[Gặp gỡ thứ Tư] TS Lê Xuân Nghĩa: Công nghiệp hoá – đã hết thời hô khẩu hiệu

VŨ ĐÌNH
07:57 20/06/2018

Theo thống kê của TS. Lê Xuân Nghĩa, sau 20 công nghiệp hoá, nền công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam không có nhiều biến chuyển, thậm chí “đứng yên” cho đến thời điểm hiện tại nếu xét về tỷ trọng trong GDP.

le-xuan-nghia-1520139337176236630009-0-44-335-640-crop-1520139346793774221269

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng còn rất nhiều việc phải làm để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá

Việt Nam đã trải qua 25 năm công nghiệp hoá và 30 năm thu hút FDI với nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên kinh tế thế giới và bản thân nền kinh tế trong nước đang có nhiều thay đổi mang tính căn bản, mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam theo đó cũng cần phải đặt trong bối cảnh mới này.

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa về chủ đề này.

Ông có thể phác hoạ "bức tranh" công nghiệp hoá của các nước trong khu vực?

Trên thực tế, những nền kinh tế đã thực hiện công nghiệp hoá thành công ở Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan đều là những nước/ vùng lãnh thổ thu hút FDI không lớn và rất chọn lọc. Đơn giản vì họ muốn phát triển ngành công nghiệp non trẻ và muốn hướng các ngành mũi nhọn ra thị trường quốc tế. Muốn làm được như vậy phải dựa nhiều vào chính sách, cơ quan có thẩm quyền phải có chính sách bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ ấy. Nhưng đồng thời họ cũng đưa ra tiêu chuẩn khắt khe và kỷ luật cao về xuất khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp buộc phải xuất khẩu mới chứng minh được công nghệ đạt tầm quốc tế. Muốn như vậy cần nâng cao chất lượng, năng lực quản trị và công nghệ, chứ không được thu mình trong nội địa. Chính thông tin phản hồi về xuất khẩu sẽ cho thấy sự non kém của thị trường trong nước.

Họ dồn toàn bộ nguồn lực tài chính vào các doanh nghiệp mũi nhọn trong nước để xuất khẩu. Tất cả các ngân hàng thương mại đều phải hỗ trợ cho ngành công nghiệp non trẻ và nông nghiệp.

Bốn nền kinh tế Bắc Á đều thành công trong cải cách ruộng đất, chia đất cho hộ gia đình, phát huy tối đa năng lực của hộ nông dân. Đồng thời họ duy trì sự ổn định trong xã hội để đưa tiến bộ công nghệ vào nông nghiệp sau đó tạo ra sức mua hàng cho ngành công nghệp từ bà con nông dân.

Họ không vội vàng mở cửa thị trường và tư nhân hoá ngành ngân hàng như các nước Đông Nam Á (nhóm 4 nước gồm Malaysia, Indonesia, Philipine và Thái Lan), cũng không duy trì chế độ điền chủ tập trung như nhóm nước Đông Nam Á. Họ tập trung nguồn lực rất lớn vào các ngành công nghiệp chế tạo. Họ phải đào tạo đội ngũ kỹ sư kỹ thuật cực giỏi, để học hỏi công nghệ từ bên ngoài vào, sáng tạo về công nghệ, nhận chuyển giao, và dù muốn “bắt chước” công nghệ cũng phải có trình độ.

Ở chiều đối nghịch, nhóm 4 nước Đông Nam Á (trừ Việt Nam và Singapore) đã cải cách ruộng đất thất bại và chỉ tập trung vào điền chủ. Công nghiệp hoá về cơ bản cũng không thành công. Ngoài những lý do nêu trên, sự thất bại của 4 nước Đông Nam Á về công nghiệp hóa còn do chính sách thay thế nhập khẩu, không có kỷ luật xuất khẩu, đồng thời không có chính sách tập trung nhân lực và tài lực để học hỏi và làm chủ công nghệ.

Dường như sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn đang kỳ vọng họ sẽ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam và từ đó chúng ta xây dựng được công nghiệp hoá, hiện đại hoá?

Rất khó có chuyện nhà đầu tư nước ngoài tự nguyện chuyển giao công nghệ, không bao giờ các tập đoàn đa quốc gia cùng với doanh nghiệp non trẻ của chúng ta "tay trong tay" cùng bước về phía trước. Nói đúng hơn là cơ hội công nghiệp hoá đã bị bỏ qua và không bao giờ quay trở lại, một khi thị trường đã được mở toang, và chính phủ không còn công cụ để bảo hộ công nghiệp non trẻ.

Với việc sớm tư nhân hoá hệ thống ngân hàng, để hệ thống ngân hàng nằm gọn trong tay các ông chủ thì chúng ta không thể tập trung nguồn lực cho công nghiệp hoá. Bởi các ông chủ thì chỉ quan tâm tới lợi ích của họ gắn với bất động sản, tài nguyên mà không có trách nhiệm quan tâm tới chiến lược quốc gia.

Nếu so sánh theo GNP (Tổng sản phẩm quốc gia) bình quân đầu người năm 1962 của Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc là 100 USD/người, Philipine, Indonesia là 250 USD/người. Thì đến nay, GNP của Hàn Quốc vào khoảng 30.000 USD/người, Malaysia khoảng 10-11.000 USD/người, Thái Lan khoảng 6-7.000 USD/người còn Indonesia khoảng 5-6.000 USD/người, Philipine là 3-4.000 USD/người. Đây là sự thay đổi rất lớn giữa những nước thành công trong công nghiệp hoá và ngược lại. Trong khi đó tài nguyên khoáng sản ở các nước Đông Nam Á gấp nhiều lần các nước Bắc Á.

Với trường hợp của Việt Nam, chúng ta tăng trưởng được nhờ cải cách, mở cửa, trong đó có thu hút vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên, song song với đó tiến trình công nghiệp hoá từ ngày có khẩu hiệu “công nghiệp hoá – hiện đại hoá” năm 1993 đến nay tiến bộ chưa nhiều, đặc biệt ngành công nghiệp chế tạo, hóa chất, điện tử…

Thống kê cho thấy năm 1995 tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào khoảng 23%, trừ đi phần khai khoáng, xây dựng, điện nước thì phần công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 15%. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp trong GDP khoảng 31%, nếu trừ khai khoáng và xây dựng thì công nghiệp chế biến chế tạo vẫn chỉ là 15% GDP. Nhìn từ góc độ thu hút lao động, giai đoạn 1995-2015, thu hút được khoảng 19-20 triệu lao động, trong đó chỉ có khoảng 5-6 triệu lao động đi vào công nghiệp. Vì vậy chúng ta thực chất là thoái nông nghiệp chuyển sang dịch vụ chứ không phải sang công nghiệp. Hay nói đúng ra là Việt Nam đang dịch vụ hoá chứ không phải công nghiệp hoá.

Cũng dễ dàng nhìn thấy, tỷ trọng của FDI trong công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng lớn, từ 30% - 50%. Hay nói cách khác là phần công nghiệp chế biến là của Việt Nam, còn phần chế tạo chủ yếu của nước ngoài, ví dụ như điện tử, ô tô, hoá dầu...

Nói vậy để thấy rằng thu hút FDI có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng chưa thực hiện được mục tiêu hàng đầu của công nghiệp hoá là chuyển giao công nghệ cho khu vực nội địa. Chúng ta chưa có nhiều những tập đoàn công nghiệp nội địa làm chủ được công nghệ chế tạo ở trình độ cao.

Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nào cho quá trình Công nghiệp hoá và thu hút FDI, thưa ông?

Khó khăn, thách thức chủ yếu ở chỗ chúng ta đã mở cửa thị trường rồi và đã đưa ra chính sách về phát triển công nghiệp theo hướng tôn trọng cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Các nhà làm chính sách đang gặp khó trong việc tập trung nguồn lực cho công nghiệp hóa bằng các biện pháp bảo hộ truyền thống.

Tiếp đó là khó khăn về đội ngũ kỹ sư. Dù có ra nước ngoài, họ cũng không bao giờ dạy cho chúng ta công nghệ. Thiếu kỹ sư thì bắt chước người ta thôi cũng khó chứ nói gì tới sáng tạo công nghệ. Vì vậy rất khó để chúng ta thực hiện được Công nghiệp hoá nếu không có một chiến lược khôn khéo và thông minh theo đà đi thẳng vào công nghệ mới.

Các nước công nghiệp hoá thành công đều từng trải qua giai đoạn bảo hộ ngành công nghiệp trong nước, đặt yêu cầu xuất khẩu vô cùng ngặt nghèo. Sau khi leo lên đỉnh cao công nghiệp hóa thành công họ cất "chiếc thang" bảo hộ và kêu gọi cả thế giới mở cửa, đòi tự do, công bằng.

Muốn công nghiệp hoá thành công chúng ta cũng cần tập trung nguồn lực cả nước cho một vài ngành, bằng cách mua đứt hoặc sáng tạo công nghệ kể cả trong các lĩnh vực truyền thống như cơ khí chế tạo, hóa chất, điện tử và các ngành công nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, công nghệ sinh học, công nghệ xanh. Muốn vậy, phải có chính sách cụ thể để doanh nghiệp tham gia được bảo vệ và chịu trách nhiệm học hỏi công nghệ và sản xuất xuất khẩu. Đồng thời phải hướng các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại nhà nước ưu tiên tín dụng vào mục tiêu công nghiệp hóa mà chính phủ đã chọn.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
[Gặp gỡ thứ Tư] Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Năm 2024 có thể thiếu hơn 100.000 tỷ vốn đầu tư công

[Gặp gỡ thứ Tư] Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Năm 2024 có thể thiếu hơn 100.000 tỷ vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho rằng cần đề phòng việc cuối năm thiếu vốn đầu tư công. Theo ước tính, năm 2024 có thể thiếu hơn 100.000 tỷ đồng, Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu giải pháp ứng xử với tình huống này.

Sự kiện - 15/05/2024 08:52

Bộ Công an tiếp tục tìm bị hại liên quan 25 gói trái phiếu trong vụ Vạn Thịnh Phát

Bộ Công an tiếp tục tìm bị hại liên quan 25 gói trái phiếu trong vụ Vạn Thịnh Phát

Để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án, đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục tìm người bị hại của 25 gói trái phiếu liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Pháp luật - 15/05/2024 07:05

Công ty cây xanh Công Minh thực hiện dự án nào ở Quảng Ngãi?

Công ty cây xanh Công Minh thực hiện dự án nào ở Quảng Ngãi?

Giai đoạn 2019 - 2023, Công ty TNHH cây xanh Công Minh liên danh với đơn vị khác thực hiện 1 dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị ở tỉnh Quảng Ngãi.

Pháp luật - 15/05/2024 07:04

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

Hướng tới mục tiêu nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ , đáp ứng tuân thủ đúng theo yêu cầu tại Quyết định 2345/QĐ-NHNH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Doanh nghiệp - 15/05/2024 07:00

'Loãng' như cổ đông VSC

'Loãng' như cổ đông VSC

AGM năm 2024 của VSC đã không thể tổ chức do tỷ lệ cổ phần tham gia chỉ là 36,7%, kém xa con số 50% theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Chỉ cách đây 1 năm, AGM năm 2023 VSC ghi nhận chỉ 54 cổ đông tham gia song sở hữu hơn 74% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Tài chính - 15/05/2024 07:00

Khu dân cư hơn 300 tỷ đồng ở Thái Nguyên tìm nhà đầu tư

Khu dân cư hơn 300 tỷ đồng ở Thái Nguyên tìm nhà đầu tư

Dự án khu dân cư số 3, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có diện tích hơn 13,5 ha, với tổng mức đầu tư gần 306 tỷ đồng.

Bất động sản - 15/05/2024 06:45

Phó Thủ tướng: Doanh nghiệp công nghệ lớn hỗ trợ ngành nông nghiệp chuyển đổi số

Phó Thủ tướng: Doanh nghiệp công nghệ lớn hỗ trợ ngành nông nghiệp chuyển đổi số

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp còn yếu, do đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Bộ NN&PTNT tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người nông dân và doanh nghiệp.

Sự kiện - 15/05/2024 06:00

Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung

Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật đảng.

Pháp luật - 14/05/2024 22:46

Khai mạc cuộc thi VPBank Technology Hackathon 2024

Khai mạc cuộc thi VPBank Technology Hackathon 2024

Ngày 11/5/2024, Lễ khai mạc VPBank Technology Hackathon 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sân chơi công nghệ lớn do VPBank phối hợp cùng đối tác Amazon Web Services (AWS) tổ chức, nơi hội tụ những tài năng trẻ đại diện cho sự sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và Khoa học Dữ liệu.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 22:12

Vay mua nhà với lãi suất chỉ từ 5%/năm tại MSB

Vay mua nhà với lãi suất chỉ từ 5%/năm tại MSB

Với lãi suất chỉ từ 5%/năm cùng nhiều ưu đãi khác tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB), khách hàng có thêm nhiều cơ hội để sở hữu ngôi nhà mơ ước.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 22:12

Bộ Chính trị đề nghị khai trừ Đảng ông Dương Văn Thái, Mai Tiến Dũng

Bộ Chính trị đề nghị khai trừ Đảng ông Dương Văn Thái, Mai Tiến Dũng

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Pháp luật - 14/05/2024 19:41

Đề xuất nhiều giải pháp để giá vàng miếng đỡ 'nhảy múa'

Đề xuất nhiều giải pháp để giá vàng miếng đỡ 'nhảy múa'

Tại phiên họp NHNN và các bộ ngành liên quan về công tác quản lý thị trường vàng mới đây, nhiều giải pháp đã được đề xuất để giá vàng miếng "đỡ nhảy múa" như tăng cung vàng miếng, sửa Nghị định 24 theo hướng bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC.

Tài chính - 14/05/2024 19:36

Đại diện Thương mại Mỹ khuyến nghị mức thuế cao hơn trước các hành vi 'không công bằng' của Trung Quốc

Đại diện Thương mại Mỹ khuyến nghị mức thuế cao hơn trước các hành vi 'không công bằng' của Trung Quốc

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai hôm thứ Ba đã khuyến nghị tăng thuế đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc. Bà nói rằng Hoa Kỳ cần có các hành động bổ sung để giải quyết các chính sách và hoạt động chuyển giao công nghệ của Trung Quốc gây tổn hại cho người lao động và các công ty Hoa Kỳ.

Thị trường - 14/05/2024 17:25

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích các dự án lớn, công nghệ cao của doanh nghiệp Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích các dự án lớn, công nghệ cao của doanh nghiệp Trung Quốc

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.

Đầu tư - 14/05/2024 16:24

Những triển vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp làm PPP giao thông

Những triển vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp làm PPP giao thông

"Việc nới tỷ lệ vốn Nhà nước ở các dự án PPP giao thông lên 70-80% tổng mức đầu tư để thu hút các nguồn lực tham gia sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Tăng vốn 'mồi' là điểm rất tích cực", PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định

Đầu tư - 14/05/2024 15:42

Bamboo Capital (BCG) công bố chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu vào ngày 13/5

Bamboo Capital (BCG) công bố chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu vào ngày 13/5

Ngày 13/5, CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HoSe: BCG) cho biết đã chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 266 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn để thanh toán nợ vay và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 15:40