Boeing 'cầu cứu' chính phủ Mỹ trước cuộc khủng hoảng COVID-19

Nhàđầutư
Boeing đã kêu gọi hỗ trợ tài chính ít nhất 60 tỷ USD cho các công ty hàng không vũ trụ của Mỹ khi họ đang phải vật lộn với doanh thu giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
THANH THẮNG
19, Tháng 03, 2020 | 06:13

Nhàđầutư
Boeing đã kêu gọi hỗ trợ tài chính ít nhất 60 tỷ USD cho các công ty hàng không vũ trụ của Mỹ khi họ đang phải vật lộn với doanh thu giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

e3691665-boeing-north-charleston-file-ap-jef-190614_hpmain_4x3_992

Boeing hiện đang kêu gọi hỗ trợ tài chính nhằm giảm bớt thiệt hại do đại dịch COVID-19.  Ảnh: Reuters

Bất kỳ khoản viện trợ nào từ tiền thuế cho Boeing chắc chắn dẫn đễn những chỉ trích sau một năm bị kiểm tra gắt gao về những thất bại của họ dẫn đến hai vụ tai nạn nghiêm trọng của chiếc máy bay 737 MAX.

Boeing nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng những khoản tiền hỗ trợ tài chính cho công ty sẽ 'chảy qua' các nhà cung cấp và mang lại tầm ảnh hưởng rộng lớn cho ngành hàng không vũ trụ Mỹ. Tuy nhiên Boeing đã không xác định chính xác rằng họ cần bao nhiêu tiền trong gói viện trợ 60 tỷ USD.

"Sự tăng tưởng trong dài hạn của ngành hàng không vẫn còn mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến khi lưu lượng hành khách toàn cầu trở lại mức bình thường, những biện pháp này là cần thiết để giảm bớt áp lực đối với ngành hàng không và toàn bộ nền kinh tế", Boeing tuyên bố.

Nhà sản xuất máy bay và các nhà cung cấp của họ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính gia tăng sau khi Boeing ngừng sản xuất 737 MAX vào tháng 1. Boeing đã đốt hàng tỷ USD khi họ sản xuất khoảng 400 mẫu máy bay mà hãng không thể cung cấp cho khách hàng trên toàn cầu.

Sự căng thẳng của Boeing đã tăng lên do sự suy giảm đột ngột trong hoạt động kinh doanh khi đại dịch COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới. Điều này đã làm dấy lên những lo ngại về vấn đề trì hoãn việc giao máy bay, làm chậm quá trình phục hồi của Boeing khi 737 MAX trở lại hoạt động.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Donald Trump đã nói trong một cuộc họp báo rằng, "Tôi nghĩ chúng ta phải bảo vệ Boeing. Rõ ràng là khi các hãng hàng không không hoạt động tốt thì Boeing sẽ không thể hoạt động tốt. Vì vậy, chúng ta sẽ giúp Boeing".

Các hãng hàng không Mỹ hôm thứ Hai đã kêu gọi một khoản cứu trợ bao gồm 50 tỷ USD tiền tài trợ và cho vay đối với các hãng vận tải hành khách và 8 tỷ USD cho các hãng vận tải hàng hóa.

Mối lo ngại đã tăng lên trong tuần qua về việc Boeing có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản khi cổ phiếu của hãng này giảm mạnh 44%, mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Vào thứ Hai, Standard & Poor đã hạ cấp khoản nợ của Boeing hai bậc thành BBB từ A-, với lý do triển vọng dòng tiền tệ xấu đi đáng kể trong hai năm tới. Cơ quan xếp hạng này hiện mong đợi một khoản chi từ 11 đến 12 tỷ USD trong năm nay, sụt giảm 2 tỷ USD so với mức kỳ vọng trước đó.

"Chính phủ Mỹ cần cung cấp đủ thanh khoản để duy trì hoạt động của Boeing", theo ông Robert Stallard, nhà phân tích của Vertical Research Partners. Tuy nhiên ông Stallard lưu ý: "Với tổng số nợ là 41 tỷ USD, nhiều khoản vay sẽ mang lại rủi ro nghiêm trọng. Điều này có thể khiến Boeing bị vướng vào nợ nần đến mức không thể cạnh tranh hiệu quả".

Sara Nelson, chủ tịch Hiệp hội tiếp viên hàng không-CWA, tuyên bố hôm thứ Hai rằng các hãng hàng không sẽ không phục hồi dễ dàng như điều mà các ngân hàng đã làm trong năm 2008.

"Ngành hàng không đã không gây ra đại dịch. Các khoản tiền nên đi kèm với các điều kiện quan trọng để hỗ trợ công nhân và giữ cho máy bay luôn hoạt động, thay vì làm giàu cho các cổ đông hoặc tiền thưởng cho giám đốc điều hành", bà Nelson đăng trên Twitter.

Tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã kéo ngành hàng không chậm lại 3 đến 4 năm và làm cho nguồn tích lũy của 4-5 năm trước coi như về con số không.

Hiện tại, Vietnam Airlines có 100 chiếc máy bay và 40 máy bay nằm chờ. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây đó chính là máy bay phải dừng hoạt động nhưng cũng không thể cho thuê vì dịch bệnh bùng phát mạnh trên toàn cầu.

Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do máy bay nằm chờ, VNA đã tìm được nguồn đối tác ở châu Âu để cho thuê máy bay và hai bên đã đàm phán, làm gần xong hợp đồng cho thuê 10 chiếc máy bay. Nhưng ngay sau đó, phía đối tác đã hủy thuê máy bay với lý do châu Âu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh nên lưu lượng khách sụt giảm mạnh.

Vào ngày 18/3, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu đã nhất trí đóng biên giới toàn khối trong 30 ngày nhằm ngăn đại dịch COVID-19 lây lan. Biện pháp không áp dụng cho nhân viên và thiết bị y tế, cũng như nhu yếu phẩm. Các lãnh đạo EU cũng nhất trí thành lập tuyến thông quan nhanh ở biên giới nhằm bảo đảm khả năng vận chuyển hàng hóa.

Biện pháp đóng biên giới EU sẽ có hiệu lực ngay khi chính phủ các nước thành viên hoàn tất bước chuẩn bị nội bộ, trong đó Đức dự kiến thực hiện ngay từ sáng 18/3. Hoạt động đi lại trong khối sẽ không bị cản trở.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ