[Café cuối tuần] Sông Seine ơi, hiện ra đi!

NGUYỄN THÀNH PHONG
08:02 27/02/2021

Trong lịch sử, sông Tô Lịch còn đẹp hơn cả sông Seine của Paris. Ngày xưa, vua đi thuyền trên sông ấy, quân sỹ luyện tập thủy chiến trên sông ấy và gái trai, dân tình mưu sinh và cũng huê tình trên sông ấy. Bao giờ mới được như xưa, bao giờ sông Tô Lịch mới đẹp như sông Seine của Paris?

phoi-canh-de-xuat-cai-tao-song-to-lich-0907

Phối cảnh đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên của Công ty CP Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE - JVE Group. Ảnh: Internet

Con sông Seine (đọc là sông Sen) là con sông chảy qua thành phố Paris, Thủ đô của nước Pháp. Tôi đã đến đấy mấy lần, đi thăm thú vài nơi rồi đến đứng trên cầu, ngắm sông đoạn gần Nhà thờ Đức Bà Paris, thấy bóng mình lung linh dưới mặt nước trong vắt. Chao ôi là thơ mộng. Trên mặt sông, nhiều tàu du lịch nhỏ đưa du khách đi thăm thành phố, ngắm những cổ kính vàng son từ mặt sông trong lành.

Nhiều người, nhất là người già và trẻ em, chơi đùa mê mải bên bờ sông Seine… Mới đây còn nghe tin, Paris sẽ cho người dân được tắm, được bơi trên sông Seine, và trên sông này sẽ tổ chức đua thuyền, thi các môn thể thao dưới nước vào dịp Thế vận hội 2024 thay cho việc tổ chức ở các bể bơi trong nhà…

Tôi nghĩ đến sông Tô Lịch ở ta. Thôi chả kể ấn tượng xấu, bẩn, chán… nữa. Nói chuyện xưa, trong lịch sử, thì con sông ấy còn đẹp hơn cả sông Seine của Paris. Ngày xưa, vua đi thuyền trên sông ấy, quân sỹ luyện tập thủy chiến trên sông ấy và gái trai, dân tình mưu sinh và cũng huê tình trên sông ấy. Con sông long mạch, hiền hòa, xanh biếc của đất Kinh đô văn vật. Cũng chưa xa xôi lắm, nó vẫn còn rất đẹp, nên ông Nguyễn Sen nhà văn trẻ mới lấy tên con sông mà ghép vào thành bút danh Tô Hoài, sau thành nhà văn lớn nhất viết về Hà Nội của ta.

Tôi nhớ, cách đây gần 13 năm (2008), dịp sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, trong một cuộc gặp gỡ, có người đã nói tới sông Seine. Buổi ấy có mặt nhà thơ Lại Hồng Khánh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây, một trong số ít “đầu ngành” đậu được chức “trưởng” của Hà Nội sau khi sáp nhập. Anh mới nhận chức Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội mở rộng. Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc giới thiệu anh, kèm theo một đoạn, nói: “Anh Khánh là tác giả của ý tưởng biến sông Tô Lịch của Hà Nội ngày nay thành ra đẹp như sông Seine của Paris”.

1969D6A2-488C-4B53-915C-AA653FD59ACA

Sông Seine ở Thủ đô Paris - Pháp. Ảnh: Phong Cầm

Mọi người nghe, hào hứng vô cùng. Cái ý tưởng ấy như sau: Cho đào sâu sông Tô Lịch xuống, bê tông hóa làm thành đường cống ngầm thoát nước thải và thoát nước khi úng, lụt. Bên trên là dòng sông rộng, đón nước sông Hồng vào, thông thủy, trong xanh, thơ mộng nhé… Bàn về kinh tế, đầu tư thì thấy cũng ổn. Đào đất, xây cống không quá tốn kém, kinh phí Nhà nước lo được, rồi thêm xã hội hóa nữa, mặt nước sông trong xanh thế, thu khối tiền dịch vụ nhà hàng, du lịch tham quan… Giữa không khí hừng hực “thay trời đổi đất” khi vừa mở rộng Thủ đô, tác giả của ý tưởng lại là một quan chức cỡ thường vụ Thành ủy, ai mà chả tin, chả nghĩ sông Seine mới sắp hiện ra sớm ngay đấy thôi…

Thế mà đã ba khóa lãnh đạo, 13 năm trôi qua rồi…Con sông Seine mới thơ mộng vẫn còn mịt mù ở đâu xa lắm!

Trong những năm ấy, rất nhiều người, vì tâm huyết, đã lên tiếng, phải cải tạo sông Tô Lịch, phải trả lại con sông thơ mộng ngày xưa cho đất Kinh kỳ mà những năm qua, vì bao nhiêu yếu kém lẫn sức ép mưu sinh, các thế hệ thời nay đã “hủy diệt” nó, đắc tội với tiền nhân và cả tương lai…

Cũng đã có thêm bao nhiêu bàn thảo về ý tưởng cải tạo con sông này, nào cống hóa dưới ngầm, làm mặt sông bên trên, nào cống hóa lấy mặt bằng bên trên thành “đất vàng” cho đấu thầu sử dụng, nào cho người nước ngoài (Nhật Bản) nghiên cứu cách thức cải tạo nước sông… Ông kỹ sư Nguyễn Đình Dương, nguyên cán bộ Bộ Công nghiệp nhẹ, còn đề xuất một ý tưởng táo bạo là xây đập tràn trên sông Hồng ở chân cầu Tứ Liên để làm dâng nước sông Hồng lên, cho chảy vào các sông, như sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Đáy… để đẩy lùi nước bẩn, làm sạch tự nhiên hệ thống sông hồ nội thành, tạo nên cảnh quan môi trường trong lành mới cho Hà Nội…

Mới đây nhất, là đề xuất của Công ty JVE, với sự giúp sức của các chuyên gia Nhật Bản, đưa ra ý tưởng xây dựng Dự án đường cao tốc kiêm cống ngầm dọc sông Tô Lịch. Nghe qua, thấy cũng rất hiện đại và hợp lý. Chỉ ngặt nỗi tiền đầu tư ở đâu ra…

Nhiều người cho rằng, tiền không phải là nỗi lo lớn nhất, nếu biết huy động và sử dụng đúng đắn và hiệu quả. Có bao nhiêu công trình, kiểu như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ấy, thì tiền bao nhiêu cũng không đủ. Nhưng làm cách khác, giao cho những đối tác khác, thì lại nhanh và hiệu quả, như đường trên cao nối cầu Vĩnh Tuy với Ngã tư Sở ấy…

Vấn đề quan trọng nhất là quyết tâm và ý chí của lãnh đạo Hà Nội trong việc trả món nợ trước tiền nhân và các thế hệ tương lai về con sông này. Thời nay, người ta nói, không có gì mà không làm được, nếu thật sự việc ấy phải làm.

Bao nhiêu ý tưởng và đề xuất đã xuất hiện những năm vừa qua, bao nhiêu tiếng nói đã cất lên chính là mong mỏi lớn lao đặt vào những người có trách nhiệm với Thủ đô ngàn năm văn hiến này. Lại mở ra một nhiệm kỳ mới rồi, liệu mong mỏi ấy có hiện thực hóa được không đây?

  • Cùng chuyên mục
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.

Sự kiện - 02/07/2025 23:08

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.

Sự kiện - 02/07/2025 18:11

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.

Sự kiện - 02/07/2025 16:49

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”

Sự kiện - 02/07/2025 10:27

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.

Sự kiện - 02/07/2025 08:20

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.

Sự kiện - 02/07/2025 07:01

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Sự kiện - 01/07/2025 15:57

Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội

Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội

Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.

Sự kiện - 01/07/2025 15:33

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Đây là cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ sáu và được diễn ra trùng đúng vào ngày đầu tiên trên cả nước bắt đầu vận hành Chính quyền địa phương hai cấp với nội dung điều tra được mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ hoạch định chính sách, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân….

Sự kiện - 01/07/2025 14:28

Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025

Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Chi nhánh và Điểm phục vụ hành chính công thuộc các UBND 126 xã/phường tại Hà Nội chính thức được công khai và đi vào hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Sự kiện - 01/07/2025 13:45

Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?

Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?

Trong danh sách 34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy sau sáp nhập, ông Lê Quốc Phong, quê quán Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là người trẻ tuổi nhất, 47 tuổi.

Sự kiện - 01/07/2025 08:55

Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Từ hôm nay (1/7/2025), 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, sau thời gian chạy thử nghiệm. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.

Sự kiện - 01/07/2025 07:32

Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ban Bí thư quyết định ông Trần Thanh Lâm thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre để đảm nhiệm chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, kể từ ngày 1/7.

Sự kiện - 30/06/2025 22:26

Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An

Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An

Từ 412 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp và kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 130 đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 30/06/2025 15:58

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Sự kiện - 30/06/2025 15:08

12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới

12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới

“Đoàn kết - Giàu mạnh - Hiện đại - Phồn vinh - Văn minh - Hạnh phúc” là 12 chữ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng TP. Hải Phòng mới.

Sự kiện - 30/06/2025 14:39