[Café cuối tuần] 9 người đi cùng chuyên cơ bỏ trốn là những ai?

Nhàđầutư
Vụ 9 người đi theo chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn ở lại đó từ cuối năm 2018, bây giờ mới vỡ lở ra, là một việc rất lạ lùng… Nhưng theo những gì tôi được biết, nó cũng không đến mức… không thể nào hiểu được.
NGUYỄN THÀNH PHONG
28, Tháng 09, 2019 | 07:12

Nhàđầutư
Vụ 9 người đi theo chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn ở lại đó từ cuối năm 2018, bây giờ mới vỡ lở ra, là một việc rất lạ lùng… Nhưng theo những gì tôi được biết, nó cũng không đến mức… không thể nào hiểu được.

A75F1403-BBC0-4C88-8C5C-9294E97E702C

Đài MBC của Hàn Quốc đưa tin về  9 người Việt bỏ trốn. 

Do rất nhiều lý do, hoàn cảnh lịch sử, yếu tố xã hội, đã có nhiều người Việt vượt biên theo nhiều cách thức khác nhau, cực kỳ gian nan khốn khổ để rời bỏ quê hương, tìm đường đi sang nước ngoài cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước và những năm sau đó, đã là một câu chuyện đau đớn trong ký ức dân tộc.

Có nghệ sỹ nổi tiếng sang biểu diễn ở nước ngoài rồi trốn lại, có ông nhà báo tên tuổi, chức vị lớn, sang dự hội báo ở nước ngoài rồi không về nữa, thậm chí, có cán bộ cao cấp đi chữa bệnh rồi đào thoát, sống đời lưu vong, chịu tiếng phản bội, bị tuyên tử hình vắng mặt, đã xảy ra… Đó là những câu chuyện một thời, bây giờ nhìn lại, chúng ta đều hiểu được căn nguyên từng trường hợp. Trong số những người bỏ trốn “đình đám” ấy, có người đã trở về…

Chuyện người Việt đi nước ngoài theo con đường du lịch, trốn lại, sống bất hợp pháp vì mưu sinh, là không lạ. Mấy năm gần đây, vấn đề lao động xuất khẩu hết thời hạn đã trốn ở lại vẫn đang thời sự. Nhiều hợp đồng ký kết để đưa lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc, họ đều đặt ra vấn đề đầu tiên, là Việt Nam phải cam kết có biện pháp thiết thực giảm tỷ lệ lao động trốn lại. Tỷ lệ lao động ta trốn tại Hàn Quốc chưa cao nhất, nhưng số lượng ta nhiều nhất, nên số trốn lại là nhiều nhất.

Những chuyện trên thật đáng buồn, đã và đang tồn tại, cho thấy việc có những người tiếp tục tìm cách đi, tìm cách để ở lại nước ngoài, là dễ hiểu, và không chỉ là vì lý do chính trị và quan điểm đối lập hiện nay.

Vụ việc 9 người đi theo chuyên cơ bỏ trốn lần đầu xảy ra, hết sức bất ngờ. Bất ngờ là vì thiếu gì cách, mà lại theo cách này? Bất ngờ vì đã xảy ra lâu rồi mà không lộ ra, chỉ đến khi báo chí Hàn Quốc tung lên, thì dân ta mới biết?

Bất ngờ nữa là không phải lẻ tẻ một vài người, mà đến gần chục người như một hoạt động có tổ chức và xảy ra ở một chuyến thăm cao cấp với điều kiện an ninh và đảm bảo chặt chẽ nhất.

Nói là theo những gì tôi được biết, chuyện này hiểu được, là thế này: Tôi đã từng được nghe một doanh nhân giờ đã 70 tuổi rồi, làm ăn cũng khá giàu tiền, tên tuổi không nổi bật (tra google, không thấy tên tuổi), thế mà ông ấy đã đi khắp thế giới, từ Trung Quốc, rồi các nước lớn Âu, Mỹ, Á, Phi, Úc, Trung Đông, Ả Rập… theo chuyên cơ của nhiều đời lãnh đạo ta trong những chuyến thăm viếng long trọng trong thời gian từ sau 1990 đến 2015.

Ông đã tình cờ gặp người có trách nhiệm ở văn phòng lãnh đạo cao cấp trong các hội nghị nào đó, rồi được gặp lãnh đạo cao cấp. Một ngày đẹp trời, ông nhận được điện thoại báo, sắp tới “sếp” đi thăm nước ngoài, cho doanh nghiệp đi cùng để tiếp xúc, khai thác bạn hàng, quan hệ làm ăn, muốn đi thì họ sẽ sắp xếp. Còn gì vinh dự hơn nên ông nhận lời. Đi chuyến đầu, thấy hay, thì đi tiếp, đi nữa, đi khắp… Ảnh ông chụp với lãnh đạo nhiều khóa thành một cuốn dày cộp.

Tôi hỏi, có ký kết được hợp đồng nào không? Ông bảo, chuyến đi đầu tiên là sang một nước láng giềng, được ngủ một mình một phòng khách sang trọng, được gặp cả lãnh đạo nước bạn, rồi đi thăm nhiều cơ sở kinh tế lớn. Chuyến đi ấy, ông ký mua được hai dây chuyền sản xuất ván ép gỗ thời thượng, nhưng sau đó triển khai sản xuất thì lỗ thảm hại vì công nghệ cũ kỹ, lại xả mùi gỗ thối ra, dân kêu oai oái. Tiện có vụ hỏa hoạn ở phân xưởng, ông bỏ luôn cho xong. Từ đó, theo các chuyến khác, là ông chỉ đi chơi. Ông kể, nhiều khi lãnh đạo hội đàm, ký kết, thì ông cùng vài người lặng lẽ ra khắp phố xá để "thâm nhập đời sống"...

Nhớ chuyện ông doanh nhân này kể, thì thấy chuyện người bỏ trốn lại chẳng khó gì. Chủ trương cho các doanh nghiệp đi cùng nguyên thủ để tìm kiếm cơ hội phát triển là đúng đắn. Nhưng rõ ràng đã có kẽ hở lớn, không bao quát hết, để lâu như thế, xảy ra chuyện, là tất nhiên thôi.

Từ vụ việc này, cần phải xem xét toàn diện, phải xây dựng một cách thức thật chặt chẽ, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong các chuyến đi như thế này mà không xảy ra hệ lụy xấu.

Việc xử lý cụ thể vụ việc này cũng có nhiều điều đáng bàn: Tại sao không chủ động thông tin ngay sau khi vụ việc xảy ra và lập tức tiến hành điều tra đến nơi đến chốn? Để thông tin một vụ việc cỡ “động trời” như thế này lại do báo chí nước ngoài nêu và khi đã “vỡ ra” thì cách xử lý rất lúng túng, thời gian xảy ra đã dài mà các cơ quan chức năng chưa có thông tin về kết quả điều tra ban đầu. Cộng hưởng lại những điều trên đã tạo nên sự bức xúc của dư luận.

Một vấn đề nữa, chắc chắn các cơ quan chức năng đã nắm rõ danh sách 9 người bỏ trốn trong vụ này, vậy tại sao không thông tin cho dư luận biết? Thời gian vừa qua, trên báo chí đã thông tin nhiều về những lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc với ảnh chụp, tên tuổi, quê quán rất cụ thể. Thậm chí còn có cả thông tin những địa phương có nhiều lao động bỏ trốn với cảnh báo nếu không chấn chỉnh thì sẽ không tiếp tục được tuyển dụng lao động xuất khẩu nữa. Vậy thì 9 người trên là những ai, là người của cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nào? Ai là người giới thiệu và các thức tổ chức cho họ đi theo chuyên cơ?

Thông tin kịp thời về những điều này sẽ tránh được những đồn đoán không tốt, tránh những suy diễn, vu khống, thậm chí lợi dụng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín lãnh đạo. Thông tin kịp thời này còn có thể giúp cho các cơ quan chức năng có thể nhận thêm được những thông tin khác cần thiết, giúp cho việc xử lý vụ việc nhanh hơn.

Vậy tại sao lại không làm điều ấy?

   

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ