Cách TAR tăng vốn
Sau những lần tăng vốn, số lượng cổ đông tại TAR đã tăng mạnh từ vỏn vẹn 15 cổ đông cá nhân hồi năm 2015 lên đến 11.250 cổ đông tính đến cuối năm 2022. Đáng chú ý, cơ cấu cổ đông công ty này cũng “pha loãng” đáng kể sau hơn 4 năm niêm yết trên sàn HNX.

Cơ cấu cổ đông TAR đã pha loãng đáng kể sau gần 4 năm niêm yết trên sàn HNX. Ảnh minh họa: TAR.
Do đang ở diện hạn chế, chỉ được giao dịch vào thứ 6, cổ phiếu TAR của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An trong phiên 9/11 đứng ở mức 9.000 đồng/CP - duy trì ở vùng giá thấp nhất kể từ khi cổ phiếu này niêm yết trên HNX vào tháng 2/2019.
Với mức giá kể trên, xét từ đầu năm đến nay, cổ phiếu TAR đã giảm 17,43%. Còn nếu tính từ mức đỉnh 40.730 đồng (giá đã điều chỉnh) xác lập cách đây gần 2 năm (trong phiên 22/12/2021), thì TAR đã giảm tới 77,9%.
Đó cũng là điều dễ hiểu bởi đây là xu hướng khó khăn chung của nhóm lúa gạo, nhiều cổ phiếu lĩnh vực này cũng suy giảm tương tự TAR như AFX (-25,38%), AGM (-34,52%)... Ngược lại, vẫn có những cổ phiếu cùng nhóm duy trì mức tăng trong năm 2023 như LTG (+29,79%), NAF (54,74%).
CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tiền thân là Công ty TNHH Trung An, được thành lập ngày 16/8/1996 với số vốn ban đầu là 600 triệu đồng. Thời gian đầu, công ty chủ yếu thu gom gạo sau đó phân phối cho các đối tác nội địa, với các khách hàng lớn là các Tổng Công ty lương thực. Đến năm 2004, công ty được cấp giấy phép xuất khẩu gạo và bắt đầu xuất gạo sang các đối tác nước ngoài.
Sang năm 2015, công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang CTCP, với vốn điều lệ là 200 tỷ đồng.
Tính từ thời điểm trước khi chào sàn HNX đến hiện tại, TAR mới trải qua 5 lần tăng vốn (trong đó 2 lần tăng là thông qua phát hành cổ phiếu và 3 lần trả cổ tức). Sau 8 năm kể từ khi chuyển đổi sang CTCP, TAR đã tăng vốn từ 200 tỷ đồng lên 783 tỷ đồng.
Động thái tăng vốn là điều dễ hiểu với mỗi công ty niêm yết. Nền tảng vốn mạnh giúp doanh nghiệp tiến cận vốn vay tín dụng, vay ngân hàng. Mặt khác, việc lên sàn chứng khoán cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp tận dụng tăng vốn, huy động vốn từ các cổ đông và/hoặc các nhà đầu tư chuyên nghiệp có tiềm lực, trình độ.
Dù vậy, cần nhấn mạnh rằng TAR là trường hợp có phần nổi bật bởi ngay trước thời điểm lên sàn, doanh nghiệp này tăng vốn rất mạnh từ 200 tỷ đồng lên đến 350 tỷ đồng, và chỉ có vợ chồng Chủ tịch HĐQT bà Lê Thị Tuyết (đã từ nhiệm từ tháng 8/2023) và ông Phạm Thái Bình (Phó Chủ tịch HĐQT công ty) tham gia đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn này.
Tại thời điểm 31/12/2017, 2 cổ đông kể trên mới chỉ góp 83,5 tỷ đồng, trong đó ông Bình góp 47,5 tỷ đồng (gồm quyền sử dụng đất 33,2 tỷ đồng và 14,3 tỷ đồng bằng tiền) và bà Tuyết là 36 tỷ đồng (gồm quyền sử dụng đất 33,3 tỷ đồng và bằng tiền là 2,7 tỷ đồng). Phải đến cuối năm 2018, 2 ông bà mới góp đủ bằng tiền phần 66,4 tỷ đồng vốn còn thiếu.
Đợt phát hành riêng lẻ thứ 2 của TAR có phần đặc biệt hơn. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên (AGM) năm 2021, các cổ đông đã chấp thuận TAR phát hành 25 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 6 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là ông Phạm Thái Bình (10 triệu cổ phiếu), và 5 cá nhân còn lại cùng mua số lượng 3 triệu cổ phiếu TAR là Hà Thị Thùy Dung, Nguyễn Duy Văn, Trần Thùy Gương, Phan Tuấn Kiệt, và Nguyễn Quốc Nguyên.
Giá phát hành 18.000 đồng/CP, tương đương TAR thu về 450 tỷ đồng, và bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Có thể thấy, ngoài ông Bình, 5 cổ đông chiến lược còn lại sau đợt phát hành chỉ nắm dưới 4% và không là cổ đông lớn - đây là mô típ quen thuộc ở nhiều đợt phát hành riêng lẻ của nhiều công ty trên sàn chứng khoán được Nhadautu.vn đề cập trong nhiều bài viết.
Đáng chú ý, trước đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ, ông Bình từ tháng 5 đến tháng 6/2021 đã bán thỏa thuận toàn bộ số cổ phiếu TAR nắm giữ để hạ tỷ lệ sở hữu từ 22,57% xuống 0%. Điều này đồng nghĩa sau đợt phát hành, ông Bình chỉ nắm 14% vốn TAR. Chưa dừng lại ở đó, bà Lê Thị Tuyết - Chủ tịch HĐQT từ ngày 17/12/2021 – 13/1/2022 cũng bán thỏa thuận/khớp lệnh toàn bộ cổ phiếu hơn 11 triệu cổ phiếu nắm giữ.
Tính ra, ông Bình và bà Tuyết đã thu về khoảng hơn 601 tỷ đồng từ các giao dịch bán thỏa thuận cổ phiếu TAR.

Ông Bình và bà Tuyết đã thu về khoảng hơn 601 tỷ đồng từ các giao dịch bán thỏa thuận cổ phiếu TAR. Ảnh: Huy Ngọc.
Lưu ý rằng, đầu năm 2022 cũng là thời điểm loạt cổ đông nội bộ TAR ồ ạt thoái hết vốn như: Bà Phạm Lê Khánh Hân - Ủy viên HĐQT, Phó Giám đốc, bán 396.000 cổ phiếu; bà Phạm Lê Khánh Huyền - Ủy viên HĐQT bán 528.000 cổ phiếu; bà Nguyễn Thị Nhẫn - con dâu ông Bình bán 396.000 cổ phiếu.
Cần phải nhấn mạnh rằng giai đoạn tháng 6/2021 - tháng 3/2022 là khoảng thời gian cổ phiếu TAR có nhịp tăng rất mạnh. Theo đó, từ vùng giá 12.000 - 13.000 ở tháng 6/2021, dòng tiền gia nhập tích cực đã đẩy cổ phiếu TAR tăng tốt, thanh khoản cũng cải thiện đáng kể khi có những phiên ghi nhận khối lượng khớp lệnh lên đến hàng triệu đơn vị. Đến phiên 22/12/2021, cổ phiếu TAR xác lập mức đỉnh kể từ khi niêm yết tại mốc 40.730 đồng/CP.
Tuy nhiên, kể từ sau đợt phát hành thành công, TAR liên tục sụt giảm. Sau nỗ lực phục hồi ở một số phiên cuối quý I/2022, mã này bất ngờ ghi nhận chuỗi giảm điểm liên tục.

Ảnh: Huy Ngọc.
Tính minh bạch cũng là vấn đề đáng bàn khi chỉ 1 ngày sau khi thương vụ phát hành cổ phiếu riêng lẻ thành công (tức ngày 12/1/2022), TAR đã dùng toàn bộ số tiền 450 tỷ đồng thu được để cho 2 cá nhân vay là bà Nguyễn Thị An Khanh và ông Nguyễn Văn Tuân (đọc thêm về những sai phạm của TAR thời gian qua tại bài viết Chuyện gì đang diễn ra ở Gạo Trung An).
Dù vậy, tại báo cáo tình hình sử dụng vốn công bố gần nửa năm sau đó, TAR cho biết đã chi số tiền kể trên để trả nợ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Cần Thơ (287,1 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - CN Cần Thơ (88,64 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Đồng bằng Sông Cửu Long (74,28 tỷ đồng).
Nhìn chung, sau những lần tăng vốn, số lượng cổ đông tại TAR đã tăng mạnh từ vỏn vẹn 15 cổ đông cá nhân hồi năm 2015 lên đến 11.250 cổ đông tính đến cuối năm 2022.

Số lượng cổ động tại TAR qua các năm. Ảnh: Huy Ngọc.
Cùng với sự gia tăng về số lượng, cơ cấu cổ đông tại TAR cũng "pha loãng" đáng kể. Theo đó, AGM trong 2 năm đầu tiên TAR lên sàn HNX luôn duy trì tỷ lệ hơn 90%, trong đó AGM năm 2019 ghi nhận 33 cổ đông tham gia đại diện cho 99,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty. Dù vậy ở AGM năm 2021 (tổ chức tháng 4/2021), tỷ lệ này giảm về 75%; rồi xuống 53,09% tại AGM năm 2022 (ngày 27/6/2022). AGM năm 2023 ghi nhận tỷ lệ tham dự đạt 51,94% - con số thấp nhất kể từ khi TAR niêm yết.

Ảnh: Huy Ngọc.
TAR kinh doanh thế nào?
9 tháng đầu năm 2023 ghi nhận doanh thu TAR đạt 3.479 tỷ đồng, tương đương tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái, song lãi ròng giảm 75% còn 11,7 tỷ đồng. So với kế hoạch thông qua tại AGM năm 2023, TAR gần đạt kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng, song còn cách rất xa mục tiêu lãi ròng 50 tỷ đồng. Mở rộng, xét trong giai đoạn 2019 - 2022, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của doanh thu và lãi ròng lần lượt đạt 19,91% và 5,72%. Với chỉ tiêu tài sản, CAGR giai đoạn 2016 - 9 tháng năm 2023 đạt 22,62%.
- Cùng chuyên mục
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Tài chính - 07/05/2025 08:51
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…
Tài chính - 07/05/2025 07:55
Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới
Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp
Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.
Tài chính - 06/05/2025 15:41
Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng
TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 06/05/2025 11:11
Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới
Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.
Tài chính - 05/05/2025 16:33
Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt
GS. John A. Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard cho biết, đa số thương hiệu ngân hàng Việt đều khá giống nhau. Cần có sự khác biệt để định vị thương hiệu ngân hàng tốt hơn.
Tài chính - 05/05/2025 16:10
'Miễn nhiễm' thông tin thuế quan, cổ phiếu TTC AgriS vượt đỉnh 3 năm
Cổ phiếu TTC AgriS đã tăng hơn gấp rưỡi tính từ đầu năm và lên vùng giá cao nhất trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang triển khai phương án huy động gần 500 tỷ đồng từ cổ đông.
Tài chính - 05/05/2025 06:45
Hệ thống KRX đã sẵn sàng để go-live
Chiều muộn ngày 4/5, hàng loạt công ty chứng khoán thông báo chuyển đổi hệ thống thành công, sẵn sàng cho hệ thống giao dịch mới bắt đầu từ hôm nay, 5/5.
Tài chính - 05/05/2025 05:45
Chủ tịch SSI: Hệ thống KRX go-live là bước ngoặt then chốt để nâng hạng thị trường
Hệ thống KRX sẽ go-live từ ngày 5/5 sau hơn 10 năm chờ đợi. HoSE và các công ty chứng khoán đã làm việc xuyên lễ để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 04/05/2025 12:45
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
Nếu giao dịch thành công, bà Ngô Thị Hạnh sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại City Auto từ 0,15% vốn (tương ứng 150.000 cổ phiếu) lên thành 6,4% (tương ứng hơn 6,1 triệu cổ phiếu), qua đó chính thức trở thành cổ đông lớn công ty.
Tài chính - 04/05/2025 07:47
‘Nhóm’ Vingroup thắng lớn quý đầu năm
VEFAC (công ty con do Vingroup nắm 83,32% vốn) và Vingroup lần lượt đứng thứ nhất và thứ ba trong xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết báo lãi ròng lớn nhất quý I/2025.
Tài chính - 03/05/2025 17:25
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago