Cần làm rõ bản chất pháp lý của PPP

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (đầu tư PPP) phải xuất phát từ bổn phận cung cấp dịch vụ công của Nhà nước; không phải lấy lợi nhuận của nhà đầu tư tư nhân làm xuất phát điểm.
HOA NI
16, Tháng 09, 2019 | 10:18

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (đầu tư PPP) phải xuất phát từ bổn phận cung cấp dịch vụ công của Nhà nước; không phải lấy lợi nhuận của nhà đầu tư tư nhân làm xuất phát điểm.

56440_canlamrobanchatphaply_thanhoa

 

Tuy nhiên, điều 3, khoản 8, Luật Đầu tư năm 2014 lại xuất phát từ góc nhìn của nhà đầu tư tư nhân để đưa ra định nghĩa về đầu tư PPP trong Luật Đầu tư năm 2014 thay vì định nghĩa trong Luật Đầu tư công năm 2014 được ban hành cùng thời điểm

Khuyết điểm này phần nào đã được khắc phục tại khoản 1, điều 4 dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) bằng việc dẫn chiếu đến khái niệm “hợp đồng nhượng quyền”; nhưng đến khoản 6, điều 4 dự thảo Luật PPP thì định nghĩa về “hợp đồng nhượng quyền” không làm rõ được bản chất việc của “nhượng quyền” trong đầu tư PPP và “nhượng quyền” thương mại thuần túy. Khoản 6, điều 4 dự thảo Luật PPP hiện hành định nghĩa:

“Hợp đồng nhượng quyền là văn bản, tài liệu được ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, trong đó quy định chi tiết các điều khoản về mục tiêu, phạm vi, các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện dự án, phân chia rủi ro, điều kiện thực hiện, vận hành dự án”.

Quy định này xuất hiện ở mọi dự án của Nhà nước, mọi dự án nhượng quyền thương mại hay nói cách khác, với định nghĩa này, rất khó phân biệt một dự án PPP với một dự án đầu tư công thuần túy, dự án mua sắm công theo hợp đồng EPC, dự án thuê ngoài dịch vụ tin học, dịch vụ dọn dẹp môi trường từ đối tác tư nhân, dự án cho thuê tài sản công...

Việc tiếp tục coi đầu tư PPP là một hoạt động “kinh doanh, thương mại” thể hiện ở điều 112 dự thảo Luật PPP, ở việc dự thảo luật sẽ sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh doanh, thương mại để giải quyết các tranh chấp hợp đồng PPP.

Việc tiếp tục duy trì tính chất “kinh doanh, thương mại” trong ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư PPP sẽ dẫn tới các hệ quả sau:

Thứ nhất, bên đối tác tư nhân sẽ vin vào “bí mật kinh doanh, thương mại” để yêu cầu đóng dấu mật; ký các thỏa thuận bảo mật đối với dự án PPP. Điều này dẫn tới, người dân với tư cách là chủ thể đóng thuế phí, sử dụng dịch vụ công lại bị gạt ra ngoài rìa quá trình hình thành, đàm phán, thỏa thuận nội dung cụ thể của dự án; chỉ đến khi bị chặn lại thu phí thì họ mới biết được quyền lợi của mình bị ảnh hưởng như thế nào và dẫn đến tụ tập đông người để phản đối, đẩy ba bên Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng dịch vụ vào trạng thái bế tắc, mà BOT Cai Lậy, Cầu Vàm Cống là những ví dụ điển hình cho tình trạng bế tắc này.

Thứ hai, do không xuất phát từ bổn phận cung cấp dịch vụ công của dự án PPP, nên pháp luật về PPP chưa đi vào việc ban hành các danh mục, phân loại dự án, xây dựng tiêu chí tối thiểu mà mỗi dự án PPP phải đạt được trong việc cung cấp dịch vụ công, ví dụ số lượng rác thải được xử lý theo công nghệ kỳ vọng[1], chất lượng nước sau xử lý... Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết tại phiên thẩm tra dự thảo Luật PPP tại Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành ngày 29-8-2019: các hợp đồng PPP đang soạn thảo theo cách bám vào các tiêu chí kỹ thuật, công nghệ, mà không bám vào mục tiêu là dự án PPP phải cung cấp cho xã hội các hàng hóa công cộng đặc biệt.

Thứ ba, nếu xuất phát từ góc nhìn nhà nước, từ góc nhìn người nộp thuế, hợp đồng nhượng quyền sẽ mang bản chất “công”, được đối xử tương tự như một hành vi hành chính, quyết định hành chính và cho phép tòa án hủy nó khi việc đề nghị giao kết, đàm phán, ký kết hợp đồng này vi phạm thủ tục, thẩm quyền (nội bộ giữa các cơ quan nhà nước với nhau). Ngược lại, nếu dự thảo Luật PPP tiếp tục đối xử với PPP từ góc nhìn lợi nhuận, bí mật kinh doanh thương mại của nhà đầu tư tư nhân để đi đến đối xử với hợp đồng nhượng quyền như hợp đồng dân sự, thương mại thuần túy thì tòa án sẽ không thể dựa vào điều 117 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để tuyên hủy giao dịch bất chính, mà giao dịch đất công tại Đà Nẵng, TPHCM liên quan đến “Vũ Nhôm” đã hé lộ các bất cập pháp lý này. 

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ