Bình thường mới, 'trao quyền tự chủ' nhiều hơn cho doanh nghiệp
Thiệt hại kinh tế mỗi ngày do giãn cách, cách ly là rất lớn. Hậu quả lớn hơn nếu bị dừng hoạt động quá lâu. Các doanh nghiệp mong muốn khôi phục sản xuất ngay.
Doanh nghiệp ngày càng sức
Tác động của dịch COVID-19 đến tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp rất nghiêm trọng. Kết quả điều tra khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện tháng 9/2021 với gần 3.000 DN cho thấy, có tới 93,9% bị tác động của dịch ở mức độ “hoàn toàn tiêu cực” và “phần lớn là tiêu cực”.
Trong đó, có khoảng 60% DN đánh giá “phần lớn là tiêu cực” và 34% DN nhận định Covid tác động “hoàn toàn tiêu cực”, tăng gấp đôi so với mức 15% của năm 2020. Chỉ có khoảng 4% cho biết không bị ảnh hưởng bởi dịch và khoảng 2% cho hay đại dịch có tác động tích cực mang ,lại cơ hội cho doanh nghiệp để phát triển.
Có 90,8% DN đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh. Khoảng 92% DN quy mô lớn, 81% DN ở quy mô vừa, 94% DN quy mô nhỏ và 90% DN quy mô siêu nhỏ cho lao động nghỉ việc. Trung bình có 96,2% DN gặp ít nhất một trong các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị. Các vấn đề này có thể là khó tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, khó khăn khi quản lý nhân công hay đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nếu các DN bị dừng hoạt động quá lâu, không tránh khỏi làn sóng phá sản hàng loạt.
Đáng chú ý, có khoảng 61,8% DN khó tiếp cận khách hàng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, 57,6% bị đình đốn nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khiến việc quản lý tài sản, dòng tiền trở thành một thách thức lớn. Có 57,2% DN gặp khó khăn trong quản lý nhân sự trong thời kỳ dịch bệnh. Tương tự, dịch bệnh trên toàn cầu gây ra trở ngại lớn về duy trì chuỗi cung ứng với 51,4% DN bị ảnh hưởng.
Đại dịch COVID-19 kéo dài khiến 71% doanh nghiệp báo cáo doanh thu dự kiến năm 2021 giảm so với năm 2020. Có 93% DN trong lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội (chẳng hạn các bệnh viện tư, các trung tâm chăm sóc, điều dưỡng), 87,5% DN ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống dự kiến năm 2021 sẽ bị sụt giảm. Các ngành khác cũng có doanh thu giảm mạnh, với tỷ lệ doanh nghiệp dự tính giảm doanh thu dao động trong khoảng từ 45,9% đến 87%.
Thiệt hại kinh tế mỗi ngày do giãn cách, cách ly là rất to lớn. Nếu các DN bị dừng hoạt động quá lâu, không tránh khỏi làn sóng phá sản hàng loạt. Đặc biệt, với các doanh nghiệp FDI, nếu bị thiệt hại quá nhiều do dừng sản đã phải chuyển đơn hàng sang các nước khác. Khi đó sẽ dẫn tới đình đốn ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, kéo theo là giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm đáng kể.
Khôi phục sản xuất
Các DN cho rằng, khu vực sản xuất cần phải tái mở cửa trong trạng thái "bình thường mới” ngay từ bây giờ. Hãy “trao quyền tự chủ” lớn hơn cho các DN trong việc phòng chống dịch, với sự hậu kiểm của cơ quan chức năng. Những mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường hai điểm đến” hiện không còn phù hợp với các nhà máy lớn, sử dụng nhiều lao động. Các mô hình này cũng không bền vững lâu dài, xét về mặt chi phí, hậu cần, an toàn, sức khỏe và tinh thần của người lao động vì vậy nên thay đổi.

Các DN cho rằng cần phải khôi phục sản xuất ngay.
Cần có một lộ trình rõ ràng ngay từ bây giờ. Chính quyền các địa phương cần làm việc với các DN để phê duyệt phương án khôi phục lại sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 105/NQ-CP/2021. Đặc biệt, cần sớm dỡ bỏ các hạn chế đi lại với người lao động đã đáp ứng được các tiêu chí sản xuất an toàn phòng dịch.
Phải mất rất nhiều thời gian mới khai phá được những thị trường quan trọng xuất khẩu trong “câu lạc bộ tỷ đô”, nhưng đánh mất thì rất dễ, rất nhanh. Thị trường sẽ không chờ ai cả. Việc cắt giảm quy mô sản xuất của nhiều DN FDI đã diễn ra. Việc chuyển một phần công suất từ Việt Nam sang các thị trường khác cũng đã xảy ra. Nếu tiếp tục đóng cửa kéo dài, xu hướng này đương nhiên sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
Các Hiệp hội DN nước ngoài đã khẩn thiết đề nghị Chính phủ và các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt hơn,ể sớm mở cửa lại một cách thực chất. Một khi sản xuất thay đổi, rất khó để quay trở lại, đặc biệt là khi dây chuyền sản xuất đã được mở rộng ở nơi khác.
Nhằm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, các DN cũng đề xuất, cần có một đầu mối để cung cấp vắc xin và phải có một chương trình đo lường được độ phủ vắc xin trên chuỗi cung ứng. Nếu không, tất cả các kế hoạch chỉ là điều kiện cần, chứ không phải điều kiện đủ.
"Chúng tôi kiến nghị tính toán độ phủ theo vùng, chứ không phải một khu vực và chia ra mức độ ưu tiên. Ngắn hạn thì ưu tiên các DN đang hoạt động và chuẩn bị phục hồi, còn dài hạn hơn là kế hoạch tìm vắc xin liên tỉnh", đại diện Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM nêu ý kiến.

Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng DN Gia đình Việt Nam, có hai nhóm giải pháp các DN đang rất quan tâm, mong đợi.
Thứ nhất, nhóm giải pháp về tài chính. Các DN đang bị mất cân đối dòng tiền, do vậy việc duy trì hạn mức tín dụng, hoãn, giãn các khoản thuế, phí là cần thiết.
Thứ hai, nhóm giải pháp đối với người lao động. Các DN đang rất khó khăn trong việc duy trì lực lượng lao động. Họ muốn giữ lao động, nhưng lại không có khả năng trả lương do phải ngừng hoặc sản xuất cầm chừng. Nếu cho lao động nghỉ việc sẽ giảm bớt chi phí trước mắt nhưng khi tuyển dụng lại sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, rất cần chính sách hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp từ Chính phủ để DN duy trì được lực lượng lao động.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đề nghị, Chính phủ cần có gói hỗ trợ từ Nhà nước. Cụ thể là giảm lãi suất đối với cả nguồn vốn vay hiện tại và vốn vay mới xuống còn 4-4,5%/năm. Mặc dù vừa qua các ngân hàng đã công bố mức giảm lãi suất từ 0,3-1,5%/năm cùng các gói tín dụng ưu đãi khác, nhưng mức giảm này không đáng kể so với thiệt hại và DN cũng chưa được hưởng bất cứ ưu đãi nào khác, theo ông Lập.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng rất nhiều DN đã đuối sức, thậm chí kiệt quệ. Do đó, nếu DN được tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất thấp sẽ giúp giảm được chi phí, tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Việc hỗ trợ lãi suất phải được thông qua một cơ chế và điều kiện vay dễ dàng hơn.
(Theo Vietnamnet)
- Cùng chuyên mục
Loạt dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam vừa công khai loạt dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân xây dựng nhà ở.
Đầu tư - 16/04/2025 14:16
Vĩnh Phúc: Cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Có gần 100 doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 16/04/2025 14:15
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ
Các doanh nghiệp của tỉnh Fukui đã trao đổi với lãnh đạo TP. Huế về các tiềm năng hợp tác, nhất là các lĩnh vực về công nghệ.
Đầu tư - 16/04/2025 13:03
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe
Cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn để giúp phương án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.144 km lên quy mô 6 làn xe, đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực địa.
Đầu tư - 16/04/2025 13:00
InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife
Ngày 14/4/2025, ba Quỹ Mở Manulife đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro do Công ty CP InvestingPro phát triển.
Đầu tư thông minh - 16/04/2025 12:13
Đầu tư thế nào trong bối cảnh toàn cầu có nhiều yếu tố bất định?
TS. Hồ Quốc Tuấn khuyến nghị chia danh mục đầu tư làm 3 phần, trong đó một phần là đầu tư dài hạn phân bổ vào các lĩnh vực hưởng lợi từ việc nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và đạt mức cao.
Đầu tư - 16/04/2025 08:52
Nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư lớn sẽ tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
Các quỹ đầu tư lớn, các tổ chức tài chính toàn cầu như: CDH Investments, Partech Ventures, Temasek, Do Ventures, Golden Gate Ventures, , Vina Capital, Mekong Capital…, cùng nhiều nhà đầu tư từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu sẽ đến Việt Nam tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 được tổ chức vào ngày 24/4 tới.
Đầu tư - 16/04/2025 07:55
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
Trong quý I, phân khúc nhà phố, biệt thự có 86 dự án với 5.096 căn, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù lượng tiêu thụ gấp 4 lần so với cùng kỳ nhưng tỷ lệ tiêu thụ vẫn rất thấp, ở mức 7%.
Đầu tư - 15/04/2025 15:31
Lối mở cho các dự án bất động sản chậm tiến độ ở Quảng Nam
Nhiều dự án bất động sản ở Quảng Nam chậm tiến độ, chấm dứt hoạt động được địa phương này gia hạn tiến độ; lựa chọn lại nhà đầu tư để triển khai hoàn thành.
Đầu tư - 15/04/2025 10:58
Tập đoàn Hòa Phát lập 3 doanh nghiệp thực hiện loạt dự án ở Phú Yên
Ba doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hòa Phát sẽ triển khai 3 dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 114.470 tỷ đồng.
Đầu tư - 15/04/2025 09:33
Công ty địa ốc tung chính sách bán hàng hâm nóng thị trường căn hộ
Cùng với nhịp tăng tốc bung hàng, các chính sách bán hàng ưu đãi của chủ đầu tư đang tạo nên bức tranh đa sắc màu cho thị trường căn hộ phía Nam.
Đầu tư - 15/04/2025 07:30
KEPCO quan tâm đến dự án điện hạt nhân tại Việt Nam
Tập đoàn KEPCO cho rằng việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là một quyết định đúng đắn và kịp thời.
Đầu tư - 15/04/2025 06:30
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Comac của Trung Quốc sản xuất linh kiện, chế tạo máy bay tại Việt Nam
Bê cạnh sản xuất linh kiện, chế tạo máy bay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Comac hợp tác với các đối tác đầu tư trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
Đầu tư - 14/04/2025 16:41
Pegatron, LG, General Electric nằm trong số các công ty ở Hải Phòng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thuế quan Mỹ
Việc Mỹ bất ngờ điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu từ mức trung bình 9,4% lên 46% đã gây ra những tác động tiêu cực và trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp lớn tại Hải Phòng, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Đầu tư - 14/04/2025 16:16
Vốn từ Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam
Những năm gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục.
Đầu tư - 14/04/2025 15:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago