BMS: Hệ sinh thái nhà thầu y tế 'vắt mình' qua hai đại án

Nhàđầutư
Công ty TNHH Trang Thiết bị Y tế B.M.S không phải cái tên quá xa lạ. Đây là đơn vị nằm cùng nhóm với CTCP Công nghệ Y tế BMS của ông Phạm Đức Tuấn - người cách đây hơn 2 năm bị khởi tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai. 
HÓA KHOA
31, Tháng 12, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Công ty TNHH Trang Thiết bị Y tế B.M.S không phải cái tên quá xa lạ. Đây là đơn vị nằm cùng nhóm với CTCP Công nghệ Y tế BMS của ông Phạm Đức Tuấn - người cách đây hơn 2 năm bị khởi tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai. 

NDT - B.M.S tru so

Trụ sở B.M.S. Ảnh: Huy Ngọc.

Theo Kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, CTCP Tiến Bộ Quốc Tế (Công ty AIC) và một số đơn vị liên quan, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – cựu Chủ tịch AIC, bên cạnh việc thành lập, chỉ đạo nhóm các công ty thuộc hệ sinh thái AIC để làm "quân xanh" trong đấu thầu, còn thuê nhiều đơn vị "quân xanh" tham gia dự thầu. Một trong số các đơn vị tham gia giúp sức trong nhiều gói thầu là Công ty TNHH Trang Thiết bị Y tế B.M.S (B.M.S).

Theo đó, B.M.S đã tham gia đấu thầu 10 gói thầu tại dự án, gồm các gói thầu số 64, 65, 68, 69, 70, 72, 73, 75, 76 và 77. Trong đó, B.M.S đứng tên trúng thầu gói số 65. Vào ngày 14/8/2014, Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc đại diện Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và bà Phạm Thị Thanh Thủy – Giám đốc đại diện B.M.S ký hợp đồng số 68, trị giá 49,33 tỷ đồng. Để cung cấp thiết bị y tế vào gói thầu số 65 tại dự án, B.M.S và Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Kỹ thuật TNT ký hợp đồng mua bán thiết bị y tế số 041TB trị giá 44,31 tỷ đồng.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy khai được Hoàng Thị Thúy Nga - phó tổng giám đốc AIC - liên hệ đặt vấn đề nhờ B.M.S hợp tác, tham gia đấu thầu tại dự án. Công ty đã tham gia 10 gói thầu và trúng 1 gói thầu. B.M.S đứng tên giúp Công ty AIC trúng gói thầu số 65 nhưng không có hậu quả thiệt hại. Ngoài ra Công ty B.M.S còn ký 2 hợp đồng bán cho Công ty TCI các thiết bị cung cấp cho bệnh viện.

Bên cạnh đó, bà Thủy còn ký phát hành 13 báo giá theo mức giá do AIC yêu cầu để chuyển cho Công ty thẩm định giá Thế Hệ Mới làm căn cứ ban hành chứng thư thẩm định giá theo mức giá của AIC. Sau khi AIC trúng thầu, B.M.S đã bán 14 thiết bị y tế trị giá hơn 24 tỷ cho TCI để cung cấp vào dự án, hưởng lợi hơn 807 triệu.

Hệ sinh thái nhóm B.M.S

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Công ty TNHH Trang Thiết bị Y tế B.M.S thành lập vào năm 2001, trụ sở chính tại số 433/19 Sư Vạn Hạnh (nối dài), phường 12, quận 10, TP.HCM.

Tại thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ công ty là 10 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông gồm Cao Thị Chuyên (23,5%), Phạm Thị Thanh Thủy (53%), Phạm Thị Tú Oanh (23,5%). Ngoài vai trò cổ đông lớn, bà Thủy (SN 1973) cũng đồng thời là Giám đốc, kiêm Người đại diện theo pháp luật, kiêm Chủ tịch HĐTV công ty.

Đến tháng 10/2020, bà Thủy thoái vốn và rời khỏi các vai trò lãnh đạo cấp cao công ty. B.M.S công bố Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc mới là bà Lê Nguyễn Tường Vi (SN 1982). Vốn điều lệ công ty thời điểm này đạt 70 tỷ đồng, bà Vi cũng trở thành cổ đông lớn khi nắm 25,82% vốn B.M.S, trong khi đó bà Nguyễn Phương Anh và Phạm Thị Tú Oanh lần lượt nắm tỷ lệ 48,36% và 25,82%.

Bà Vi trước đó được biết đến là cán bộ kỹ thuật mua bán tại B.M.S, trình độ kinh tế học.

Về phía bà Thủy, dù không còn nắm các vai trò cổ đông, lãnh đạo cấp cao tại B.M.S, song bà vẫn là người đứng đầu 1 chi nhánh kinh doanh và địa điểm kinh doanh của B.M.S.  

Bên cạnh B.M.S, bà còn là cổ đông sáng lập góp 50% vốn tại CTCP Trang Thiết bị Y tế An Quân; và đại diện pháp luật tại CTCP Phát triển Dịch vụ Khám chữa Hanoi Health Capital - doanh nghiệp mà ông Phạm Đức Tuấn (em trai bà) sở hữu 20% vốn.

Đây không phải cái tên quá xa lạ. Như Nhadautu.vn từng đề cập, hồi tháng 9/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố ông Phạm Đức Tuấn - cựu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc CTCP Công nghệ Y tế BMS để làm rõ tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai. 

Hiện tại, vốn điều lệ Y tế BMS đạt 80 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Ông Phạm Đức Tuấn (62,5%), bà Cao Thị Chuyên (36,88%) – mẹ ông Tuấn, Phạm Hồng Nghĩa (0,63%) – cha ông Tuấn. Người đại diện theo pháp luật, kiêm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc là bà Phạm Thị Tú Oanh (SN 1975) – bà còn là Giám đốc CTCP Y tế Perfecta (thành lập năm 2015).

Ở chi tiết ít ai để ý, cổ đông Nguyễn Phương Anh tại B.M.S cũng được biết đến là người nhà với ông Phạm Đức Tuấn.

Hơn 2 năm sau khi ông Tuấn bị bắt, hoạt động kinh doanh Y tế BMS có sự chững lại khi công ty không trúng thêm gói thầu nào tính riêng năm 2022. Trong khi đó, B.M.S trúng một số gói thầu như: "Mua sắm vật tư tiêu hao năm 2021-2022" tại Bệnh viện Nhân dân 115 với giá trúng gần 3,8 tỷ đồng; "Mua sắm trực tiếp vật tư y tế gói số 2" của Bệnh viện Nhi Đồng 2 với giá trúng 44 triệu đồng; "Mua sắm vật tư y tế kỹ thuật cao chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và Ngoại Thần Kinh năm 2022" tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương với giá trúng thầu 24,3 tỷ đồng….

Đáng chú ý, một số gói thầu ghi nhận giá trúng bằng (hoặc gần bằng) với giá thầu là "Mua sắm túi ép các loại của Bệnh viện Nhi Đồng 1" (355,1 triệu đồng), "Mua sắm khớp nhân tạo cho Bệnh viện huyện Củ Chi" (199,5 triệu đồng), "Mua sắm bổ sung túi đựng dụng cụ tiệt trùng dùng trong y tế" (158,4 triệu đồng), "Mua sắm vật tư y tế dùng trong phẫu thuật nội soi khớp (lần 2) của Bệnh viện huyện Củ Chi" (1,4 tỷ đồng), "Gói 01: Mua 02 danh mục vật tư tiêu hao" (627 triệu đồng)....

Ngoài Hanoi Health Capital, 2 chị em bà Thủy – ông Tuấn còn từng hợp tác tại CTCP Đầu tư Tuấn Ngọc Minh. Theo đó, bà Thủy từng là Giám đốc và Đại diện theo pháp luật công ty; trong khi ông Tuấn từng là cổ đông sáng lập nắm 66,67%. Nên biết rằng, Tuấn Ngọc Minh cũng từng liên danh với B.M.S trúng gói thầu "Cung cấp vật tư y tế tiêu hao chuyên khoa Cột sống gồm 28 phần (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)" với giá trúng 27,2 tỷ đồng. 

Về tình hình tài chính, quy mô doanh thu B.M.S (mẹ) luôn đạt mức hàng trăm tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2021. Theo đó, doanh thu công ty năm 2019 đạt 752 tỷ đồng, năm 2020 đạt 534 tỷ đồng (giảm 29% so với năm 2019), năm 2021 là 307 tỷ đồng (giảm 42,5%).

Tuy nhiên, sau khi trừ đi các chi phí, lãi ròng B.M.S chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Năm 2021 dù doanh thu thấp nhất trong 3 năm, song lợi nhuận B.M.S lại đạt 198 triệu đồng, tăng 1% so với năm 2020 và cũng là con số lãi ròng cao nhất giai đoạn 2019-2021.

Trên bảng cân đối kế toán, quy mô tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2021 đạt 201 tỷ đồng, giảm 52,6% so với số đầu kỳ. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu B.M.S đạt 83,4 tỷ đồng (tăng gần 3%); nợ phải trả 117,6 tỷ đồng, giảm gần 66%.

NDT - KQKD B.M.S

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ