Ba 'nút thắt' với phát triển nhà ở xã hội

ĐÌNH VŨ
07:00 23/05/2025

Ba nút thắt lớn nhất để phát triển nhà ở xã hội hiện nay trên thực tiễn là quỹ đất "sạch", vốn và thủ tục hành chính.

Sáng 20/5, thừa ủy của Thủ tướng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh báo cáo dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NOXH) hướng tới đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội do Chính phủ đề ra.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp (UBPLTP) của Quốc hội tán thành các đề xuất của Chính phủ và đánh giá đây đều là những chính sách mới, lớn, có tác động sâu rộng đến nguồn lực nhà nước, quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Ủy ban tán thành việc thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia; cơ chế đặc thù về việc giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng NOXH không thông qua đấu thầu.

Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng đề nghị, Chính phủ làm rõ vị trí pháp lý, mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của quỹ NOXH; cân nhắc thận trọng một số vấn đề chưa có đánh giá tác động chính sách kỹ lưỡng.

Để có thêm góc nhìn về những vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội trên thực tiễn, Nhadautu.vn đã có buổi trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Đỉnh.

Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từ thực tiễn tham gia các hoạt động tư vấn pháp lý phát triển các dự án nhà ở xã hội tại các địa phương trong một vài năm trở lại đây, theo ông đâu là những “điểm nghẽn” khiến các dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ, cách rất xa mục tiêu Chính phủ đề ra?

Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh: Thực tế chỉ ra 3 điểm nghẽn lớn nhất với phát triển dự án nhà ở xã hội.

Một là không đủ “quỹ đất sạch” cho các dự án nhà ở xã hội. Cần lưu ý là “quỹ đất sạch”, vì quỹ đất dành cho phát triển NOXH thì đã được xác định trong các đề án quy hoạch của tỉnh, thành phố và trên quy hoạch thì đất cho NOXH rất nhiều nhưng trên thực tế quỹ đất sẵn sàng để triển khai ngay dự án NOXH thì rất hạn chế, thường bị bó buộc bởi tư duy quỹ đất NOXH đã nằm trong các khu đô thị. Theo quy định hiện nay, một khu đô thị sẽ dành 20% quỹ đất ở để xây NOXH, dẫn tới việc các địa phương lệ thuộc vào quỹ đất NOXH trong dự án khu đô thị do chủ đầu tư bố trí. Trước đây khi tôi đặt vấn đề xây dựng các khu NOXH, một số lãnh đạo địa phương rất e dè, cho biết đã có đất để xây dựng NOXH trong khu đô thị rồi nên không cần các dự án NOXH khác nữa.

Trong khi, thực tế vướng mắc là với dự án khu đô thị thì chủ đầu tư hoàn toàn chủ động trong lập quy hoạch chi tiết. Đương nhiên, chủ đầu tư sẽ ưu tiên vị trí đẹp, kinh doanh tốt, thuận tiện cho nhà ở thương mại, còn lại vị trí không đẹp, khó giải phóng mặt bằng sẽ dành quy hoạch NOXH. Điều này không trái luật và tuân theo quy luật thị trường. Thực tế thời gian qua cho thấy, các phần diện tích quy hoạch NOXH trong khu đô thị trường ở các vị trí khó giải phóng mặt bằng, có thể đang là làng, xóm, có nhà ở hiện hữu, thậm chí quy hoạch cả nghĩa trang để làm NOXH, vì chủ đầu tư xác định chẳng kỳ vọng gì, bố trí cho đủ chỉ tiêu là được. Vì vậy, quỹ đất sạch cho NOXH là rất hạn chế.

Rồi ngay cả khi dự án NOXH may mắn được bố trí quỹ đất sạch thì chủ đầu tư cũng không quyết liệt để triển khai, một phần vì lợi nhuận không cao, một phần vì luật cũng không có quy định rõ ràng, chế tài xử lý, cưỡng chế khi chủ đầu tư không xây dựng NOXH. Theo quy định hiện nay thì chủ đầu tư không xây NOXH sẽ bàn giao lại cho nhà nước nhưng lại không có quy định cụ thể về thời điểm phải chuyển giao? Và nếu chủ đầu tư không bàn giao thì cưỡng chế như thế nào, thưởng, phạt ra sao? Vì vậy, hiện nay vẫn có tình trạng địa phương gửi công văn yêu cầu bàn giao nhưng chủ đầu tư không thực hiện, địa phương cũng không biết xử lý thế nào do luật không quy định rõ.

Vấn đề thứ hai là về nguồn vốn. Hiện nay đây vẫn là vấn đề khó khăn khi không có ưu đãi lãi suất đủ tốt cho chủ đầu tư và người mua nhà.

Ở Việt Nam, chủ đầu tư huy động vốn phát triển nhà ở xã hội chủ yếu vẫn là vay thương mại. Với lãi suất trung bình khoảng 10%/năm, nếu là các dự án nhà ở thương mại thì sẽ đẩy vào giá nhà nhưng với dự án NOXH, luật quy định lợi nhuận chỉ được tối đa 10%, thì chỉ cần sản phẩm bị tồn kho 2 năm là dự án đã không có lãi. Trong khi đó, khách hàng cũng không có gói tín dụng ưu đãi lãi suất đủ hấp dẫn để mua nhà.

Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ yêu cầu các ngân hàng thương mại triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất với chủ đầu tư và người mua NOXH nhưng triển khai cho đến nay vẫn nhỏ giọt. Có thể hiểu rằng đây là gói vay của các ngân hàng thương mại, từ nguồn “thắt lưng buộc bụng” của họ với lãi suất thấp hơn thị trường khoảng 2% nhưng thời gian cho vay ưu đãi quá ngắn. Với người mua nhà, lãi suất ưu đãi trong khoảng 5 năm, sau đó thả nổi; với chủ đầu tư ưu đãi khoảng 2-3 năm, sau đó thả nổi. Chủ đầu tư chỉ triển khai chậm một vài năm là đã phải chịu lãi suất thương mại thì rất khó cho cả chủ đầu tư cũng như người mua nhà. Điều này làm các ngân hàng thương mại cũng không mặn mà, người mua nhà và chủ đầu tư cũng không dám vay (do lo ngại về khả năng trả nợ gốc và lãi).

Vướng mắc lớn thứ ba là thủ tục hành chính. Để hoàn thành thủ tục một dự NOXH rất phức tạp, đây cũng là lý do làm nản lòng nhà đầu tư.

Theo đó, để chuẩn bị thủ tục cho một dự án NOXH không chỉ kéo dài như 1 dự án nhà ở thương mại thông thường mà còn cộng thêm một loạt các thủ tục đặc thù như xét duyệt đối tượng được mua nhà, thẩm định giá bán nhà, vì NOXH có đặc điểm là Nhà nước kiểm soát cả đối tượng mua và giá bán. Sau đó còn hậu kiểm, quyết toán, giống với một dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Vậy theo ông giải pháp để tháo gỡ 3 vướng mắc nêu trên là gì? Với dự thảo Nghị quyết quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NOXH) Chính phủ đang trình Quốc hội có tháo gỡ được các vướng mắc nêu trên?

Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh: Nghị quyết đang đi rất đúng hướng, giúp giảm thiểu thủ tục hành chính. Nếu nghị quyết được thông qua sẽ có tác dụng đáng kể trong giảm thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.

Thứ nhất là giảm thủ tục lựa chọn nhà đầu tư. Hiện nay theo Luật Nhà ở, lựa chọn nhà đầu tư phải thông qua đấu thầu, còn Nghị quyết cho phép giao chủ đầu tư (một hình thức chỉ định) và chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời, giúp rút ngắn được đáng kể thời gian, thủ tục.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, nếu giao chủ đầu tư sẽ tiềm ẩn nguy cơ “giao cho ai?”, đi cùng với đó là cơ chế đặc quyền, đặc lợi, dẫn tới tiêu cực. Trong dự thảo nghị quyết có nêu các tiêu chí, ưu tiên kinh nghiệm, năng lực tài chính nhưng ở khâu ban hành nghị định quy định chi tiết và sau đó là quá trình thực thi cũng cần làm rõ một cách công khai, minh bạch, tránh cơ chế xin - cho.

Thứ hai là lập quy hoạch chi tiết. Nếu ở một dự án thông thường sẽ có 2 bước: Một là lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và hai là lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch. Hiện nghị quyết bỏ phần lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, chỉ yêu cầu lập đồ án quy hoạch, vậy là giảm được khoảng một nửa thời gian lập quy hoạch. Đây là điểm tích cực.

Thứ ba là giải pháp chủ đầu tư không phải thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quan nhà nước. Đây cũng là giải pháp tương đối hiệu quả, vì hiện bước này mất khoảng 30 ngày trình và phê duyệt.

Tiếp theo là thủ tục thẩm định thiết kế phòng cháy, chữa cháy, theo nghị quyết sẽ tích hợp trong thủ tục cấp phép xây dựng. Điều này cũng sẽ giúp tiết kiệm đâu đó 30 ngày nữa.

Ngoài ra, nếu chủ đầu tư dùng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình (giống “may công nghiệp” theo số đo có sẵn) sẽ được miễn giấy phép xây dựng. Như vậy triển khai sẽ rất nhanh, tiết kiệm khoảng 30 ngày xin giấy phép.

Nghị quyết có một điểm đáng lưu ý là xác định giá bán. Trước đây tư duy là tiền kiểm, nhà nước phê duyệt giá trước thì nay chủ đầu tư tự xác định giá, nhà nước hậu kiểm sau. Nếu thấy khâu hậu kiểm cho giá thấp hơn giá chủ đầu tư đã bán thì chủ đầu tư trả tiền cho khách hàng, còn cao hơn thì chủ đầu tư cũng không được thu thêm. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhưng lưu ý chủ đầu tư cần tính toán chuẩn xác, tránh trường hợp hợp đồng ký rồi, sau lại có nguy cơ phải trả lại tiền. Như vậy, chủ đầu tư cần phải thuê đơn vị tư vấn thẩm tra, thẩm định giá.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại dự thảo Nghị quyết mới giải quyết được vướng mắc về thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian lựa chọn nhà đầu tư, cấp phép xây dựng, còn 2 nút thắt lớn hiện nay là quỹ đất và vốn thì chưa được giải quyết triệt để.

Thứ nhất, về quỹ đất. Chúng ta cần thay đổi theo hướng trao trách nhiệm cho địa phương, để họ tự bố trí đất cho dự án NOXH theo kế hoạch của địa phương. Chỉ có chính quyền địa phương mới hiểu nhu cầu của người dân và bố trí vị trí NOXH ở đâu cho phù hợp. Quỹ đất NOXH có thể nằm trong khu đô thị nhưng cũng có thể độc lập; điều này cần linh hoạt, phản ánh đúng tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để, giúp địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Người dân ở địa phương nào thiếu nhà thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Luật Nhà ở, Luật Đất đai cũng đã có cơ chế trao thẩm quyền cho địa phương. Và nếu đã bố trí NOXH rồi, đồng thời cũng phải bố trí ngân sách để chủ động giải phòng mặt bằng. Tức là đã dành quỹ đất để xây dựng NOXH trên quy hoạch rồi thì cũng phải có giải pháp để thực hiện, như vậy mới thu hút được chủ đầu tư, người dân mua NOXH.

Hiện nay các quy định trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở đều rất tiến bộ, chỉ có 1 hạn chế, là một số quy định chưa đồng bộ, còn mâu thuẫn như đã trao thẩm quyền cho địa phương nhưng vẫn có quy định, trong dự án khu đô thị vẫn phải dành 1 phần đất cho NOXH (cụ thể là 20% theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP về phát triển nhà ở xã hội). Như vậy lại quay trở lại những vướng mắc trước đây, khi tư duy bố trí NOXH phải neo đậu vào một khu đô thị, sinh ra mâu thuẫn, chồng chéo.

Rồi cũng có quy định nếu chủ đầu tư khu đô thị không xây NOXH thì phải nộp tiền theo giá đất xác định tại thời điểm hoàn thành hạ tầng kỹ thuật. Quy định này dẫn tới câu hỏi về cách thức tính tiền nếu chủ đầu tư không xây NOXH. Trên thực tế là không tính được. Một số địa phương đã gửi công văn hỏi các Bộ, ngành về vấn đề này nhưng vẫn chưa có giải pháp, hướng dẫn để thực thi được.

Theo đó, cần sửa đổi Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, cần chấp nhận thay đổi triệt để hơn nữa theo hướng tôn trọng quyền định đoạt của địa phương. Địa phương sẽ xác định khu đất nào là để phát triển khu nhà ở thương mại cao cấp và và khu đất nào sử dụng làm NOXH. Tiền thu từ dự án thương mại có thể trích ra chi giải phóng mặt bằng và xây dựng, đấu nối hạ tầng cho các dự án NOXH, như vậy lợi ích cho cộng đồng sẽ lớn hơn nhiều việc yêu cầu chủ đầu tư khu đô thị dành 20% quỹ đất cho NOXH.

Về vấn đề thứ hai, liên quan tới nguồn vốn. Tôi cho rằng Nhà nước phải mạnh mẽ hơn nữa trong các giải pháp tài chính. Có ý kiến cho rằng, Nhà nước nên dùng ngân sách cấp bù lãi suất cho người mua cũng như chủ đầu tư dự án NOXH với thời gian ưu đãi lãi suất đủ dài (20, 30 năm) và đủ hấp dẫn (khoảng 5%). Như vậy thì mới có giá trị đột phá, tạo động lực cho phát triển NOXH.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu áp dụng giải pháp cấp bù lãi suất thì cũng cần làm rõ vấn đề thanh, kiểm tra việc sử dụng vốn, sẽ khiến địa phương, các ngân hàng thương mại, chủ đầu tư, người dân e ngại. Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị đã nêu rõ một năm chỉ thanh, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần, vì vậy khi thiết kế gói hỗ trợ này cần công khai, minh bạch, tôn trọng hoạt động kinh tế thông thường của ngân hàng, doanh nghiệp..., tránh can thiệp thông qua hoạt động thanh, kiểm tra.

Trân trọng cảm ơn Ông!

Sắp diễn ra hội thảo Góp ý dự thảo Nghị quyết Quốc hội về phát triển nhà ở xã hội

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nghị quyết được kỳ vọng sẽ đưa ra những giải pháp quan trọng, đột phá nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt giúp đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội; thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, đồng thời giúp người dân thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở với giá cả phù hợp, gắn với việc hoàn thành mục tiêu thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

Nhằm đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, ngày 27/5 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội”.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và được tường thuật trên các ấn phẩm của Tạp chí Nhà đầu tư cũng như các cơ quan báo chí, truyền thông.

  • Cùng chuyên mục
Thép SMC qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai?

Thép SMC qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai?

Cổ phiếu Thép SMC đã thoát án hủy niêm yết, tuy nhiên đà phục hồi còn nhiều khó khăn do bối cảnh ngành thép đối mặt nhiều thách thức.

Tài chính - 22/05/2025 15:07

Sacombank bổ nhiệm Quyền CEO thay bà Nguyễn Đức Thạch Diễm

Sacombank bổ nhiệm Quyền CEO thay bà Nguyễn Đức Thạch Diễm

Ông Nguyễn Thanh Nhung, Quyền Tổng Giám đốc của Sacombank có hơn 30 năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, từng làm sếp lớn tại Vietbank và Eximbank.

Tài chính - 22/05/2025 12:27

Vietravel đổi tên

Vietravel đổi tên

Vietravel rút ngắn tên gọi nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành tập đoàn du lịch đa quốc gia.

Tài chính - 22/05/2025 07:39

Nhà ở xã hội – Bối cảnh mới cần tư duy mới

Nhà ở xã hội – Bối cảnh mới cần tư duy mới

TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, trong bối cảnh mới, cần tư duy mới về phát triển nhà ở xã hội.

Tài chính - 22/05/2025 07:00

'Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ đảm bảo nhà ở xã hội cho người trẻ'

'Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ đảm bảo nhà ở xã hội cho người trẻ'

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ tạo ra quỹ nhà ở giá rẻ và đảm bảo nhà ở xã hội cho người trẻ chưa có nhà. Quỹ hoạt động trên nguyên tắc bảo tồn quỹ và phi lợi nhuận.

Tài chính - 22/05/2025 06:58

Cổ phiếu HHS về đỉnh 10 năm

Cổ phiếu HHS về đỉnh 10 năm

HHS tăng mạnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến tích cực và có nhiều thông tin hỗ trợ doanh nghiệp này.

Tài chính - 21/05/2025 18:22

Nhóm quỹ Dragon Capital tiếp tục rút vốn khỏi FPT Retail

Nhóm quỹ Dragon Capital tiếp tục rút vốn khỏi FPT Retail

Cổ phiếu FPT Retail phục hồi tốt từ giữa tháng 4 đến nay nhưng nhóm quỹ Dragon Capital vẫn tiếp tục giảm sở hữu, tỷ lệ từ 14% xuống dưới 10%.

Tài chính - 21/05/2025 10:58

VN-Index tăng 20% từ 'đáy' 9/4, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

VN-Index tăng 20% từ 'đáy' 9/4, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

VN-Index có sự phục hồi mạnh song sự lựa chọn cổ phiếu ngày càng trở nên khó hơn, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro và cần có sự chọn lọc để lựa chọn doanh nghiệp triển vọng.

Tài chính - 21/05/2025 06:45

Chính phủ đề xuất NHNN quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Chính phủ đề xuất NHNN quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Chính phủ đề xuất chuyển quyền quyết định từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với khoản cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm và không có tài sản bảo đảm.

Tài chính - 20/05/2025 14:06

City Auto: Trả cổ tức tiền mặt sau 6 năm, gia nhập bán xe VinFast

City Auto: Trả cổ tức tiền mặt sau 6 năm, gia nhập bán xe VinFast

Lãnh đạo City Auto thừa nhận việc bán xe hiện nay khá khó kiếm lời, công ty sẽ tăng cường các nguồn thu nhập khác như phụ kiện, dịch vụ, bảo hiểm, tài chính.

Tài chính - 20/05/2025 13:01

Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?

Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?

Dù chưa thay đổi được trạng thái bán ròng tính từ đầu năm, song giao dịch của khối ngoại nửa đầu tháng 5 được nhiều nhóm phân tích gọi là "tín hiệu đảo chiều" sau 2 năm miệt mài xả hàng.

Tài chính - 20/05/2025 11:02

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Novaland dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.

Tài chính - 19/05/2025 14:23

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 19/05/2025 06:45

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.

Tài chính - 18/05/2025 09:18

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.

Tài chính - 18/05/2025 08:36