Cao su Phước Hòa đặt cược vào bất động sản công nghiệp

Nhàđầutư
Trong khi các công ty cao su cùng ngành ngụp lặn trong triền miên khó khăn, CTCP Cao su Phước Hòa vẫn đều đặn ghi nhận lợi nhuận khủng nhờ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
KHÁNH VINH
14, Tháng 11, 2020 | 06:36

Nhàđầutư
Trong khi các công ty cao su cùng ngành ngụp lặn trong triền miên khó khăn, CTCP Cao su Phước Hòa vẫn đều đặn ghi nhận lợi nhuận khủng nhờ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

123975693_982897045527012_6455736186146278205_n

Khai thác mủ cao su tại Cao su Phước Hòa. Ảnh: K.VINH

Chuyển hướng hợp thời điểm

Cao su Phước Hòa tiền thân là đồn điền cao su Phước Hòa. Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam chính thức thành lập. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác và chế biển mủ cao su, kinh doanh cao su; đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

Năm 2009, cổ phiếu PHR được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cổ đông lớn nhất của Cao su Phước Hòa là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với tỷ lệ sở hữu là 66,62%. Giá trị vốn hóa thị trường đến thời điểm này ước tính hơn 7.500 tỷ đồng.

Điểm nhấn của các động thái vươn ra miền đất mới của Cao su Phước Hòa là các dự án KCN. Ông Nguyễn Phi Hùng, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty khẳng định: “Từ cuối 2018, cùng với định hướng phát triển chung của Tập đoàn, chúng tôi đã có những chuyển dịch rõ nét khi gia tăng đầu tư cho các dự án phát triển khu công nghiệp. Sự dịch chuyển theo đánh giá của chúng tôi là phù hợp với triển vọng thị trường cũng như những lợi thế mà Cao su Phước Hòa đang sở hữu”.

Nhờ vào cú chuyển mình được xem là đúng thời điểm này, Cao su Phước Hòa trở thành một hiện tượng thú vị của Tập đoàn cao su Việt Nam. Bởi trong khi các công ty thành viên đang gặp muôn vàn gian khó do giá mủ cao su giảm sâu, Cao su Phước Hòa trong nhiều năm liền ghi nhận lợi nhuận “khủng”.

Hoạt động kinh doanh cũng như phân bổ nguồn vốn của Cao su Phước Hòa tập trung ở mảng kinh doanh chính là cao su, khu công nghiệp. Trong các năm 2018-2019, tỷ trọng đóng góp về lợi nhuận gộp 2 mảng này có sự thay đổi đáng kể, và khu công nghiệp cho thấy sự hiểu quả và vai trò lớn hơn trong cơ cấu lợi nhuận của Cao su Phước Hòa.

Hoạt động đầu tư KCN ngày càng cải thiện hiệu quả với tốc độ nhanh. Lợi nhuận từ khu công nghiệp, khoản đầu tư liên quan đến KCN đạt 300 tỷ trong 2019, gấp 10 lần so với năm 2016.

Cao su Phước Hòa vừa thông qua Nghị quyết kế hoạch kinh doanh thời gian tới. Cụ thể, quý IV/2020, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu công ty mẹ hơn 1.250 tỷ đồng, riêng doanh thu mảng cao su đóng góp gần 490 tỷ đồng.

Trong đó, Công ty dự kiến sản lượng cao su khai thác là 5.360 tấn mủ quy khô, cao su thu mua là 7.000 tấn mủ quy khô, cao su chế biến là 12.360 tấn mủ quy khô và cao su tiêu thụ là 15.070 tấn mủ quy khô. Tương ứng, lãi sau thuế dự thu về 383 tỷ đồng.

Có thể nói, nhờ vào kết quả nổi bật trong kinh doanh KCN, Cao su Phước Hòa luôn tự tin dù thị trường mủ cao su gặp nhiều biến động bất lợi cho toàn ngành. Trong năm 2020, tổng doanh thu công ty mẹ dự kiến là 2.459 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ kỳ vọng đạt 1.148 tỷ đồng.

“Của để dành” quý giá

Những dự án khu công nghiệp mà Cao su Phước Hòa đang theo đuổi là KCN Tân Bình, Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II, Khu công nghiệp VSIP III, Khu công nghiệp Tân Lập I…

Mới đây, Cao su Phước Hòa nhận được quyết định của UBND tỉnh Bình Dương về việc thu hồi đất để thực hiện dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 cho phép chủ đầu tư hạ tầng là Công ty cổ phần Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên (HOSE: NTC) được mở rộng thêm 346 ha đất nối liền với khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng tại ngã ba Hội Nghĩa và thường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Khu đất nằm trên thuộc Nông trường cao su Hội Nghĩa của Cao su Phước Hòa. Lãnh đạo công ty cho biết quyết định này là cơ sở để công ty tiếp tục nhận tiền đền bù và hỗ trợ từ Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, đồng thời, thực hiện thủ tục bàn giao đất để thực hiện dự án.

Công ty này từng cho biết việc UBND tỉnh Bình Dương ký quyết định thu hồi đất và giao đất để triển khai dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 và dự án VSIP III làm tăng tương ứng 650 tỷ đồng.

Đối với Dự án Khu công nghiệp VSIP III, Cao su Phước Hòa và VSIP đã thực hiện các thủ tục trình UBND tỉnh này để ký quyết định thu hồi đất. Trên cơ sở đó, VSIP thực hiện đền bù, hỗ trợ thiệt hại cho Cao su Phước Hòa theo các nội dung đã ký kết và bàn giao đất.

Một dự án khác là Khu công nghiệp Tân Lập I đang được Cao su Phước Hòa phối hợp cùng đối tác và đơn vị tư vấn thực hiện lập dự án đầu tư, quy hoạch, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường… để trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án.

Ngoài ra, Cao su Phước Hòa sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục trình Tỉnh Bình Dương về việc thành lập mới 2 Khu Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ (Hội Nghĩa 715 ha và Bình Mỹ 1.002 ha) và hoàn thành các thủ tục để sớm triển khai KCN Tân Lập 1 (201,62 ha), KCN Tân Bình mở rộng 1.055ha.

Như vậy, có thể nói, quỹ đất khổng lồ mà Cao su Phước Hòa chuyển đổi từ đất trồng cây cao su sang làm khu công nghiệp đang trở thành “của để dành” đầy hấp dẫn cho doanh nghiệp này tron bối cảnh giá mủ cao su luôn biến động khó lường và doanh thu cực kỳ bấp bênh từ dòng “vàng trắng” một thời.

Đại diện Công ty Chứng khoán Bảo Việt nhận định, Cao su Phước Hòa đang xin đầu tư 3-4 dự án KCN với tổng quy mô 3.000 – 3.600ha trên diện tích trồng cao su mà công ty đang quản lý. Nếu các dự án này thông qua, họ sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp khu công nghiệp có vị thế và quỹ đất sạch lớn ở khu vực phía Nam. Đây chính là điểm nhấn đầu tư lớn và quan trọng nhất của Cao su Phước Hòa nhìn trong trung và dài hạn.

Như vậy, quỹ đất khổng lồ mà Cao su Phước Hòa chuyển đổi từ đất trồng cây cao su sang làm khu công nghiệp đang trở thành “của để dành” đầy hấp dẫn cho doanh nghiệp này trong bối cảnh giá mủ cao su luôn biến động khó lường và doanh thu cực kỳ bấp bênh từ dòng “vàng trắng” một thời.

Dồn lực vào bất động sản công nghiệp

Trong thực tế, hơn 2 năm qua, Cao su Phước Hòa đã chuyển dần vườn cây cao su tại Việt Nam sang Campuchia, đồng thời chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây cao su sang đất công nghiệp để cho thuê.

Theo tìm hiểu, các khu công nghiệp có liên quan đến Cao su Phước Hòa đều tọa lạc trên các trục đường lớn và chính yếu của Bình Dương, nên có nhiều lợi thế. Hiện mức giá cho thuê ở Khu công nghiệp Tân Bình do Công ty quản lý đang ở mức 80 - 90 USD/ha/năm.

Theo chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong tổng số 15.000 ha đất cao su mà Cao su Phước Hòa đang quản lý, Công ty dự kiến dành khoảng 5.000ha đất để xây dựng 5 khu công nghiệp.

Theo tính toán của các chuyên gia, giá đất đền bù tại dự án Khu công nghiệp VSIP III tối thiểu là 2,5 tỷ đồng/ha, trong đó 1,3 tỷ đồng/ha được giao trước, trong khi phần còn lại phụ thuộc vào tiến độ cho thuê, nhưng không thấp hơn 1,2 tỷ đồng/ha. Với số tiền nhận được từ Nam Tân Uyên, Cao su Phước Hòa đã đủ khả năng đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra của năm 2020, nên tiền đền bù đất từ VSIP có thể sẽ được ghi nhận trong năm 2021.

Có thể thấy, Cao su Phước Hòa có cơ sở để “đặt cược” kế hoạch lợi nhuận 2020 vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn, rủi ro mà công ty này có thể đối mặt. Trong đó, rủi ro lớn nhất đến từ vấn đề pháp lý của việc chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, trong đó có bất động sản công nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ