Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhà nước sẽ cấp tiền nghiên cứu khoa học qua cơ chế quỹ

VŨ PHẠM
16:43 17/02/2025

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nghiên cứu khoa học có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết thí điểm sẽ cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng.

Sáng 17/2, tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) và ĐMST (ĐMST).

Tham gia ý kiến, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP. Hà Nội) bày tỏ, với nhiều điểm đã tháo gỡ những nút thắt về thể chế hiện nay như tăng ngân sách đầu tư cho KHCN và chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, một lối mở rất lớn để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.

Tiếp theo, các cơ quan nghiên cứu được lập doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, như vậy không có tình trạng nghiên cứu xong sẽ bỏ tủ. Tuy nhiên, đại biểu cho biết, không phải kết quả nghiên cứu nào cũng có thể chuyển thành kết quả ứng dụng thông qua doanh nghiệp. Do đó, đại biểu đề nghị phải đưa quyền thương mại hóa những sản phẩm nghiên cứu của mình, có thể không thể ứng dụng ngay trong doanh nghiệp nhưng có thể bán cho người khác để những cơ quan, những đơn vị khác có thể mua về tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng sau.

Đại biểu Hoàng Văn Cường. Ảnh: QH

Về việc Nhà nước cấp kinh phí cho các tổ chức công lập trong nghiên cứu KH, đại biểu Cường đề nghị, không cấp kinh phí chi thường xuyên mà phải đặt hàng cho các đơn vị nghiên cứu theo một thời gian dài hạn, tùy theo nhiệm vụ có thể đặt hàng 2 năm, 3 năm, thậm chí 5-7 năm.

Về việc không truy cứu trách nhiệm và được miễn trừ rủi ro, đại biểu đề nghị phải sửa lại thành "khi đã thực hiện đúng quy trình nghiên cứu mà đề tài đã đăng ký". Như vậy, đề tài đăng ký quy trình thế nào thực hiện đúng, đầy đủ như thế mà không đạt kết quả thì cũng không phải hoàn trả lại kinh phí. Về miễn giảm thuế, đề nghị phải miễn thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các hoạt động nghiên cứu.

Cho ý kiến, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, lĩnh vực KHCN, cá nhân có mấy điểm được quan tâm mà nghị quyết đã thể hiện, một là vấn đề tài chính, hai là vấn đề nguồn lực của con người và ba là các thủ tục.

Tuy nhiên, vấn đề về tài chính, đại biểu đánh giá, cần phải nhận đánh giá thêm một số vấn đề, ví dụ đầu tư vào ngân sách sắp tới đây trong năm 2025 và trong giai đoạn đầu tư công trung hạn tới đây dành bao nhiêu tài chính, bao nhiêu ngân sách thì cần phải có định hướng rõ ở trong nghị quyết.

Liên quan đến việc miễn trách nhiệm, rủi ro, đồng quan điểm với đại biểu Cường đã phân tích, đại biểu An đề xuất cần phải miễn trách nhiệm dân sự đối với cả các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, phải có cơ chế miễn trách nhiệm hình sự đối với cá nhân hoạt động nghiên cứu KH.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP. Hà Nội) nhìn nhận, trong dự thảo chưa rõ nét về cơ chế, chính sách để thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH. Đây là một nội dung rất cần thiết và rất quan trọng, vì sẽ tạo ra động lực cho hoạt động nghiên cứu KH từ việc tìm kiếm ý tưởng, tổ chức triển khai và cả sự nỗ lực để có kết quả cuối cùng để tạo ra bù đắp, bổ sung kinh phí cho hoạt động nghiên cứu KH, để tạo ra vị thế của nghiên cứu KH trong đời sống xã hội, trong nền kinh tế của quốc gia và đảm bảo cho đời sống của các nhà KH.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) nhận định, về chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề rất cấp bách, nhân sự luôn là vấn đề cơ bản nhất.

Đại biểu dẫn một nhận định của một chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực chip bán dẫn: "Quốc gia nào xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, có số lượng càng lớn và càng sớm sẽ càng có vị trí cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu".

Theo đại biểu, hiện nay, Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, phải có chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu có thể tuyển dụng chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài cũng như chuyên gia quốc tế để tham gia đào tạo, nuôi dưỡng nhân tài, thông qua các chính sách như: Hỗ trợ về thị thực, miễn giảm thuế và các chính sách khác.

Đặc biệt, đại biểu lưu ý, phải có chính sách kịp thời và cạnh tranh, bởi hiện nay các nước trong khu vực ASEAN cũng đều đang có những chính sách rất tốt trong thu hút nhân lực chất lượng cao.

Doanh nghiệp Việt chi nghiên cứu KHCN ít hơn các nước 10 lần

Giải trình, làm rõ vấn đề các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nghị quyết thí điểm không có tham vọng tháo gỡ mọi điểm nghẽn, nhất là khi nghị quyết được chuẩn bị trong một thời gian ngắn mà tập trung vào một số ít chính sách, cơ chế đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội về cơ bản đã rõ và có thể thực thi ngay, đánh trúng vào các điểm nghẽn kéo dài, vào các vấn đề cấp bách để tạo ra sự phát triển đột phá, thực hiện được ngay Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

"Trong tháng 5, Quốc hội sẽ thông qua Luật KHCN và ĐMST; Luật Công nghiệp CN số và tiếp theo sẽ là các luật liên quan khác. Đây sẽ là cơ hội để chúng ta tiếp tục giải quyết căn cơ hơn các vấn đề thể chế, chính sách và cơ chế cho KHCN, ĐMST và chuyển đổi số", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: QH.

Về cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nghiên cứu KHCN, giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu, về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, Bộ trưởng cho rằng, đây là những nội dung có nhiều vướng mắc kéo dài, dồn rất nhiều trách nhiệm lên các tổ chức nghiên cứu, kết quả là các cơ sở nghiên cứu không dám nhận những nghiên cứu lớn.

Nhưng, nghiên cứu có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết lần này thí điểm cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng. Nhà nước sẽ quản lý thông qua đánh giá các giai đoạn nghiên cứu để tiếp tục cấp kinh phí, đánh giá các cơ sở nghiên cứu có kết quả để giao thực hiện tiếp các đề tài.

"Nghị quyết cho phép Nhà nước cấp tiền cho nghiên cứu thông qua cơ chế quỹ. Đồng thời, quy định về việc miễn trách nhiệm dân sự và không phải hoàn trả lại kinh phí nếu nghiên cứu không đi đến kết quả như dự kiến", Bộ trưởng cho hay.

Bộ trưởng hy vọng với những chính sách, cơ chế đặc biệt thì chi ngân sách nhà nước cho KHCN đang là 1% sẽ tăng tối thiểu 2%, như quy định của Luật KHCN và có hiệu quả.

Về thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, Bộ trưởng cũng cho rằng đây là điểm nghẽn lớn và kéo dài. Kết quả nghiên cứu phải được thương mại hóa mới góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, nghị quyết thí điểm việc cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và có quyền tự quyết đối với kết quả nghiên cứu, với tài sản hình thành từ nghiên cứu để chủ động việc thương mại hóa ngay sau khi kết thúc nghiên cứu. Người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa, được phép tham gia lập và điều hành doanh nghiệp.

"Đây là những chính sách rất mạnh mẽ để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tạo ra ích nước lợi nhà. Kết quả nghiên cứu được thương mại hóa thì Nhà nước sẽ thu được thuế, tạo ra công ăn việc làm, đất nước có trình độ KHCN cao hơn", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm, người đứng đầu ngành TT&TT nêu, hiện nay, chi cho nghiên cứu phát triển KHCN, ĐMST đang là 0,5% GDP, mới được 1/4 so với mục tiêu 2% GDP. Trong 2% GDP, chi của doanh nghiệp phải chiếm 70-80%, nhưng hiện nay doanh nghiệp mới chi khoảng 20.000 tỷ đồng/năm, mới đạt được 1/6 so với mục tiêu.

"Nghị quyết thí điểm cho phép doanh nghiệp chi cho KHCN ngoài Quỹ KHCN và được tính là chi phí hợp lệ, được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp có thể chi cho KHCN nhiều hơn 10% lợi nhuận trước thuế và cũng không bị ràng buộc bởi các quy định quá chặt chẽ của quỹ.

Việc giới hạn chi KHCN được hưởng ưu đãi thuế chỉ trong phạm vi quỹ đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chi cho nghiên cứu phát triển ít hơn các nước tới 10 lần", Bộ trưởng phân trần và xin tiếp thu các ý kiến của đại biểu.

  • Cùng chuyên mục
Quảng Nam điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt

Quảng Nam điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố hàng loạt quyết định về điều động, bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt.

Sự kiện - 18/02/2025 07:37

Tập đoàn vận tải Nhật Bản muốn lập trung tâm đào tạo lái xe, phòng thí nghiệm AI tại Việt Nam

Tập đoàn vận tải Nhật Bản muốn lập trung tâm đào tạo lái xe, phòng thí nghiệm AI tại Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings của Nhật Bản trình bày về một số kế hoạch đầu tư tại Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Sự kiện - 18/02/2025 07:33

Bộ trưởng Công Thương giải trình gì về cơ chế đặc thù làm dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận?

Bộ trưởng Công Thương giải trình gì về cơ chế đặc thù làm dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 17/02/2025 20:35

Chính phủ trình bổ sung vốn điều lệ cho VEC 38.251 tỷ đồng

Chính phủ trình bổ sung vốn điều lệ cho VEC 38.251 tỷ đồng

Việc tăng vốn cho VEC là từ nguồn vốn đầu tư công giao kế hoạch cho Bộ Giao thông Vận tải và đã giải ngân đầu tư xây dựng 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư, nên không làm phát sinh chi ngân sách nhà nước và nợ công.

Sự kiện - 17/02/2025 16:21

Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ (KH&CN) được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.

Sự kiện - 17/02/2025 14:27

Quốc hội xem xét công tác nhân sự, quyết định số lượng thành viên Chính phủ

Quốc hội xem xét công tác nhân sự, quyết định số lượng thành viên Chính phủ

Trong tuần này, Quốc hội Quốc hội sẽ xem xét quyết định các nội dung quan trọng về công tác nhân sự, số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng thành viên Chính phủ.

Sự kiện - 17/02/2025 06:46

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối

Sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối, gồm 26 đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Bộ cũng được đề xuất giao 45 nhóm nhiệm vụ.

Sự kiện - 16/02/2025 15:28

Mức đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thấp hơn nhiều quốc gia

Mức đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thấp hơn nhiều quốc gia

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh, mức đầu tư Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khoảng 15,96 triệu USD/km đang thấp hơn nhiều quốc gia trên thế giới.

Sự kiện - 16/02/2025 09:23

[Café Cuối tuần] Đồng tiền hai mặt

[Café Cuối tuần] Đồng tiền hai mặt

Nhìn về mặt tích cực, chúng ta cần chấp nhận rủi ro để không bị bỏ lại phía sau. Một nền kinh tế không dám mở rộng, không dám chấp nhận thử nghiệm những điều mới mẻ, thì mãi mãi chỉ là kẻ đi sau.

Sự kiện - 15/02/2025 10:44

Tập đoàn SK muốn đầu tư hạ tầng điện khí LNG, lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam

Tập đoàn SK muốn đầu tư hạ tầng điện khí LNG, lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam

Tập đoàn SK mong muốn hợp tác với phía Việt Nam triển khai các giải pháp năng lượng kết hợp phát triển các ngành công nghiệp chủ lực.

Sự kiện - 14/02/2025 19:43

15 lãnh đạo cấp phòng Công an Đà Nẵng nghỉ hưu trước tuổi

15 lãnh đạo cấp phòng Công an Đà Nẵng nghỉ hưu trước tuổi

Công an TP. Đà Nẵng trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với 6 trưởng phòng, 9 phó phòng của Công an thành phố.

Sự kiện - 14/02/2025 13:20

Áp dụng chỉ định gói thầu 'chìa khóa trao tay' đẩy nhanh dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận

Áp dụng chỉ định gói thầu 'chìa khóa trao tay' đẩy nhanh dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận

Ủy ban KH,CN&MT cho biết việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 14/02/2025 10:41

Đề xuất miễn, giảm nhẹ trách nhiệm người đứng đầu làm dự án đường sắt 8 tỷ USD

Đề xuất miễn, giảm nhẹ trách nhiệm người đứng đầu làm dự án đường sắt 8 tỷ USD

Ủy ban Kinh tế cho rằng còn nhiều ý kiến về đề xuất chính sách liên quan đến loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia, thực hiện dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Sự kiện - 14/02/2025 06:00

Thủ tướng đề nghị tập đoàn chế biến thịt lớn nhất thế giới mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị tập đoàn chế biến thịt lớn nhất thế giới mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn JBS S.A. muốn đáp ứng nhu cầu thị trường của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, có tiềm năng lớn, và thâm nhập thị trường khu vực Đông Nam Á.

Sự kiện - 14/02/2025 00:22

Tổng Bí thư: Tăng trưởng mấy con số nhưng đời sống không nâng lên thì tăng trưởng đi đâu?

Tổng Bí thư: Tăng trưởng mấy con số nhưng đời sống không nâng lên thì tăng trưởng đi đâu?

Tổng Bí thư Tô Lâm băn khoăn: "Chúng ta nói tăng trưởng mấy con số, nhưng đời sống người dân không được nâng lên thì tăng trưởng đó đi đâu?".

Sự kiện - 13/02/2025 17:30