Bức tranh vĩ mô toàn cầu quý I/2024: Động lực nào để bứt phá?

TS. PHẠM ĐỨC ANH (*)
07:00 06/05/2024

Kinh tế toàn cầu năm 2024 đang định hình những xu thế mới tích cực hơn so với năm 2023, bao gồm: nhu cầu tiêu dùng nội địa ở nhiều quốc gia đang phục hồi; chính phủ các nước tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ kinh tế và kích thích tăng trưởng...

Screen Shot 2024-05-05 at 10.15.15 PM

Động lực nào cho kinh tế thế giới trong năm 2024? Ảnh minh họa: Getty Images.

Kinh tế thế giới quý I/2024 tiếp tục đối mặt với nhiều bất ổn (căng thẳng địa chính trị trên dải Gaza leo thang, xung đột Nga - Ukraine kéo dài...), làm gia tăng rủi ro trong thương mại quốc tế và có thể gây ra sự đứt gẫy chuỗi cung ứng. Mặc dù vậy, kinh tế toàn cầu đang định hình những xu thế mới tích cực hơn so với năm 2023, bao gồm: nhu cầu tiêu dùng nội địa ở nhiều quốc gia đang phục hồi; chính phủ các nước tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ kinh tế và kích thích tăng trưởng; hay thành tựu khoa học công nghệ 4.0 mang tới những cơ hội mới giúp nền kinh tế tăng trưởng và bứt phá... Bên cạnh đó, sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm quốc gia mới nổi - tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ, đã và đang góp phần quan trọng trong việc tái thiết tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh hậu đại dịch.

RR dia chinh tri Image

Tăng trưởng và lạm phát toàn cầu

Quý I/2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của tăng trưởng toàn cầu, mở ra nhiều vận hội và điểm sáng mới. Thành quả trên có được xuất phát từ sự tăng mạnh của nhu cầu tiêu dùng và giao thương quốc tế, sự ổn định của thị trường lao động, lạm phát hạ nhiệt và rủi ro khu vực tài chính giảm. Tín hiệu tích cực nhất được ghi nhận tại các nền kinh tế mới nổi (đặc biệt là Châu Á), và sau đó là sự hồi phục của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Hinh 2 HVNH

Hoạt động kinh tế tại hầu khắp các quốc gia cho thấy tín hiệu tích cực so với cuối năm 2023 nhờ sự gia tăng mạnh mẽ tổng cầu. Sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động kinh tế hiện diện trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ: chỉ số PMI toàn cầu của 02 lĩnh vực đều đạt kết quả ấn tượng: 50,3 và 52,4 điểm, là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm 2023. Xu thế này giúp làm dịu bớt quan ngại về nguy cơ suy thoái tại nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2024.

Hinh 3 4 HVNH

Tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi, khu vực sản xuất cải thiện chủ yếu nhờ đơn hàng mới và sản lượng tăng. Chỉ số PMI khu vực sản xuất được duy trì mở rộng tại Mỹ, Trung Quốc và có mức tăng ấn tượng tại các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất tại Nhật Bản đang chững lại, khi kết thúc tháng 3/2024 mới chỉ đạt 47,2 điểm. Tại EU, khu vực sản xuất đã cải thiện tốt lên tại nhiều nước như Pháp, Ý, Iceland.

Bước sang năm 2024, khu vực dịch vụ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng tại nhiều nước. Hoạt động dịch vụ tài chính, bảo hiểm, du lịch và giải trí đều tăng trưởng tốt trên các phương diện là sản lượng, đơn hàng mới và lao động. Xu hướng mở rộng hiện diện tại Mỹ, Anh và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ thể hiện đà tăng vượt bậc với PMI dịch vụ chạm mốc 61,2 vào cuối tháng 3/2024. Tại EU, sự cải thiện hoạt động dịch vụ được nhận thấy rõ tại Anh, Ý và Tây Ban Nha (với PMI dịch vụ đạt vượt 50 điểm), trong khi Đức, Pháp và Ireland có mức tăng khá chậm.

Hinh 5 HVNH

Trong quý I/2024, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu cũng đang dần hồi phục, phản ánh qua sự gia tăng đều theo tháng của chỉ số doanh thu bán lẻ. Tổng cầu tăng khá tích cực tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nền kinh tế mới nổi, được hỗ trợ bởi kỳ vọng các điều kiện tài chính nới lỏng, sự bền vững của thị trường lao động, và niềm tin người tiêu dùng dần được củng cố.

Bang 1 HVNH

Thương mại toàn cầu quý I/2024 đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc, song theo đánh giá từ phía nhóm nghiên cứu Học viện Ngân hàng, thị trường vẫn cho thấy nhiều bất ổn và thiếu sự đồng đều. Cụ thể, tại các nền kinh tế mới nổi, Ấn Độ ghi nhận diễn biến tăng mạnh xuất khẩu trong sản xuất và dịch vụ; Trung Quốc chứng kiến đà tăng tích cực của thương mại dịch vụ. Ngược lại, bức tranh giao thương tại EU khá ảm đạm, với đà giảm kéo dài trong cả sản xuất và dịch vụ. Bối cảnh kinh tế chung và các chính sách hỗ trợ của chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng thương mại trong thời gian tới.

Trải qua quý I/2024, ngoại trừ EU, mức độ "hạ nhiệt" của lạm phát tại các nền kinh tế phát triển chưa đáp ứng kỳ vọng. Tại Mỹ, lạm phát có giảm song không ổn định, hiện duy trì ở mức 3,2% (giảm 0,2 điểm % so với quý trước), trong khi Nhật Bản chứng kiến đà tăng nhẹ của lạm phát (hiện đạt 2,8%). Đáng chú ý, lạm phát của EU trong 3 tháng đầu năm giảm liên tục, hiện về còn 2,4%. Tại các nền kinh tế mới nổi, diễn biến lạm phát không có sự nhất quán: Trong khi các nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á chứng kiến đà giảm tích cực, Trung Quốc phải đối mặt với giảm phát trong tháng 1/2024 trước khi chuyển sang trạng thái lạm phát nhẹ 0,7% hiện nay.

Hinh 6 HVNH

Diễn biến lạm phát quý I/2024 nhìn chung ủng hộ cho kịch bản dự báo lạm phát toàn cầu suy giảm trong năm 2024, song các áp lực ngắn hạn đã xuất hiện, cụ thể là sự tăng lên của chi phí hàng hóa đầu vào và giá bán hàng hóa đầu ra trong lĩnh vực sản xuất. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị quốc tế, giá dầu, chi phí vận tải và nguyên vật liệu sản xuất phản ánh xu hướng tăng khá rõ. Tính toán của nhóm nghiên cứu Học viện Ngân hàng cho thấy chỉ số giá hàng hóa toàn cầu vào cuối quý I/2024 đã tăng 4% so với cuối năm 2023, tập trung vào nhóm hàng năng lượng, phi năng lượng và kim loại quý. Một số mặt hàng có mức tăng mạnh về giá cả gồm: giá dầu (10,3%); đồ uống (34%), nguyên liệu thô (10 - 44%)... OECD nhận định trong trường hợp không có thêm những cú sốc bất lợi về nguồn cung, nhu cầu hạ nhiệt sẽ cho phép lạm phát chung và lạm phát cơ bản giảm hơn nữa ở hầu hết các nền kinh tế.

Hinh 7 Hinh 8 HVNH

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế

Chính sách tiền tệ của FED: Xu hướng và tác động

Năm 2023, FED tăng lãi suất cơ bản 11 lần lên mức cao nhất trong 23 năm (5,4%). Chính sách thắt chặt tiền tệ này dần phát huy tác dụng, khiến lạm phát từ mức đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022 đã hạ nhiệt, tuy vẫn cao hơn mục tiêu 2%. Cùng với đó, kinh tế Mỹ cũng không rơi vào suy thoái mà duy trì mức tăng trưởng khá (trên 2%) trong 6 quý liên tiếp và tình trạng thất nghiệp cũng được cải thiện.

Hinh 9 HVNH

Sự cộng hưởng giữa tăng trưởng vững chắc và lạm phát giảm tốc của Mỹ trong quý I/2024 phát tín hiệu tới thị trường về một cuộc "hạ cánh mềm". Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát Mỹ chưa thể quay về mức mục tiêu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khả năng FED giảm lãi suất có thể lùi lại tới tháng 9/2024, với mức giảm dự kiến là 0,25 điểm %. Nhóm nghiên cứu Học viện Ngân hàng khuyến nghị các nền kinh tế mới nổi không nên quá phụ thuộc vào chính sách của FED, mà trước mắt cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề trong nước để đảm bảo ổn định tài chính. Dù kinh tế Mỹ vẫn đang sôi động, FED không cảm thấy áp lực phải cắt giảm lãi suất và có thể tiếp tục chờ đợi những bằng chứng rõ ràng hơn để đánh giá tình hình lạm phát trong tương lai.

Hinh 10 HVNH

Bang 2 HVNH

Diễn biến thị trường ngoại hối

Quý I/2024, thị trường ngoại hối đã ghi nhận diễn biến tăng của đồng USD so với các ngoại tệ mạnh khác. Theo đó, đồng bạc xanh đã đảo chiều tăng liên tục sau chuỗi giảm mạnh, lên đến hơn 5% vào hai tháng cuối năm 2023. Tính đến hết quý I/2024, USD đã tăng 3% so với cuối năm 2023, chỉ số USD giao ngay chốt giao dịch cuối tháng 3/2024 ở mức 104.5. Diễn biến tăng của đồng USD được hỗ trợ mạnh mẽ từ các tín hiệu lạc quan của kinh tế Mỹ, diễn biến thị trường lao động, kỳ vọng giảm lãi suất điều hành của FED và chênh lệch lợi suất trái phiếu Mỹ với các nước.

Hinh 11 HVNH

Trước sự tăng giá trở lại của đồng USD, phần lớn các đồng tiền mạnh khác đều giảm giá so với USD và diễn biến giảm gần như xuất hiện liên tục trong 03 tháng giao dịch. Tính toán của nhóm nghiên cứu Học viện Ngân hàng từ dữ liệu tỷ giá của IMF cho thấy, trong 12 tháng qua, đồng JPY giảm mạnh nhất và GBP giảm thấp nhất so với USD.

Hinh 12 HVNH

Diễn biến thị trường vàng thế giới

Giá vàng quốc tế giao dịch trên thị trường đã đạt kết quả tích cực trong quý I/2024 với một tháng giảm và hai tháng tăng giá liên tục. Trong khi đó, giá vàng giao ngay đã tăng hơn 9% trong tháng 3/2024, vùng giá giao dịch cao trên 2.000 USD/ounce được bảo đảm vững chắc qua các tháng. Đà tăng giá vàng trong tháng 3/2024 được hỗ trợ mạnh mẽ bởi (i) kỳ vọng điều chỉnh giảm lãi suất của NHTW các nước, (ii) căng thẳng địa chính trị leo thang và (iii) nhu cầu gia tăng, đặc biệt là nhu cầu mua vào của các NHTW. Kết thúc quý I/2024, giá vàng tăng tới 8,2% so với cuối năm ngoái, giao dịch lần lượt ở mức 2.232,4 USD/ounce đối với giá vàng giao ngay và 2.254,8 USD/ounce đối với giá vàng kỳ hạn.

Hinh 13 HVNH

Theo IMF, có 04 yếu tố rủi ro chính ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế thế giới trong những quý tới:

(1) Tăng giá hàng hóa do các sự kiện địa chính trị và biến đổi khí hậu có thể làm giảm triển vọng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với việc xung đột tăng ở Trung Đông và Ukraine cũng như các cú sốc thời tiết cực đoan khác.

(2) Lạm phát kéo dài có thể đòi hỏi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và ổn định tài chính toàn cầu.

(3) Sự chậm lại của tăng trưởng của Trung Quốc, đặc biệt nếu không có biện pháp tái cơ cấu hiệu quả, có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng toàn cầu.

(4) Các nền kinh tế chuyển hướng củng cố tài khóa có thể làm chậm lại tăng trưởng do áp lực từ việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.

Trước các diễn biến kinh tế về cơ bản là tích cực trong quý I/2024 (đặc biệt là sự tăng tốc cả trong khu vực sản xuất và dịch vụ), nhu cầu tăng trở lại trên diện rộng, nhiều tổ chức kinh tế đã điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2024 theo hướng tăng khoảng 0,2 điểm % so với dự báo của năm ngoái. Theo đó, nguy cơ suy thoái đã được làm dịu bớt, các kịch bản "hạ cánh mềm" cho các nền kinh tế lớn trên toàn cầu được đề cập nhiều hơn. Đồng thời, các dự báo tỏ ra lạc quan với triển vọng của sản lượng, đơn hàng, việc làm trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực sản xuất.

Trong số các nền kinh tế lớn, Mỹ được kỳ vọng đạt tăng trưởng nhẹ, kinh tế EU hồi phục chậm, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng trước những thách thức kéo dài của thị trường bất động sản. Động lực tăng trưởng toàn cầu đặt phần lớn kỳ vọng vào khu vực kinh tế mới nổi, tiêu biểu là Ấn Độ và các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN+3 được dự báo tăng trưởng GDP 4,5% năm 2024, đặt trong điều kiện khu vực bên ngoài được cải thiện có thể củng cố thêm nhu cầu trong nước kết hợp lạm phát ở mức vừa phải. Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ hồi phục mạnh mẽ trở lại, với những điểm sáng đến từ tiêu dùng tư nhân, du lịch - lữ hành và hoạt động FDI.

Bang 3 HVNH

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Học viện Ngân hàng, xu hướng tăng của giá cả, rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, giá dầu diễn biến tăng liên tục, sự leo thang xung đột địa chính trị... có thể vẫn sẽ là những thách thức tác động mạnh đến lạm phát toàn cầu trong năm 2024. Bên cạnh đó, xu thế tăng cao của lương và chi phí tài chính cũng sẽ khiến tình hình lạm phát trở nên xấu đi.

Lời kết

Mặc dù nhiệm vụ hồi phục nền kinh tế hậu đại dịch vẫn còn nhiều gian khó, việc hiểu rõ những động lực tiềm ẩn như đã đề cập ở trên đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định khả năng đột phá tiềm năng và vượt qua những giới hạn có thể kìm hãm tăng trưởng bền vững. Trong quá trình hành động, việc theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn và thích ứng chiến lược phù hợp là rất cần thiết để đảm bảo thúc đẩy kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và toàn diện.

(*) TS. Phạm Đức Anh, Viện NCKH, Học viện Ngân hàng

  • Cùng chuyên mục
Ông Trần Lâm từ nhiệm CEO City Auto sau 1 tháng

Ông Trần Lâm từ nhiệm CEO City Auto sau 1 tháng

City Auto ghi nhận kết quả kinh doanh kém lạc quan trong 9 tháng 2024. Cổ phiếu lao dốc mạnh từ vùng 32.000 đồng/cp xuống 22.000 đồng/cp.

Tài chính - 05/01/2025 08:03

Chứng khoán tiến tới kỷ nguyên vươn mình

Chứng khoán tiến tới kỷ nguyên vươn mình

Năm mới, thời cơ mới, động lực mới, vận hội mới. Năm 2025 thực sự mang lại cảm nhận là một năm đánh dấu cho sự khởi đầu của kỷ nguyên mới đối với Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.

Tài chính - 05/01/2025 07:36

Ngân hàng ACB bác tin lãnh đạo đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài

Ngân hàng ACB bác tin lãnh đạo đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài

Ngân hàng ACB cho biết đã thực hiện thu thập toàn bộ những nội dung đăng tải, lan truyền thông tin đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý theo đúng pháp luật.

Tài chính - 05/01/2025 07:34

Chốt ‘deal’ với đối tác ngoại, một cổ phiếu tăng trần 7 phiên liên tiếp

Chốt ‘deal’ với đối tác ngoại, một cổ phiếu tăng trần 7 phiên liên tiếp

TMT Motors thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ trong năm 2024 để chuẩn bị cho sự bứt phá năm 2025. Doanh nghiệp đặt mục tiêu bán 3.404 xe điện Wuling năm nay.

Tài chính - 04/01/2025 08:31

TKV báo lãi 6,23 nghìn tỷ đồng năm 2024

TKV báo lãi 6,23 nghìn tỷ đồng năm 2024

Ngành Than và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa khép lại một năm 2024 đầy thách thức, với những khó khăn đến từ nhiều khía cạnh như địa chất, thiên tai, và tình hình kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công nhân viên và thợ mỏ của TKV đã thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên định, vượt qua mọi thử thách để duy trì đà tăng trưởng và đóng góp quan trọng vào ngân sách địa phương.

Tài chính - 04/01/2025 08:29

Ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng giám đốc ABBank

Ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng giám đốc ABBank

ABBank vừa công bố chính thức bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu giữ chức Tổng giám đốc ABBank kể từ ngày 1/1/2025.

Tài chính - 04/01/2025 08:26

SHB được chấp thuận tăng vốn lên 40.658 tỷ đồng

SHB được chấp thuận tăng vốn lên 40.658 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận SHB tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Tài chính - 04/01/2025 08:24

Cổ phiếu nhiều công ty ‘bay cao’ nhờ hợp tác với tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Cổ phiếu nhiều công ty ‘bay cao’ nhờ hợp tác với tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Sau thông tin “bắt tay” cùng VinFast, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đồng loạt tăng mạnh.

Tài chính - 04/01/2025 08:23

Thị trường trái phiếu chạy đua trước giờ G

Thị trường trái phiếu chạy đua trước giờ G

Các điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp ngặt nghèo hơn áp dụng từ 1/1/2026 có thể sẽ thúc đẩy một cuộc đua phát hành trong năm 2025.

Tài chính - 04/01/2025 08:18

Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới

Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới

Năm 2025 là năm kết thúc của Kế hoạch Phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025, năm bản lề cho kỷ nguyên mới với các kế hoạch cải cách toàn diện và cũng là năm đánh dấu 25 năm thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức vận hành.

Tài chính - 03/01/2025 10:02

Nhiều ‘sếu đầu đàn’ thận trọng với kế hoạch lợi nhuận 2025

Nhiều ‘sếu đầu đàn’ thận trọng với kế hoạch lợi nhuận 2025

Hàng loạt tổng công ty, tập đoàn nhà nước đầu ngành hé lộ chỉ tiêu lợi nhuận thận trọng trong năm 2025, có đơn vị giảm đến 70% so với thực hiện 2024.

Tài chính - 02/01/2025 15:23

BAOVIET Bank ưu đãi mừng sinh nhật 16 tuổi

BAOVIET Bank ưu đãi mừng sinh nhật 16 tuổi

Nhân kỷ niệm 16 năm thành lập (14/1/2009 – 14/1/2025), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chuỗi chương trình “Sinh nhật linh đình - Ngàn quà siêu đỉnh” nhằm tri ân khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng ngân hàng trong thời gian qua.

Ngân hàng - 02/01/2025 14:52

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong 6 tháng đầu năm 2025.

Tài chính - 02/01/2025 14:46

BSR dự kiến không đạt kế hoạch lợi nhuận 2024

BSR dự kiến không đạt kế hoạch lợi nhuận 2024

BSR ước hoàn thành các chỉ tiêu về sản lượng và doanh thu theo kế hoạch cổ đông giao. Tuy nhiên, công ty sẽ không đạt mục tiêu lợi nhuận do diễn biến thị trường dầu không thuận lợi nửa cuối năm.

Tài chính - 02/01/2025 10:36

Doanh nghiệp ở Bình Định huy động 1,5 tỷ đồng để trả nợ

Doanh nghiệp ở Bình Định huy động 1,5 tỷ đồng để trả nợ

CTCP Đầu tư Bitco Bình Định huy động 1,5 tỷ đồng từ thành viên HĐQT và cổ đông lớn của doanh nghiệp này nhằm mục đích trả nợ.

Tài chính - 01/01/2025 10:33

Chuyển động mới của Chứng khoán APG

Chuyển động mới của Chứng khoán APG

Chứng khoán APG đóng cửa tất cả phòng giao dịch, chi nhánh và chuyển trụ sở chính vào TP. HCM. Công ty đang tái cơ cấu danh mục đầu tư với các cổ phiếu thua lỗ đậm như GKM, LDP.

Tài chính - 01/01/2025 10:28