Bộ Giao thông vận tải muốn dùng hơn 10.600 tỷ để xử lý 8 dự án BOT vướng mắc
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua phương án sử dụng khoảng 10.650 tỷ đồng từ nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2023 để xử lý khó khăn, vướng mắc cho 8 dự án BOT mà bộ quản lý.
Bộ GTVT vừa có tờ trình Chính phủ về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).
Trong tổng số 140 dự án BOT triển khai trước thời điểm Luật PPP ban hành, có 50 dự án triển khai giai đoạn trước năm 2010, 63 dự án triển khai giai đoạn 2011-2015 và 27 dự án triển khai giai đoạn sau năm 2016. Về cơ bản, khó khăn, vướng mắc hiện nay tập trung chủ yếu tại các dự án triển khai giai đoạn trước năm 2015.
Sau khi Luật PPP có hiệu lực, Bộ GTVT và các địa phương đang tiếp tục chuẩn bị đầu tư 15 dự án đường bộ cao tốc theo hình thức BOT, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 388.036 tỷ đồng. Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng thể các dự án BOT giao thông cho thấy những khó khăn, vướng mắc chủ yếu gồm các nhóm vấn đề.

Bộ GTVT kiến nghị dùng hơn 10.600 tỷ đồng để xử lý 8 dự án BOT vướng mắc. Ảnh minh họa/Hạ Vũ
8 dự án BOT gặp vướng mắc
Cụ thể, nhóm khó khăn, vướng mắc về trạm thu phí. Đối với, các dự án do Bộ GTVT quản lý từ 2018 đến nay còn 6 dự án có trạm thu phí còn vướng mắc. Trong đó, dự án có trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án gồm 3 dự án: Dự án BOT QL2 đoạn tránh TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang thu phí ổn định để hoàn vốn tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài. Gần đây, UBND TP. Hà Nội đề nghị di dời trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài về tuyến tránh TP. Vĩnh Yên để thu phí nhằm giảm nguy cơ ùn tắc, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Dự án BOT QL1 đoạn tránh TP. Thanh Hóa dự kiến thu phí hoàn vốn tại trạm Bỉm Sơn trên QL1, vị trí trạm cách phạm vi tuyến tránh khoảng gần 40 km. Mặc dù dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2018, tuy nhiên do tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự nên chưa được thu phí.
Hạng mục đầu tư mở rộng hầm Hải Vân thuộc dự án BOT hầm Đèo Cả. Đến nay, dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác nhưng Bộ GTVT chưa cho phép thành lập trạm thu phí do nằm ngoài phạm vi dự án.
Dự án có trạm thu phí thuộc phạm vi dự án nhưng có bất cập nên chưa được thu phí có 2 dự án, gồm: Dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL3 và xây dựng mới đường Thái Nguyên - Chợ Mới dự kiến thu phí tại 2 trạm trên QL3 và trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới để hoàn vốn. Sau khi dự án hoàn thành, nhà đầu tư chỉ được thu phí trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới, trạm QL3 chưa được thu phí do người dân chưa đồng thuận; Dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91 thu phí hoàn vốn tại trạm T1 và trạm T2 đặt trong phạm vi dự án. Tuy nhiên, sau khi cầu Vàm Cống hoàn thành, người dân không đồng thuận nên trạm thu phí T2 phải dừng thu phí.
Dự án đã đầu tư nhưng do quy hoạch thay đổi nên không thể thu phí gồm 1 dự án: Dự án BOT cải tạo luồng sông Sài Gòn và xây dựng mới cầu đường sắt Bình Lợi dự kiến thu phí các phương tiện tàu thủy để hoàn vốn thông qua 3 cảng đường thủy (các cảng An Sơn, Rạch Bắp và Bến Súc). Đến nay, cầu đường sắt Bình Lợi đã đưa vào khai thác nhưng không thể thu phí tại các cảng đường thủy theo phương án tại hợp đồng do Bình Dương điều chỉnh quy hoạch cảng thủy nội địa trên sông Sài Gòn.
Tương tự các dự án do Bộ GTVT quản lý, giai đoạn trước đây một số dự án BOT của địa phương cũng phát sinh những bất cập về trạm thu phí.
Như vậy, trong tổng số 140 dự án BOT, đến nay cả nước có 8 dự án có trạm thu phí còn vướng mắc cần xử lý.
Nhóm khó khăn do sụt giảm doanh thu. Trong tổng số 66 dự án BOT giao thông do Bộ GTVT quản lý, có 8 dự án đã hết thời hạn thu phí, 2 dự án đã hoàn thành nhưng chưa được thu phí, 3 dự án đang đầu tư và 53 dự án đang thu phí hoàn vốn. Lũy kế doanh thu đến tháng 10/2023, trong 53 dự án đang thu: có 4 dự án cao hơn so với hợp đồng, 26 dự án đạt 70-100%, 19 dự án đạt 30-70% và 4 dự án đạt dưới 30%. Các dự án do địa phương quản lý cũng bị sụt giảm doanh thu so với dự báo trong hợp đồng.
Nhóm khó khăn khác gồm: Một số dự án BOT có vướng mắc về huy động vốn tín dụng (như dự án BOT xây dựng đường ven biển Hải Phòng); khó khăn về bố trí vốn tham gia của nhà nước, công tác giải phóng mặt bằng, lãi suất vốn vay cao và biến động lớn; tỷ lệ vốn nhà nước tham gia bị giới hạn gây khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư; chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các dự án PPP đang triển khai buộc phải dừng thực hiện để chuyển sang đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

Dự án BOT xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn được đề xuất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Ảnh: Lê Toàn
Đề xuất "khai tử" 5 dự án trước thời hạn
Trên cơ sở kết quả thực hiện, Bộ GTVT đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc 8 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý, chia làm 3 nhóm.
Nhóm 1: Sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước tham gia hỗ trợ để tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với 2 dự án có doanh thu sụt giảm không có khả năng phục hồi. Nhu cầu vốn Nhà nước cần bố trí để hỗ trợ khoảng 1.557 tỷ đồng.
Nhóm 2: Điều chỉnh cơ chế hỗ trợ của nhà nước từ nguồn thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan sang hỗ trợ bằng vốn nhà nước đối với dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (hạng mục đầu tư mở rộng hầm Hải Vân). Nhu cầu vốn nhà nước bố trí khoảng 2.280 tỷ đồng.
Nhóm 3: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với 5 dự án (gồm 2 dự án đã hoàn thành không được thu phí; 2 dự án chỉ được thu phí 1 trạm trong 2 trạm nên doanh thu sụt giảm, đã áp dụng giải pháp bổ sung vốn nhà nước nhưng vẫn không khả thi; 1 dự án sụt giảm doanh thu và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự). Nhu cầu vốn Nhà nước bố trí để thanh toán cho nhà đầu tư khoảng 6.813 tỷ đồng.
Bộ GTVT cho biết, nhu cầu vốn Nhà nước cần bố trí để xử lý 8 dự án BOT khoảng 10.650 tỷ đồng; mức vốn nhà nước thực tế thanh toán cuối cùng sẽ được đàm phán với nhà đầu tư, ngân hàng cung cấp tín dụng về mức chia sẻ của các bên khi thực hiện giải pháp và phải được kiểm toán trước khi thanh toán. Về nguồn vốn, kiến nghị sử dụng nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2023.
Vì vậy, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua phương án sử dụng số tiền này.
5 dự án gồm: Dự án BOT xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn; Đường vành đai phía Tây TP. Thanh Hóa đoạn Km0-Km6 thuộc dự án BOT xây dựng QL1 đoạn tránh TP. Thanh Hóa; Dự án BOT nâng cấp, cải tạo QL91, TP. Cần Thơ (không được thu phí tại trạm T2); Dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp QL 3 đoạn Km75-Km100 (không được thu phí tại trạm QL3); Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk.
- Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát ở Quảng Nam trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm
UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức đấu giá 6 mỏ khoáng sản, trong đó có 3 mỏ cát, sỏi có giá trúng cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm.
Đầu tư - 20/06/2025 11:27
Đầu tư loạt dự án tại miền Trung, tiềm lực Hacom Holdings ra sao?
Hacom Holdings đang mạnh tay đầu tư loạt dự án bất động sản, năng lượng, du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương ở miền Trung.
Đầu tư - 20/06/2025 06:45
Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án Sangshin Central Việt Nam.
Đầu tư - 19/06/2025 16:40
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, bất chấp tác động bất lợi từ bên ngoài, dòng vốn FDI vào Việt Nam được duy trì rất tích cực. Hiện, cả nước có 44.000 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 517 tỷ USD.
Đầu tư - 19/06/2025 13:00
Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc
Dự án VSIP Cần Thơ có tổng vốn đầu tư hơn 3.717 tỷ đồng và diện tích gần 294 ha, đang được đẩy nhanh thi công hạ tầng, xúc tiến đầu tư.
Đầu tư - 19/06/2025 08:08
Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu
Các nhà đầu tư định hướng đưa Quy Nhơn (Bình Định) trở thành Trung tâm Tài chính toàn cầu. Trong đó, mục tiêu là xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại Quy Nhơn trở thành điểm thu hút vốn đầu tư toàn cầu, đổi mới sáng tạo và có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Đầu tư - 18/06/2025 19:56
Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định
Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo có diện tích dự kiến 20ha (tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.
Đầu tư - 18/06/2025 17:14
ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.
Đầu tư - 18/06/2025 11:06
Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng
Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.
Đầu tư - 18/06/2025 08:30
Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán
Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.
Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.
Đầu tư - 17/06/2025 13:20
Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai
Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.
Đầu tư - 17/06/2025 13:14
Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị
CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.
Đầu tư - 17/06/2025 06:45
Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?
Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.
Công nghệ - 17/06/2025 06:45
Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.
Đầu tư - 16/06/2025 16:45
Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2
Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.
Đầu tư - 16/06/2025 14:17
- Đọc nhiều
-
1
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
-
2
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
3
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
-
4
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago