Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Nông sản thường là nạn nhân đầu tiên trong các cuộc đối đầu thương mại

Nhàđầutư
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp phần đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên, nông sản thường là nạn nhân đầu tiên trong các cuộc đối đầu hay chiến tranh thương mại.
HÀ MY
02, Tháng 07, 2019 | 13:02

Nhàđầutư
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp phần đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên, nông sản thường là nạn nhân đầu tiên trong các cuộc đối đầu hay chiến tranh thương mại.

Trong thời gian gần đây, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Xu hướng bảo hộ mậu dịch đã nổi lên ở nhiều nước và khu vực, thậm chí ngay tại những quốc gia có truyền thống ủng hộ tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam thuộc nhóm nước vẫn kiên định thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do. Trong số đó có những hiệp định với các tiêu chuẩn cao như CPTPP và FTA với EU.

65829833_483369995764437_7913857716852883456_n

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu đề dẫn tại Hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”

Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với với Việt Nam từ ngày 14/1. Hiệp định CPTPP là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với các cam kết khi gia nhập WTO và trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia từ trước tới nay, và được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho Việt Nam.

Mới đây, ngày 30/6, Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Như vậy, không chỉ có một mà đến hai FTA “thế hệ mới” được Việt Nam tham gia, góp phần thiết lập quan hệ đối tác bình đẳng, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi với một số nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Điều rất đặc biệt, Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN và nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực ký kết FTA với EU.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo "CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt", Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, hội nhập rõ ràng là một lựa chọn không thể đảo ngược của nước ta, nhất là khi Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định với các tiêu chuẩn cao như CPTPP và EVFTA.  

"Đây là kết quả của chặng đường dài, thể hiện các bước tiến lớn để đưa nước ta từ một nước đi sau, lần đầu tiên vươn lên thuộc nhóm nước đi đầu trong khu vực trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

65929476_337609360506473_7629638878810341376_n

Toàn cảnh Hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”

Theo hiệp định EVFTA, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.

Có thể thấy, vai trò và kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế đã được thể hiện toàn diện trong các lĩnh vực đời sống kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, nông sản thường là nạn nhân đầu tiên trong các cuộc đối đầu hay chiến tranh thương mại.

"Chính vì vậy, việc thực hiện hiệu quả các FTA sẽ có giá trị hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động hiện nay do các hiệp định này giúp ta chuyển từ quan hệ thương mại mang tính tối huệ quốc (MFN) trong WTO và ưu đãi đơn phương (GSP) sang quan hệ thông qua các FTA mang tính bình đẳng, có đi có lại và bền vững hơn", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ