Cải cách thể chế kinh tế: Khu vực tư nhân cần sự công bằng

THANH THANH
15:42 10/04/2025

Trước những biến động của kinh tế thế giới càng khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Do vậy, cải cách thể chế kinh tế cần hướng đến khu vực kinh tế quan trọng này, trong đó quan trọng nhất là tạo dựng môi trường cạnh tranh công bằng…

Với chủ đề "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025: Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong bối cảnh mới", ngày 10/4, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) phối hợp cùng Ban Chính sách Chiến lược Trung ương; Ủy Ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội tổ chức hội thảo khoa học quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025.

Cải cách phải tạo sự hứng khởi

GS-TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc NEU nhấn mạnh bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước năm 2024 và năm 2025, đặc biệt việc Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Giám đốc NEU nhận định, tăng trưởng ở mức 8% trong năm 2025 và cao hơn trong các năm tiếp theo là mục tiêu đầy thử thách.

"Để có thể duy trì được mức tăng trưởng bền vững trong dài hạn, bên cạnh việc phát huy các động lực tăng trưởng truyền thống thì việc xây dựng một hệ thống thể chế kinh tế và thể chế chính trị phù hợp là hết sức quan trọng…", GS-TS. Phạm Hồng Chương nhấn mạnh.

Theo ông, hệ thống thể chế có tính bao trùm chính là nền tảng quan trọng cho một nền kinh tế thị trường đầy đủ và giúp khuyến khích sự tham gia của đại đa số người dân vào các hoạt động kinh tế. Mặt khác, hệ thống thể chế cũng cần đảm bảo sự phân phối thành quả kinh tế một cách công bằng, giúp cho các thể chế bao trùm này duy trì và mở rộng.

GS-TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc NEU. Ảnh: NEU.

Đồng tình với quan điểm này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng với mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, cải cách thể chế kinh tế phải đi trước một bước.

Theo đó, thể chế kinh tế của Việt Nam cần phải được xây dựng sao cho mọi người dân và doanh nghiệp (DN) hứng khởi đổi mới sáng tạo, khai thác tiềm năng của quốc gia và thời đại, để vươn ra bên ngoài; phân quyền đến từng cán bộ, công chức, viên chức sao cho mọi người yên tâm dám quyết định, dám chịu chịu trách nhiệm vì lợi ích của người dân, DN và đất nước.

Đặc biệt, nếu cụ thể hóa bằng các con số có tính so sánh quốc tế, thì những cải cách thể chế kinh tế cần phải làm thế nào để điểm số và thứ hạng chỉ số tổng hợp cũng như chỉ số thành phần về tự do kinh tế của Việt Nam trong những năm tới ở mức tương đương hoặc cao hơn mức trung bình của các nước có thu nhập cao…

Đưa khu vực kinh tế tư nhân vào vị trí số 1…

Đánh giá về hệ thống pháp luật kinh tế, GS-TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học và nghiên cứu giảng dạy tại Khoa Kinh tế học, Trường Kinh tế và Quản lý công (NEU) cho rằng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh tế đã có cải cách rõ rệt trong suốt gần 4 thập kỷ qua.

Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực, chất lượng lập pháp của Việt Nam vẫn chưa đạt mức tương thích hoàn toàn với thông lệ thị trường quốc tế. Đặc biệt, tính thống nhất và minh bạch của pháp luật đã được cải thiện, nhưng việc xây dựng quy định pháp luật chưa thực sự chặt chẽ ngay từ đầu.

GS-TS Tô Trung Thành cũng nhấn mạnh sự tham gia của khu vực tư trong quá trình xây dựng pháp luật mặc dù đã được thể chế hóa nhưng thực chất còn hạn chế; DN vẫn gặp khó khăn khi cho ý kiến góp ý đối với các dự thảo văn bản pháp luật do thiếu cơ chế tiếp nhận, xử lý và phản hồi ý kiến một cách minh bạch và hiệu quả; chỉ số phản biện pháp luật qua hệ thống tư pháp Việt Nam ở mức độ thấp trong khu vực ASEAN.

Chỉ ra khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam "hụt hơi", "không muốn lớn và không lớn được", GS-TS. Ngô Thắng Lợi (NEU) khẳng định, thể chế chính là điểm nghẽn làm hạn chế phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Theo ông, nguyên nhân sâu xa vẫn là nhận thức.

"Trong tư duy cần nâng tầm vị trí của kinh tế tư nhân trong hệ thống các khu vực kinh tế. Kinh tế tư nhân của người Việt Nam trở thành khu vực động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế đất nước cùng với vai trò định hướng, dẫn dắt của khu vực kinh tế nhà nước và sự hỗ trợ thúc đẩy của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)", GS-TS. Ngô Thắng Lợi đề nghị

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế  trong và ngoài nước. Ảnh: NEU.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, không ai là không muốn lớn. 'Nhưng ai cho DN tư nhân lớn khi mọi nguồn lực gần như dành cho khu vực DN nhà nước, DN FDI. Trong “chiếc bánh” đó, DN tư nhân chỉ được vụn bánh…", bà nói và cũng sẻ sự "ấm ức" khi trước đây khu vực kinh tế này như bị "dìm hàng" không được công nhận…

"Tuy nhiên trong 4 tháng cuối năm vừa qua, DN tư nhân đã được tính công sòng phẳng và đẩy đủ hơn. Tổng bí thư Tô Lâm đã nhiều lần nhấn mạnh thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn… Cải cách thể chế, theo tôi chính là chính là xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Cái mà DN tư nhân cần chính là sự công bằng bình đẳng với các DN khác…", bà Phạm Chi Lan phân tích.

Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright Việt Nam, cải cách thể chế chính là con đường để Việt Nam hướng tới sự giàu có và thịnh vượng.

Đề cập đến bẫy thu nhập trung bình, chuyên gia đến từ Fulbright cho rằng bối cảnh bây giờ khác những năm trước, định vị như thế nào quyết định con đường đi của Việt Nam.

Bày tỏ ấn tượng về công cuộc sắp xếp tinh gọn bộ máy "trăm năm mới có", TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng câu chuyện này "nói vài chục năm nay mà chỉ thực hiện trong vài tháng".

"Lúc này bài toán thoát bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam cần lời giải khác. Cần phải phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước và coi đó là nội tại cơ bản của nền kinh tế Việt Nam…", chuyên gia đề nghị.

Đề cập đến những biến động kinh tế thế giới thời gian qua, điển hình là chính sách thuế của Mỹ, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng khu vực FDI có thể sẽ có sự điều chỉnh địa bàn đầu tư, song DN ở lại chính là khu vực tư nhân, do đó cần đưa khu vực kinh tế tư nhân vào vị trí số 1 trong cải cách thể chế….

Gỡ "nút thắt" thực thi

Cùng với điểm nghẽn thể chế, câu chuyện thực thi cũng được nhiều ý kiến đề cập đến. Theo TS Vũ Thành Tự Anh, một trong những hạn chế của Việt Nam là chính sách tốt nhưng thực thi lại bị "tắc" mà nguyên nhân được chỉ ra là bộ máy thực thi.

Do vậy trong đề xuất của mình, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng nhà nước kiến tạo và thể chế dung hợp chính là nền tảng để tạo ra năng lượng chuyển hóa cơ cấu. Đó là con đường để Việt Nam đi đến thịnh vượng.

"Nếu coi thể chế là điểm nghẽn thì thực thi là nút thắt…",TS. Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Chiến lược nhấn mạnh.

Ông kiến nghị rà soát chương trình xây dựng pháp luật, bỏ những luật chưa cần thiết, tập trung xây dựng, sửa đổi luật liên quan đến sản xuất kinh doanh và xây dựng bộ máy, có thể xem xét nhập một số luật (như trước đây nhập một số luật liên quan đến DN và đầu tư thành Luật DN và Luật Đầu tư)

Để đảm bảo tính thực thi của pháp luật TS. Đặng Đức Anh, đề nghị Chính phủ cần lưu ý kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn. "Kinh nghiệm trước đây thể chế chưa đi vào cuộc sống vì văn bản hướng dẫn quá chậm. Chính phủ cần tập trung toàn lực cho công tác xây dựng văn bản", ông kiến nghị.

Đồng thời bày tỏ mong muốn Chính phủ có Ban chỉ đạo cắt giảm điều kiện kinh doanh mà Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Trong điều kiện cắt giảm, tinh gọn bộ máy cần đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để bộ máy thực sự là nhà nước kiến tạo phục vụ, hỗ trợ DN. Cùng với đó, các địa phương phải thực sự vào cuộc để công cuộc cải cách được triển khai mạnh mẽ từ cơ sở…

Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2024: Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong bối cảnh mới”. Ảnh: NEU.

Trong khuôn khổ hội thảo, NEU đã công bố ấn phẩm "Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2024: Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong bối cảnh mới"

Theo GS.TS Phạm Hồng Chương, Giám đốc NEU, chủ đề "Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong bối cảnh mới" nhằm mục tiêu tổng kết toàn diện kinh tế Việt Nam năm 2024. Báo cáo cũng đánh giá thực trạng của thể chế kinh tế của Việt Nam, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách trong điều hành kinh tế năm 2025 và những cải cách thể chế kinh tế quan trọng trong bối cảnh mới.

Từ mục tiêu tổng quát trên, báo cáo hướng đến những mục tiêu cụ thể: Làm rõ bối cảnh quốc tế và những tác động của thế giới đến kinh tế Việt Nam năm 2024; đánh giá diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2024 thông qua các khu vực chính của nền kinh tế (khu vực kinh tế thực, khu vực đối ngoại, khu vực tài chính tiền tệ, khu vực tài chính ngân sách);

Đánh giá thực trạng của thể chế kinh tế tại Việt Nam, trong hai lĩnh vực của thể chế (gồm hệ thống pháp luật về kinh tế và bộ máy nhà nước liên quan đến thực thi quyền lực của nhà nước trong mối quan hệ với thị trường); đánh giá triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2025; đề xuất những khuyến nghị chính sách trong điều hành kinh tế năm 2025 cũng như chính sách thúc đẩy cải cách chế kinh tế trong bối cảnh mới.

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội tư vấn miễn phí thành lập doanh nghiệp

Hà Nội tư vấn miễn phí thành lập doanh nghiệp

Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội vừa đưa vào mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí.

Sự kiện - 10/04/2025 15:31

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu tại Hội nghị.

Sự kiện - 10/04/2025 13:45

Hội nghị 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cho ý kiến về 15 nội dung

Hội nghị 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cho ý kiến về 15 nội dung

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.

Sự kiện - 10/04/2025 11:07

Doanh nghiệp Tây Ban Nha mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt ở Việt Nam

Doanh nghiệp Tây Ban Nha mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt ở Việt Nam

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khẳng định nước này sẽ vận động các nước EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

Sự kiện - 10/04/2025 07:08

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tên gọi mới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tên gọi mới

Theo quyết định của Thủ tướng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Sự kiện - 10/04/2025 06:56

Quỹ lớn thứ tư thế giới, từng rót tiền vào The CrownX, muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Quỹ lớn thứ tư thế giới, từng rót tiền vào The CrownX, muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

ADIA đã đầu tư vào Công ty cổ phần The CrownX thông qua Platinum Orchid (thuộc sở hữu của ADIA), cùng với TPG và SeaTown Holdings International để mua lại khoảng 19% cổ phần của Masan tại đây.

Sự kiện - 09/04/2025 06:45

Sắp diễn ra lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025

Sắp diễn ra lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 diễn ra từ ngày 11-13/4 sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, tinh hoa của làng nghề Thủ đô.

Sự kiện - 08/04/2025 18:38

Tiếp tục các biện pháp ngoại giao để tác động tới các cơ quan của Mỹ về thuế quan

Tiếp tục các biện pháp ngoại giao để tác động tới các cơ quan của Mỹ về thuế quan

Bộ Tài chính được giao xây dựng thỏa thuận song phương với Mỹ theo hướng nâng cấp Hiệp định thương mại song phương (BTA).

Sự kiện - 08/04/2025 13:43

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Về giải pháp, Thủ tướng nêu rõ, đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái

Sự kiện - 08/04/2025 00:20

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.

Sự kiện - 07/04/2025 09:09

'Doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp'

'Doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp'

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, chính sách thuế quan mới của Mỹ là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững và doanh nghiệp cần tăng cường chủ động.

Sự kiện - 07/04/2025 06:00

Năm 2025 duy trì mục tiêu thu hút FDI từ 35-40 tỷ USD

Năm 2025 duy trì mục tiêu thu hút FDI từ 35-40 tỷ USD

Theo Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung, mặc dù khó khăn nhưng mục tiêu năm 2025 vẫn là tăng 38-40 tỷ USD, vốn thực hiện vẫn đặt mục tiêu 27-28 tỷ USD.

Sự kiện - 06/04/2025 18:16

Đại sứ Knapper: Việt Nam có cách tiếp cận tích cực, thấu hiểu những quan ngại từ phía Mỹ

Đại sứ Knapper: Việt Nam có cách tiếp cận tích cực, thấu hiểu những quan ngại từ phía Mỹ

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Mỹ ưu tiên thu xếp các cuộc gặp của Đặc phái viên, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Đoàn với các đối tác Mỹ, nhằm sớm đạt thỏa thuận.

Sự kiện - 06/04/2025 16:52

Thủ tướng: Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Mỹ

Thủ tướng: Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, đồng thời có các giải pháp đối phó với thuế quan của Mỹ nếu áp dụng.

Sự kiện - 06/04/2025 16:01

Thủ tướng: Mỹ áp thuế đối ứng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế

Thủ tướng: Mỹ áp thuế đối ứng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất, đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế.

Sự kiện - 06/04/2025 11:14

[Café Cuối tuần] Chuyện quản, chuyện cấm và khát vọng vươn mình

[Café Cuối tuần] Chuyện quản, chuyện cấm và khát vọng vươn mình

Tôi "chật vật" giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai chỉ để thay đổi thông tin về người sử dụng đất – thủ tục lẽ ra phải được giải quyết trong một tuần lễ.

Sự kiện - 06/04/2025 08:54