Cần giải cơn khát vốn cho doanh nghiệp

Nhàđầutư
Trao đổi trong Talk show Phố Tài chính tối 5/9, các chuyên gia nhận định doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn lưu động do bị ảnh hưởng của hơn hai năm đại dịch.
NHẬT HUỲNH
06, Tháng 09, 2022 | 10:23

Nhàđầutư
Trao đổi trong Talk show Phố Tài chính tối 5/9, các chuyên gia nhận định doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn lưu động do bị ảnh hưởng của hơn hai năm đại dịch.

nkkllll

Các chuyên gia trao đổi trong Talk Show Phố tài chính tối 5/9. Ảnh PTC.

Theo ông, hiện nay các doanh nghiệp đang khát vốn như thế nào?

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội: Cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay có hơn 800.000 doanh nghiệp, trong đó quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 98,5%. 

Cách thức tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp này đều thông qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2022, xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay với ngân hàng.

Ông Lê Long Giang, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA): Trong năm 2020 và 2021, phần lớn các doanh nghiệp đều giảm quy mô. Sang năm 2022, khi nhu cầu phục hồi trở lại, họ bắt đầu quay lại sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng sau hai năm không thể đáp ứng kịp với nhu cầu quay trở lại này. Bởi vậy, có thể nhận thấy rõ trong 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp đã dùng đến hơn 9% dư nợ tăng trưởng tín dụng trong tổng số 14%. 

"Room" tín dụng cho những tháng cuối năm nay đã không có nhiều nữa. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Mạc Quốc Anh: Việc mở room tín dụng cấp vốn cho thị trường, đặc biệt cho hệ thống doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phương án kinh doanh của các doanh nghiệp có khả thi không? Ngoài ra, phải tính về vấn đề lãi suất, như lãi suất hiện nay đã ở mức tương đối hợp lý cho doanh nghiệp.

Ông Lê Long Giang: Về room tín dụng có thể xét trên hai mặt. Trước hết, các ngân hàng thương mại hiện đều có khả năng cung cấp tiếp lượng room tín dụng cho các doanh nghiệp, bởi tổng nguồn tiền gửi từ cư dân và tổ chức kinh tế 6 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 3,6%. Thứ hai, năm nay kỳ vọng GDP khoảng 6% thì room tín dụng ở mức 16% là hợp lý, nếu để 14% thì sẽ khó cho các doanh nghiệp.

Để khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, cần có những giải pháp nào?

Ông Mạc Quốc Anh: Đầu tiên phải thực hiện tốt Nghị quyết 42 trong việc xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo nên nâng cao về công nghệ, từ đó giảm chi phí quản trị, giảm lãi suất cho vay với hệ thống các doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

Ông Lê Long Giang: Theo tôi, nên có những chính sách như cho vay vốn với lãi suất 0% với những ngành nghề khó khăn trong hai năm COVID như du lịch. Hệ thống Chính phủ có thể dùng bớt một phần nguồn vốn từ đầu tư công để khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp, kèm theo những chính sách và có những điều kiện cụ thể.

Còn giải pháp đối với thị trường chứng khoán?

Ông Mạc Quốc Anh: Đối với góc độ thị trường chứng khoán, đầu tiên, bản thân các doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, minh bạch và nghiêm túc, thực hiện đúng pháp luật và không vi phạm về mặt đạo đức. Đối với phía cơ quan quản lý nhà nước, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá những tổ chức tín dụng, doanh nghiệp làm nghiêm túc và cả những doanh nghiệp vi phạm để có các giải pháp xử lý. Trong khối liên kết, hợp tác, doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận một làn sóng mới là M&A giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư với nhau. Thêm vào đó, việc nâng hạng là vô cùng cần thiết.

Ông Lê Long Giang: Việc nâng hạng thị trường để thu hút dòng vốn ngoại là chính sách và chủ trương hợp lý để thúc đẩy TTCK phát triển.

Doanh nghiệp cần làm gì để nhanh chóng có được nguồn vốn trong bối cảnh hiện nay? 

Ông Mạc Quốc Anh: Đầu tiên doanh nghiệp nên có quỹ trích lập dự phòng rủi ro từ 3-5%, cần thắt chặt các hoạt động quản trị về mặt tài chính, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, đặc biệt là giám đốc tài chính, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp và cả những bộ phận về mặt thu chi. Bên cạnh đó, cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ thanh toán, tránh những chi phí không chính thức.

Ông Lê Long Giang: Với doanh nghiệp trong giai đoạn này, họ phải chủ động tìm kiếm những nguồn vốn khác ngoài ngân hàng, như thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực đó. Ngoài ra, việc nâng cao các kiến thức và các kinh nghiệm quản lý tài chính cũng rất cần thiết. Sau những khó khăn này các doanh nghiệp sẽ phải cơ cấu lại, chủ động hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển đều và phát triển vững.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ