Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân 'thiếu hụt' xăng dầu cục bộ

Nhàđầutư
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, đơn vị này đang ráo riết triển khai các giải pháp để nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ, cùng với đó là đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong quý IV/2022.
ĐÌNH VŨ
12, Tháng 10, 2022 | 16:29

Nhàđầutư
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, đơn vị này đang ráo riết triển khai các giải pháp để nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ, cùng với đó là đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong quý IV/2022.

hop-bao-BCT

Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân 'thiếu hụt' xăng dầu. Ảnh: Bộ Công Thương.

Ngày 12/10, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ tập trung trao đổi vấn đề đang rất nóng hiện nay là nguồn cung thị trường xăng dầu.

Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, xăng dầu hiện là vấn đề hết sức quan trọng, cấp thiết, nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, khách quan và tìm hướng giải quyết là rất quan trọng.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan tới thị trường xăng dầu, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, những ngày vừa qua có hiện tượng doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động.

Theo ông Đông, nguyên nhân chính là từ đầu 2022 đến nay thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung, giá cả không ổn định ảnh hưởng tới DN xăng dầu kinh doanh xăng dầu trong nước.

"Những DN đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng mạnh lượng nhập khẩu trong quý II (thời điểm giá xăng dầu thế giới lên rất cao), sang đến  quý III giá xăng dầu thế giới giảm khiến giá bán trong nước điều chỉnh dẫn tới tình trạng doanh nghiệp kinh doanh lỗ kéo dài, buộc phải thu hẹp hoạt động. Doanh nghiệp phải giảm chiếu khấu bán hàng để cắt giảm DN bán lẻ lấy hàng", ông Đông nói.

Cùng với đó, trong thời gian vừa qua một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phía Nam đã bị tước giấy phép hoạt động từ 1 - 1,5 tháng, một vài DN không đạt yêu cầu về thủ tục hành chính khi thông quan dẫn tới một vài doanh nghiệp không kịp nhập khẩu hàng.

Ngoài ra, do một số DN bị tước giấy phép tạm thời, khiến tín dụng thắt chặt, trong khi giá xăng dầu tăng, tỷ giá tăng nên DN không đủ tài chính nhập khẩu xăng dầu, chỉ duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định. Cùng với đó, hiện các chi phí vận chuyển xăng dầu tăng cao nhưng vẫn chưa kịp thời được đưa vào cách tính giá nên cũng ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

Lý giải rõ hơn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, từ cuối năm 2021 diễn biến thế giới xấu, ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu. Theo đó, cần nhìn nhận tổng thể về tình trạng thiếu hụt xăng dầu.

"Hiện cả nước có 17.000 cơ sở bản lẻ xăng dầu, cần có thống kê số liệu chính xác về các cửa hàng đóng cửa. Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm chủ trì, cùng với các bộ ngành khác để xem xét, rà soát, đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên", đại diện Bộ Công Thương nói.

Về việc các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu lỗ, ông Đỗ Thắng Hải chia sẻ, theo Nghị định 95 sửa đổi Nghị định 83, DN đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ cần đảm bảo tổng nguồn (có thể nhập khẩu hoặc mua trong nước). Tuy nhiên, trong quý II/2022 do tình hình gấp rút, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn trục trặc, có thời điểm gián đoạn nên Bộ Công Thương phải ra quyết định yêu cầu 10 doanh nghiệp đầu mối tăng nhập khẩu xăng dầu để phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, thời điểm mua thì đắt, sau đó giá thế giới ngày càng rẻ, giá trong nước điều chỉnh giảm khiến doanh nghiệp lỗ, phải cắt giảm chi phí và cắt giảm theo hợp đồng thoả thuận giữa các DN.

Ngoài ra, theo báo cáo của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bình Sơn, hiện tượng bão lũ thời gian qua cũng ảnh hưởng tới quá trình đưa hàng từ nhà máy tới doanh nghiệp và từ nước ngoài về nước.

Về nguồn cung nước ngoài trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, nguồn cung nước ngoài hiện nay rất khó khăn, dù nhập khẩu chỉ chiếm 20-25% tổng cung của Việt Nam nhưng không phải muốn mua lúc nào cũng được. Hiện một số ông lớn châu Âu đã đặt mua lượng rất lớn, vì vậy các nước châu Á không phải đối tượng ưu tiên.

Về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thời gian tới, đại diện Bộ Công Thương chia sẻ, bắt đầu tư hôm qua các chi phí vận chuyển từ nhà máy lọc dầu về cửa hàng, đã được tính vào giá xăng dầu. Tuy nhiên, đó mới là 1 phần, còn chi phí vận chuyển từ nước ngoài về nước dù được điều chỉnh tăng nhưng thực tế chi phí này đang tăng rất nhanh trên thế giới, vì vậy Bộ sẽ sớm kiến nghị tiếp lên Chính phủ để điều chỉnh chi phí này trong giá xăng dầu, tránh anh hưởng tới DN là ảnh hưởng tới nguồn cung.

Chia sẻ thêm về giải pháp của Bộ Công Thương thời gian tới để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, tránh tình trạng thiếu hụt cục bộ, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát chi phí trong cơ cấu tính giá, đảm bảo quyền lợi DN, hoạt động hiệu quả.

Bộ Công Thương sẽ đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho DN kinh doanh xăng dầu tiếp cận tín dụng, nguồn cung ngoại tệ để đảm bảo nhập khẩu.

Cùng với đó, sáng nay (12/10), Bộ Công Thương đã đề nghị 2 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn hỗ trợ giao hàng nhanh cho các DN đầu mối xăng dầu, sử dụng nguồn hàng dự trữ, đặc biệt, tăng lượng hàng tại khu vực thiếu cục bộ, điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp.

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát nhập khẩu đảm bảo đủ nguồn quý IV/2022; đang trong tiến trình rà soát điều chỉnh xăng dầu ngày càng theo sát diễn biến thực tế của thế giới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ