Bắc Kinh sẽ làm gì để theo đuổi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

TIỆP NGUYỄN
06:54 06/07/2019

Trung Quốc vẫn tiếp tục đi theo tiến trình 40 năm cải cách và mở cửa. Nhưng để theo đuổi được điều đó, các lãnh đạo Trung Quốc cần phải tìm cách để xuống thang với Mỹ, tránh được cái giá phải trả quá lớn và các thiệt hại tiềm tàng nặng nề khi tái định hình nền kinh tế toàn cầu.

Đó là quan điểm của tác giả Dư Vĩnh Định viết trên Project Syndicate. Tác giả này cũng cho rằng Trung Quốc có rất ít sự lựa chọn để làm điều này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đã có đồng thuận để tiếp tục các đàm phán thương mại trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka, nhưng con đường để kết thúc chiến tranh thương mại vẫn còn rất mù mờ.

Sau cùng, 2 lãnh đạo đã đạt được một thỏa thuận tương tự như trong cuộc họp G20 tháng 12 năm ngoái tại Buenos Aires (Argentina) và cuối cùng những cuộc thảo luận đã thất bại, nhất là khi ông Trump đã hiểu lầm thái độ hòa hoãn của Trung Quốc là sự yếu đuối.

Chúng ta vẫn chưa biết liệu ông Trump có lặp lại sai lầm đó một lần nữa. Trong trường hợp này, cần xem xét chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục mở ra trong những tháng, những năm sắp tới thế nào? Và Trung Quốc có thể làm gì để tự bảo vệ mình.

Việc áp thuế nhập khẩu trong tương lai gần sẽ không thay đổi, không tăng thêm mà cũng không bị loại bỏ. Thỏa thuận tại Osaka đã giữ ông Trump không tiếp tục thực hiện mối đe dọa sẽ áp thêm thuế vào 300 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Nhưng, thỏa thuận này không đảo ngược những biện pháp mà ông Trump áp dụng trước đó, như tăng từ 15% tới 25% thuế vào 200 tỷ USD hàng Trung Quốc mà chính quyền của ông Trump đã áp dụng sau vòng đàm phán cuối cùng đổ vỡ vào hồi tháng 5.

01-Donald-Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 Osaka

Việc áp các loại thuế tuy chưa gây ra những hậu quả thật sự nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc, nhưng tác dụng của nó sẽ ngày càng sâu sắc. Trung Quốc sẽ muốn thuyết phục Mỹ gỡ bỏ chúng hay ít nhất không tiếp tục nâng thuế lên tiếp, nếu họ không muốn cũng trả đũa Mỹ bằng cách áp thuế.

Thay vào đó, Trung Quốc nên tập trung vào việc giảm thặng dư thương mại song phương của nước này với Mỹ. Càng ngày càng có bằng chứng cho thấy rõ việc áp thuế của ông Trump gây ảnh hưởng xấu tới các doanh nhân và người tiêu dùng Mỹ hơn là với Trung Quốc.

Hiện tại, sự phản đối cuộc chiến thương mại của ông Trump đang tăng cao trong nước Mỹ. Ví dụ, Phòng Thương mại Mỹ - một trong những tổ chức vận động hành lang cho công việc kinh doanh quyền lực nhất đã kêu gọi bỏ hoàn toàn những loại thuế đã áp trong 2 năm vừa qua.

Với chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 đang được thực hiện, điều cuối cùng ông Trump cần làm là dẹp đi sự đối lập trong cơ sở chính trị của mình, không để rủi ro đưa nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Hiệu ứng của cuộc chiến thương mại đã lan rộng ra cả đầu tư ở nước ngoài. Trong những năm vừa qua, giá thành sản xuất sản phẩm tại Trung Quốc tăng lên đã khiến rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài, ngay cả các công ty Trung Quốc muốn chuyển hoạt động của mình ra những nước có chi phí sản xuất thấp hơn như Thái Lan hay Việt Nam.

Cuộc chiến thương mại đang đẩy nhanh tiến trình này. Theo số liệu từ Việt Nam, đầu tư nước ngoài tăng gần 70% trong 5 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước, sự tăng trưởng lớn nhất kể từ 2015. Trong khi đó, tăng trưởng đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc đang chậm lại.

Chính quyền của Tổng thống Trump muốn các công ty Mỹ rời Trung Quốc. Điều này khiến Trung Quốc cần thuyết phục họ ở lại. Và có nghĩa là Bắc Kinh cần cải thiện môi trường đầu tư nội địa, bao gồm cả việc giải quyết và xử lý những quan ngại hợp pháp của các công ty nước ngoài, bằng cách cải thiện việc bảo vệ các tài sản trí tuệ và rộng hơn nữa là đẩy mạnh việc tôn trọng các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

02-ThamHutThuongMai

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2017 là 375,2 tỷ USD.

Nhưng, áp lực với Trung Quốc chưa dừng lại ở đó. Mỹ đang hăm hở rút các công ty công nghệ cao của đất nước mình ra khỏi các chuỗi giá trị toàn cầu. Mới đây, ông Trump đã tuyên bố ông sẽ cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán sản phẩm của Huawei của Trung Quốc sau một chiến dịch kéo dài nhiều tháng chống lại công ty này.

Tuy nhiên, không chắc chính quyền của ông sẽ từ bỏ những nỗ lực để chèn ép ngành công nghệ cao Trung Quốc. Chính quyền của ông Trump đã có chính sách tương tự với nhà sản xuất điện thoại thông minh ZTE vào năm ngoái.

Trung Quốc có 3 sự lựa chọn. Đầu tiên, họ có thể thừa nhận áp lực của Mỹ và rời khỏi các chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ 2, họ có thể vẫn tiếp tục tham gia cuộc chiến, hi vọng với các mối liên hệ liên kết qua lại có sẵn, các lệnh trừng phạt đối với những công ty công nghệ cao Trung Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng tương tự với các công ty Mỹ (như Qualcomm) đủ để chính quyền của tổng thống Trump phải thoái lui.

Lựa chọn thứ 3 là tập trung vào hỗ trợ các công ty công nghệ cao nội địa nhằm nỗ lực đẩy mạnh vị thế của họ trong các chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển các kế hoạch dự phòng.

Trung Quốc cũng phải chuẩn bị cho khả năng cuộc chiến thương mại leo thang thành một cuộc chiến tiền tệ. Nếu, đồng nhân dân tệ bị áp lực phải phá giá và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không can thiệp để ổn định giá trị của nó so với đồng USD - Mỹ có thể gán cho Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ. Và khi đó, Trung Quốc sẽ rất khó có thể làm gì.

Viễn cảnh Trung Quốc sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt tài chính mà chính quyền Trump thường sử dụng cũng tương tự như trên. Tháng trước, một thẩm phán Mỹ đã kết luận 3 ngân hàng lớn của Trung Quốc coi thường tòa án khi từ chối cung cấp những bằng chứng cho một cuộc điều tra về việc Triều Tiên vi phạm lệnh trừng phạt.

Phán quyết này đã bỏ qua thực tế là, theo luật của Trung Quốc thì mọi yêu cầu về chứng từ của ngân hàng phải được tuân theo thỏa thuận hợp tác chung giữa Trung Quốc và Mỹ.

03-ThangDuThuongMai

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ từ 2004-2018.

Cơ hội để giải quyết những tranh chấp như vậy rất mong manh. Các thực thể tài chính Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho nhiều vấn đề xảy ra hơn, bao gồm rủi ro bị đưa vào danh sách đen, cấm sử dụng đồng USD và các dịch vụ quan trọng như SWIFT (Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế) và CHIPS [Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng quốc tế]. Đây là sự trừng phạt mà rất ít công ty có thể tồn tại.

Hiện tại, có một ngân hàng Trung Quốc nằm trong danh sách trừng phạt CAPTA (Ngân hàng ủy thác và ngân hàng thanh toán trung gian). Điều này có nghĩa là ngân hàng này không thể mở tài khoản ủy thác hay thanh toán tại Mỹ. Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho những điều tồi tệ hơn sắp xảy ra.

Chính phủ Trung Quốc có rất ít sự lựa chọn nhưng họ có thể thực hiện những nỗ lực về lập pháp để bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng Trung Quốc, trong khi khuyến khích các thực thể tài chính của mình tuân theo các quy định về tài chính của Mỹ với độ thận trọng cao nhất. Họ cũng nên tiếp tục quốc tế hóa đồng nhân dân tệ dù vẫn còn một chặng đường xa để đến được mặt trận này.

Trung Quốc vẫn theo đuổi tiến trình mở cửa và cải cách trong 40 năm qua. Ngày nay, tiến trình này cần tập trung vào những nỗ lực cấp đôi trong việc củng cố quyền sở hữu, cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ chủ nghĩa đa phương.

Nhưng để làm được điều này, Trung Quốc cần tìm con đường xuống thang với Mỹ và tránh được cái giá lớn phải trả khi đối đầu trong cuộc chiến thương mại.

  • Cùng chuyên mục
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự kiện - 10/06/2025 10:13

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.

Sự kiện - 10/06/2025 08:25

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54