BHYT: Nguồn tài chính bền vững cho những người nhiễm HIV/AIDS
Năm 2019, sự kiện “Những bệnh nhân đầu tiên điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV từ BHYT” hứa hẹn là một trong những sự kiện y tế tiêu biểu được triển khai đồng loạt trên toàn quốc.
Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, người nhiễm HIV và gia đình họ hiểu về tầm quan trọng của chính sách BHYT trong việc điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Nhân dịp này, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Dược - Vật tư y tế (thuộc BHXH Việt Nam).
ARV là loại thuốc làm giảm lượng virus HIV, giúp người bệnh khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Khi các nguồn viện trợ quốc tế thuốc ARV không còn nữa, người nhiễm HIV/AIDS sẽ đối mặt với điều gì, thưa ông?
Ông Lê Văn Phúc: Như chúng ta đã biết, HIV/AIDS là căn bệnh mãn tính, phải điều trị liên tục, suốt đời với chi phí lớn. Việc điều trị và tuân thủ điều trị sẽ giúp người bệnh sống lâu, khỏe mạnh và ngăn ngừa khả năng lây nhiễm căn bệnh này ra cộng đồng.
Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong “cuộc chiến” phòng, chống HIV/AIDS, có bước tiến dài trong công tác điều trị, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm; Không chỉ tăng số người được điều trị, mà còn nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc kháng virút ARV (thuốc kháng vi-rút HIV) cho người nhiễm HIV/AIDS. ARV là loại thuốc làm giảm lượng virus HIV, giúp người bệnh khỏe mạnh và quan trọng là làm giảm 95% nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Hiện cả nước có khoảng 200 nghìn người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có khoảng 130 nghìn người dùng thuốc ARV.
Cho đến nay, theo những tài liệu mà chúng tôi có được, Việt Nam là nước duy nhất huy động nguồn lực trong nước thông qua BHYT để chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS.
Ông Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Dược - Vật tư y tế (BHXH Việt Nam)
Khi bỏ điều trị không chỉ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo theo việc điều trị tốn kém và làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Bên cạnh đó, số người nhiễm HIV phần lớn là nhóm dân số yếu thế, nhóm người nghèo.
Mục tiêu của Chính phủ đề ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ chấm dứt đại dịch HIV/AIDS. Chính vì vậy, khi các nguồn viện trợ không còn cho việc điều trị này thì Việt Nam vẫn đảm bảo nguồn lực để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Một trong những giải pháp đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững cho người nhiễm HIV được tiếp cận thuốc ARV chính là từ Quỹ BHYT. Ngày 15/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2188/QĐ-TTg đã quy định việc thanh toán thuốc kháng vi-rút HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia từ nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Thưa ông, Quỹ BHYT đã chuẩn bị như thế nào cho việc chi trả chi phí điều trị HIV cho bệnh nhân qua hệ thống BHYT?
Ông Lê Văn Phúc: BHYT toàn dân là một chính sách đảm bảo an sinh xã hội hết sức nhân văn. Giai đoạn trước chúng ta được sử dụng nguồn viện trợ quốc tế, giờ viện trợ không còn thì chúng ta chăm sóc người bệnh bằng BHYT. BHYT sẽ góp phần cùng với nguồn tài chính khác của Nhà nước nhằm đảm bảo việc cung cấp thuốc điều trị thường xuyên cho những người không may nhiễm HIV.
Trong thời gian vừa qua, quỹ BHYT chi trả cho điều trị nhiễm trùng cơ hội, các xét nghiệm khác cho người bệnh nhiễm HIV có thẻ BHYT. Hiện nay, theo thống kê, năm 2019 sẽ có khoảng 48.000 người nhiễm HIV có thẻ BHYT sử dụng thuốc ARV. Đến năm 2020, số người nhiễm HIV còn lại sẽ được cấp thuốc ARV từ quỹ BHYT.
BHXH Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiện toàn và ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với các cơ sở điều trị HIV/AIDS; xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân điều trị ARV phục vụ cho việc theo dõi thanh toán thuốc ARV nguồn BHYT và thiết lập hệ thống thông tin quản lý đến từng bệnh nhân tham gia điều trị ARV.
BHXH Việt Nam cũng phối hợp với Bộ Y tế xác định nhu cầu, đấu thầu mua thuốc, cung ứng thuốc ARV đến cơ sở điều trị, sử dụng thuốc, thanh quyết toán với mục tiêu điều trị tốt nhất cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT và bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người bệnh. Phác đồ ARV được lựa chọn để mua bằng quỹ BHYT là phác đồ Bậc 1, với những thuốc thông dụng và có sẵn ở Việt Nam. Để chuẩn bị cho nguồn thuốc ARV năm 2019, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia tổ chức đấu thầu thuốc ARV với kết quả tốt, giá cạnh tranh. Các đơn vị trúng thầu sẽ cung cấp, giao hàng cho các cơ sở điều trị trong tháng 02/2019, theo đúng tiến độ dự kiến.
Quỹ BHYT đã có sự chuẩn bị như thế nào để bảo đảm việc chi trả điều trị và chi phí thuốc ARV cho người bệnh, thưa ông?
Ông Lê Văn Phúc: Việc đảm bảo quyền lợi cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT sẽ được thực hiện tốt nhất, cố gắng không bị gián đoạn việc điều trị khi chuyển từ nguồn điều trị từ viện trợ sang điều trị BHYT.
Theo tính toán, mỗi năm, chi phí KCB cho 01 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sẽ hết khoảng 6 triệu đồng (gồm thuốc và xét nghiệm). Với hơn 100.000 bệnh nhân thì chúng ta cần hơn 600 tỷ đồng để điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.
Chúng ta cần có nhiều giải pháp đồng bộ để đảm bảo nguồn quỹ BHYT chi trả cho người tham gia BHYT, bao gồm cả người nhiễm HIV, trong đó cần tập trung:
- Tăng cường công tác quản lý để việc sử dụng quỹ BHYT hiệu quả và tiết kiệm nhất;
- Thực hiện tốt việc đấu thầu, mua sắm, quản lý và sử dụng thuốc hiệu quả, đảm bảo an toàn, chất lượng và giá cả phù hợp;
- Xây dựng lộ trình điều chỉnh mức đóng BHYT phù hợp, tạo thêm các nguồn lực cho KCB BHYT từ các nguồn thuế đối với các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá… được đánh giá là những tác nhân làm gia tăng bệnh tật cho cộng đồng.
Trong thời gian tới, chúng ta phải làm gì để người có HIV chủ động hơn trong việc tham gia BHYT, từ đó được bảo đảm tốt nhất việc điều trị bệnh, thưa ông?
Ông Lê Văn Phúc: Cho đến nay, theo những tài liệu mà chúng tôi có được, Việt Nam là nước duy nhất huy động nguồn lực trong nước thông qua BHYT để chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS.
Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tháo gỡ từng vướng mắc, tạo điều kiện tối đa để người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với BHYT như: Người nhiễm HIV/AIDS không phải tham gia BHYT theo hộ gia đình, trường hợp không có giấy tờ tùy thân,… Qua đó, người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT tăng theo từng năm, nhiều tỉnh thành đã đạt độ bao phủ BHYT 100% cho người nhiễm HIV/AIDS.
Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành phố, độ bao phủ BHYT cho đối tượng này còn thấp do tâm lý sợ lộ thông tin của người bị bệnh. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS lo bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên không muốn cung cấp thông tin để tham gia BHYT. Đặc biệt, một số bệnh nhân tuy có thẻ BHYT nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi ra khám chữa bệnh, hoặc đến nơi không được hưởng BHYT để che giấu tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người nhiễm HIV chưa sẵn sàng mua thẻ BHYT do còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các dự án.
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân điều trị ARV phục vụ cho việc theo dõi thanh toán thuốc ARV nguồn BHYT và thiết lập hệ thống thông tin quản lý đến từng bệnh nhân tham gia điều trị ARV, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bộ Y tế: Tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông cho những người nhiễm HIV, người đang điều trị bằng ARV về tầm quan trọng của BHYT; tham mưu xây dựng cơ chế, nguồn tài chính để hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia BHYT; chỉ đạo, triển khai chống kỳ thị, phân biệt đối xử tại các cơ sở khám chữa bệnh để người nhiễm HIV yên tâm đến điều trị.
BHYT được xác định là xương sống của công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân nói chung và chương trình điều trị HIV/AIDS nói riêng, để chương trình phát triển bền vững, chúng tôi mong muốn các ngành chức năng cần tiếp tục cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS, tạo môi trường thân thiện thông qua thay đổi thái độ, kỹ năng tư vấn, truyền thông của nhân viên y tế với người bệnh…
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Gần 67% doanh nghiệp ngành dược lạc quan về thị trường
Khảo sát triển vọng năm 2025 cho thấy gần 67% số doanh nghiệp ngành dược đặt niềm tin vào sự phát triển của thị trường, chỉ 13,4% dự đoán sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Sự kiện - 23/11/2024 07:23
Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024
Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.
Sự kiện - 22/11/2024 17:01
Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An
Tổng cục Hải quan vừa công bố các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.
Sự kiện - 22/11/2024 14:21
Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Sự kiện - 22/11/2024 11:46
WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao
Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.
Sự kiện - 22/11/2024 10:10
340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch
Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.
Sự kiện - 22/11/2024 08:00
Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06
Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.
Sự kiện - 22/11/2024 07:30
TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.
Sự kiện - 22/11/2024 06:26
Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.
Sự kiện - 21/11/2024 23:28
Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới
Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Sự kiện - 21/11/2024 23:25
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'
Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.
Sự kiện - 21/11/2024 17:22
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Sự kiện - 21/11/2024 17:06
BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI
Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.
Sự kiện - 21/11/2024 16:21
Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.
Sự kiện - 21/11/2024 12:09
VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06
Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".
Sự kiện - 21/11/2024 10:59
Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa
Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
Sự kiện - 21/11/2024 10:42
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 3 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago