Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 'Nông sản Việt đối mặt nguy cơ rủi ro về thị trường, lãng phí tài nguyên'

Nhàđầutư
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, hầu hết các thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam đã mở chưa bền vững về mặt thời gian, chưa đảm bảo về quy mô hàng hóa và đặc biệt nguy cơ rủi ro rất cao khi chịu tác động cạnh tranh từ hội nhập kinh tế.
HÀ MY
05, Tháng 12, 2019 | 16:15

Nhàđầutư
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, hầu hết các thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam đã mở chưa bền vững về mặt thời gian, chưa đảm bảo về quy mô hàng hóa và đặc biệt nguy cơ rủi ro rất cao khi chịu tác động cạnh tranh từ hội nhập kinh tế.

Ngày 5/12, Bộ NN&PTNT thông qua Chương trình Hỗ trợ Quốc tế (ISG) tổ chức Hội nghị toàn thể ISG 2019 với chủ đề 'Phát triển vùng nguyên liệu bền vững, nâng cao năng lực chế biến và tiếp cận thị trường cho nông sản Việt Nam'.

Hội nghị toàn thể ISG là một sự kiện cấp cao được tổ chức thường niên giữa Bộ NN&PTNT với các đối tác quốc tế để cùng trao đổi, chia sẻ các định hướng chính sách, các ưu tiên của hai bên nhằm đẩy mạnh hợp tác và tăng cường điều phối các nguồn lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.

isg-1-1

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị toàn thể ISG 2019

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay, nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến 186 nước trên thế giới với giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết các thị trường chúng ta đã mở chưa bền vững về mặt thời gian, chưa đảm bảo về quy mô hàng hóa và đặc biệt nguy cơ rủi ro rất cao khi chịu tác động cạnh tranh từ hội nhập kinh tế. Mặc dù năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam lớn, nhưng chủ yếu là sự tập hợp từ những mô hình quy mô nhỏ, tạo ra một lượng lớn sản phẩm “thô”.

Trong khi đó, ngoài một số ngành hàng như tôm, cá tra, bò sữa… đầu tư chế biến sâu, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm dài hơn thì hầu hết chuỗi giá trị của các ngành hàng còn rất ngắn.

“Sản xuất như vậy không thể cho hiệu quả cao, nguy cơ rủi ro về thị trường, lãng phí tài nguyên, sản phẩm đang là một thực tế”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, nền nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với 3 thách thức lớn: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tác động của biến đổi khí hậu và thách thức từ hội nhập kinh tế thế giới.

Do đó, để giải quyết 3 thách thức này, không có cách nào khác là Việt Nam tập trung công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, phát triển những ngành hàng có lợi thế, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ mới và tổ chức lại sản xuất.

Năm 2019, Việt Nam bước vào thời kỳ mới với các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Bên cạnh những cơ hội khi các FTA có hiệu lực, ngành nông nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi ngành nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại để tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng mới.

Trong khi đó, nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn cùng cọ xát thương mại và công nghệ giữa các nền kinh tế lớn, kéo theo sự trỗi dậy của xu hướng bảo hộ và gia tăng rào cản thương mại từ các nước xuất nhập khẩu ngày càng cao.

Việc quy hoạch vùng nguyên liệu, tổ chức lại sản xuất, phát triển chế biến nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở cửa thị trường và khắc phục các hàng rào kỹ thuật trở thành vấn đề cấp thiết đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Để đáp ứng yêu cầu trên, hàng loạt vấn đề từ xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hệ thống logistics, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nâng cấp công nghệ chế biến, hỗ trợ quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm, phát triển hệ thống phân phối nông sản… không chỉ đòi hỏi nỗ lực cao của ngành nông nghiệp mà cần sự đóng góp hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, của doanh nghiệp, của các tác nhân trong cả chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ