đại biểu Nguyễn Thị Nhi (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) đề nghị có giải pháp để khắc phục tình trạng các mỏ khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng đến môi trường

Sau phần báo cáo của lãnh đạo sở TN&MT, Đại biểu Nguyễn Trọng Nhiệu (Tổ đại biểu Nghi Xuân) đề nghị Sở cho biết giải pháp xử lý dứt điểm nạn "cát tặc", tình trạng mất cân bằng cung cầu vật liệu trong thời gian tới.

Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc sở TN&MT cho biết: Quy hoạch khoáng sản được HĐND tỉnh thông qua được tính toán, xác định, ban hành quy hoạch mỏ dựa theo quy hoạch kinh tế - xã hội trước đây. Việc thực hiện đã không hiệu quả, xảy ra hiện tượng thừa - thiếu cục bộ.

Thời gian qua, lực lượng công an và ngành đã ra quân kiểm tra, kiểm soát và cơ bản chấm dứt tình trạng khai thác trái phép. Nhưng hiện nay đã tái phạm với các vụ ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên. Do vậy, thời gian tới, những vụ xảy ra nhiều lần phải chuyển đến cơ quan điều tra, các địa phương cần tăng cường quản lý khai thác khoáng sản.

Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu về vật liệu đất san lấp, cát xây dựng trên địa bàn, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tập trung thực hiện các nhóm giải pháp như tiếp tục tổ chức đấu giá các mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch khoáng sản đồng thời rà soát các khu vực mỏ nằm trong khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản để cấp phép khai thác.

Bảo vệ môi trường ở các mỏ khai thác khoáng sản

Tiếp tục phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Nhi (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) đề nghị có giải pháp để khắc phục tình trạng các mỏ khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng đến môi trường, không thực hiện các quy trình đóng cửa mỏ theo quy định; việc khai thác khoáng sản gây hư hỏng đường nhưng đơn vị khai thác không khắc phục.

acv4

Đại biểu Nguyễn Trọng Nhiêu (tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) cho rằng phần trả lời của ông Hồ Huy Thành nhiều nhưng không hiệu quả, chưa đúng trọng tâm câu hỏi mà các đại biểu đặt ra

Trước câu hỏi đại biểu Nguyễn Thị Nhi, Giám đốc Sở TN&MT cho hay: Các mỏ trước khi khai thác phải hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Các chủ mỏ buộc phải chấp hành báo cáo DTM đã duyệt. Tuy nhiên, các chủ mỏ đều lơ là, không thực hiện tốt trong khi việc khai thác các mỏ đá, đất thường gây ra ô nhiễm bụi, tiếng ồn...

Mặc dù ngành có kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất nhưng số lượng còn ít. “Vấn đề này còn bất cập, chưa khắc phục được” – tư lệnh ngành TN&MT thừa nhận.

Trước vấn đề trên, Chủ tịch HĐND tỉnh ông Lê Đình Sơn hỏi tiếp: các trường hợp liên quan vi phạm môi trường, hiện đơn vị đã xử lí như thế nào? Đến nay đã đóng bao nhiêu cửa mỏ?

Trả lời câu hỏi trên, ông Hồ Huy Thành “khất”, và cho biết sau này sẽ có báo cáo cụ thể bằng văn bản lên UBND tỉnh và các đơn vị liên quan.

Sau những câu trả lời chất vấn của Giám đốc sở TN&MT, đại biểu Nguyễn Trọng Nhiêu (tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) cho rằng phần trả lời của ông Hồ Huy Thành nhiều nhưng không hiệu quả, chưa đúng trọng tâm câu hỏi mà các đại biểu đặt ra và bày tỏ quan ngại trước công tác quản lí của sở TN&MT.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng cho rằng, những câu trả lời chất vấn của Giám đốc sở TN&MT Hồ Huy Thành thiếu trọng tâm, chưa giải đáp được những câu hỏi của đại biểu.

Tham gia giải trình, làm rõ thêm về vấn đề xử lý người dân một số xã đang tự ý chiếm dụng đất để trồng keo trên diện tích Công ty Cao su Hà Tĩnh tại huyện Kỳ Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Việt cho biết: Tổng diện tích đã bị lấn chiếm khoảng 229 ha (trong đó khoảng 81 ha đã trồng cây Keo), đối tượng lấn chiếm là một số hộ dân 3 thôn: Lạc Thanh, Lạc Vinh, Lạc Trung, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.

Sau khi phát hiện xảy ra vi phạm, UBND tỉnh đã ban hành 8 văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, UBND huyện Kỳ Anh, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, nhất là công tác tuyên truyền, vận động và đối thoại với người dân để người dân hiểu và chấp hành; tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các vi phạm.

Đối với việc xử lý các vụ việc lấn chiếm đất vùng Dự án bò Bình Hà, Giám đốc Nguyễn Văn Việt cho biết: Qua kiểm tra đã xác minh của các ngành chức năng, từ năm 2016 đến nay trong khu vực đất của dự án phát hiện có 68 hộ dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên lấn chiếm 138,45ha để trồng keo trái phép.

UBND tỉnh đã và đang chỉ đạo UBND huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Công ty Bình Hà thực hiện nghiêm túc các nội dung; trong đó, chỉ đạo Công ty Bình Hà phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan chức năng có liên quan bảo vệ tài sản, đất đai,... tuyệt đối không để phát sinh thêm lấn chiếm; xử lý dứt điểm số diện tích đã bị người dân lấn chiếm theo quy định pháp luật. Quan điểm của Sở NN&PTNT là khi có kết luận của cơ quan chức năng thì sẽ tiếp tục xây dựng đề án tái cơ cấu.

Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn của lĩnh vực TN&MT, Giám đốc Sở Công Thương Hoàng Văn Quảng tiếp tục trả lời chất vấn với các nội dung như xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp; chất lượng xăng dầu, cấp phép xây dựng, kinh doanh các cửa hàng xăng, dầu; quản lý việc tổ chức hội chợ, triển lãm quảng cáo...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ