[Café cuối tuần] Công nghiệp hoá, tăng trưởng và phát triển

Nhàđầutư
Trong tuần này nhiều người bàng hoàng khi được tin nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt đã rời xa dương thế. Ông là nhà doanh nghiệp nhưng nhiều người trong giới doanh nghiệp, những người nghiên cứu coi ông là người có nhiều đóng góp quan trọng của đời sống kinh tế chính trị của đất nước.
NGÔ VĂN TUYỂN
19, Tháng 12, 2020 | 07:30

Nhàđầutư
Trong tuần này nhiều người bàng hoàng khi được tin nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt đã rời xa dương thế. Ông là nhà doanh nghiệp nhưng nhiều người trong giới doanh nghiệp, những người nghiên cứu coi ông là người có nhiều đóng góp quan trọng của đời sống kinh tế chính trị của đất nước.

Với những gì ông viết ra trong 11 tác phẩm với hơn mười nghìn trang sách để lại cho đời cùng với vô số những bài viết, nói chuyện, phỏng vấn chưa được tập hợp nếu muốn hiểu được ông đòi hỏi phải tiếp tục có nhiều nghiên cứu công phu. Những tư tưởng và kiến giải của ông khi nhìn nhận các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, doanh nghiệp nếu có thể hiểu và áp dụng vào thực tiễn cũng đòi hỏi phải có những suy nghĩ nghiêm túc và đột phá trong tư duy. 

3-gap-h-kissinger-6078

Ông Nguyễn Trần Bạt (bên trái) tại cuộc gặp gỡ Kisssinger. Ảnh: Internet

Những ngày này kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng dần đi đến hồi kết với những quan tâm không tách rời mối quan hệ Mỹ - Trung cùng với những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

15 năm trước, trong cuốn tiểu luận Suy Tưởng có mục bàn về Trung Quốc, nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt đã có những đánh giá rất sắc bén về những cải cách của Trung Quốc. Những gì Trung Quốc đã làm trong 15 năm vừa qua đã chứng tỏ họ có những bước đi đúng trong đường lối phát triển kinh tế. Những thành tựu của họ là không thể phủ nhận. Cho đến giờ nền kinh tế của họ được khẳng định là nền kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc có tiêu chí, đặc trưng của một mô hình cụ thể, chứ không phải là một mô hình quá độ, định hướng. 

Cũng trong những ngày này, trong quá trình chuẩn bị nhằm có những quyết sách quan trọng cho đường lối phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, chúng ta cũng đã nhận định mục tiêu công nghiệp hoá không thể hiện thực ở mốc thời gian 2020. Thương chiến Mỹ - Trung dường như là cơ hội cho Việt Nam có thể thúc đẩy thu hút đầu tư đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Thực tế, nền kinh tế Trung Quốc năm 2019 có quy mô GDP danh nghĩa xấp xỉ 2/3 so với của Mỹ, nhưng nếu xét theo sức mua tương đương thì lớn hơn so với Mỹ. Xuất khẩu trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ có giá trị chỉ xấp xỉ bằng 3% so với GDP của Trung Quốc. Những mâu thuẫn và xung đột của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới liên quan đến cán cân thương mại chỉ có thể đi đến những điều chỉnh lẫn nhau chứ không thể dẫn đến phủ định và phá huỷ. 

Những phần trăm cơ hội tận dụng được từ những nền kinh tế lớn nhất là rất đáng kể cho mục tiêu phát triển của Việt Nam nhưng đường lối công nghiệp hoá của Việt Nam phải xuất phát từ tư duy định hướng căn bản chứ không chỉ những tận dụng cơ hội nhất thời. Mục tiêu công nghiệp hoá không phải thể hiện ở tỉ trọng phần trăm trong GDP vì ở các nền kinh tế phát triển với công nghiệp hóa ở trình độ cao thì tỉ trọng này lại thấp.

Thước đo công nghiệp hoá phải thể hiện ở năng lực của nền công nghiệp quốc gia sản xuất được các sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo lại cũng không phản ánh năng lực sản xuất sản phẩm khi thiên về gia công cho nước ngoài. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá phải bắt đầu từ những thiết kế cụ thể phát triển từng ngành công nghiệp như thế nào với những mục tiêu trình độ sản xuất và loại sản phẩm cụ thể. 

Trong giai đoạn nền kinh tế với quy mô chưa đủ lớn thì việc đẩy mạnh nhanh chóng công nghiệp hoá sẽ đóng góp đáng kể cho mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, ngay từ ở những bước đi nền móng, các mục tiêu tăng trưởng cần gắn với các mục tiêu phát triển. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng còn phát triển kinh tế lại biểu hiện ở việc cải thiện mức sống, trình độ sản xuất và tiến bộ công nghệ.

Tăng trưởng là một quá trình tự thân, phát triển đòi hỏi phải lập kế hoạch và hành động. Tăng trưởng là một chỉ số kinh tế ngắn hạn, nhưng phát triển là một quá trình lâu dài. Tăng trưởng là một chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống ở các nước phát triển, trong khi đó phát triển áp dụng cho các nước đang phát triển đo lường tiến bộ kinh tế.

Tăng trưởng thay đổi tổng lượng kinh tế, còn phát triển thay đổi nền kinh tế cả về chất và lượng. Các nước đang phát triển có tầm nhìn sẽ tránh mô hình phát triển theo đuổi tăng trưởng không bền vững và chú trọng bản chất phát triển để cải thiện cơ cấu kinh tế và đời sống của người dân.

Ánh sáng soi đường sẽ đảm bảo cho những bước đi không bị vấp váp, không bị quanh co lạc lối. Những nội dung vĩ mô của đường lối nhiều khi chỉ là những mục tiêu mong muốn. Những mục tiêu như mục tiêu công nghiệp hoá để có thể thực hiện được lại cần những kiến trúc sư thiết kế cụ thể và tỉ mỉ. Để chính sách có thể dẫn dắt thực tiễn thành công thì những kiến giải minh triết sẽ tránh cho những định hướng duy ý chí hoặc tầm nhìn ngắn hạn. Những gì để lại của nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt về phát triển kinh tế và công nghiệp hoá rất cần được tiếp tục nghiên cứu, hiểu ông để soi rọi cho chặng đường ngay trước mắt. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ