‘Ba cơ một nguy’ của Trung Quốc khi đàm phán Trump – Tập diễn ra

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tối 1/12 tại Buenos Aires, Argentina. Cuộc gặp này có thể mang lại lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
NHƯ TÂM
30, Tháng 11, 2018 | 09:58

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tối 1/12 tại Buenos Aires, Argentina. Cuộc gặp này có thể mang lại lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Kỳ vọng ông Tập sẽ công khai nhượng bộ là điều không thực tế. Tuy nhiên, chấm dứt “chiến tranh thương mại” trước khi nó trở thành “chiến tranh lạnh” kiểu mới cũng nằm trong các lợi ích của Trung Quốc.

Thế giới còn kỳ vọng giới lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc sẽ suy nghĩ theo hướng sáng tạo và khéo léo để đạt thỏa thuận mà không bên nào bị mất mặt.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc gặp không đi đúng hướng?

Cuộc chiến thương mại của Trump được coi là “cuộc khủng hoảng” cho chính sách thương mại Trung Quốc. Phía Trung Quốc coi "cuộc khủng hoảng" là “Wei ji” (nguy cơ), tức “nguy hiểm và cơ hội”. Mọi người đều hiểu rõ về “nguy hiểm” trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc chiến có thể giúp Trung Quốc trỗi dậy cả về mặt chiến lược lẫn kinh tế nếu Bắc Kinh có thể nắm lấy “cơ hội” này.

c76cats46

 

'Ba cơ'

Cuộc chiến thương mại sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc suy nghĩ lại về chiến lược phát triển đất nước. Xuất khẩu cùng tổng thể kinh tế của Trung Quốc chắc chắn thiệt hại trong ngắn hạn nhưng điều đó khuyến khích Bắc Kinh sửa chữa những vấn đề chính sách.

Ví dụ, mô hình kinh tế chú trọng xuất khẩu của Trung Quốc rất dễ bị tổn thương do chiến tranh thương mại. Để đảm bảo an ninh kinh tế, Trung Quốc cần cân nhắc thay đổi. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng của ZTE đã mang lại một bài học cho Trung Quốc về hậu quả nghiêm trọng khi phụ thuộc vào công nghệ Mỹ trong ngành công nghiệp viễn thông liên lạc.

Truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu nói về khoảng cách công nghệ lớn trong nhiều lĩnh vực giữa Mỹ và Trung Quốc sau vụ ZTE.

Chiến tranh thương mại cũng sẽ khuyến khích Trung Quốc điều chỉnh chiến lược đối ngoại. Một cường quốc đang lên tìm kiếm sức mạnh, quyền lực là điều bình thường, nhưng thời điểm và cách thức theo đuổi “vị thế” đó luôn là quyết định khó khăn. Nhật Bản và Đức từng thất bại khi trỗi dậy trong đầu thế kỷ 20 do chọn sai chiến lược và sai thời điểm.

Trung Quốc từng nhấn mạnh sự trỗi dậy của nước này sẽ khác, mang bản chất hòa bình. Tuy nhiên, thế giới đang chú ý đến cách Trung Quốc làm nhiều hơn là điều Trung Quốc nói.

Trung Quốc bắt đầu theo đuổi “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI), kế hoạch đầu tư hạ tầng dọc châu Âu và châu Á, từ năm 2013. Giới chức nước này mô tả BRI là sáng kiến kinh tế nhưng những quốc gia khác lo ngại về ảnh hưởng chiến lược.

BRI có thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc trên trường quốc tế? Những khó khăn đang chồng chất trong các dự án, gần đây là ở Malaysia và Maldives, đã cho thấy hệ quả từ việc trải dài chiến lược thông qua vành đai và con đường.

Ngân sách của Trung Quốc, bị hạn chế bởi chiến tranh thương mại, có thể buộc giới lãnh đạo xem xét liệu các dự án trong BRI đã vượt khỏi thiết kế ban đầu hay chưa.

Chiến tranh thương mại còn giúp Trung Quốc củng cố khả năng dẫn dắt của nước này ở châu Á - Thái BÌnh Dương. Tổng thống Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại, tập trung vào thuế, với tất cả đối tác lớn, không chỉ Trung Quốc. Dù Mỹ đã thắng trận ở Bắc Mỹ, thiết lập thỏa thuận mới với Mexico và Canada, những chính sách của Trump đã khiến danh tiếng của nước Mỹ bị tổn hại.

Quyền lực mềm của Mỹ đang bị xói mòn sẽ mở ra cơ hội để Trung Quốc thế chỗ. Trung Quốc đã hàn gắn quan hệ song phương với Nhật Bản, thể hiện ở chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 10 của Thủ tướng Shinzo Abe. Ngoại giao thành công ở châu Á sẽ giúp Trung Quốc tích lũy được thêm sức phòng thủ trước áp lực từ Mỹ trong vấn đề thương mại hoặc các khía cạnh khác.

'Một nguy'

Việc một lãnh đạo chính trị thay đổi, dù họ biết có những vấn đề trong chính sách, là điều không hề dễ dàng. Họ có thể không muốn sửa bởi nó tác động đến tình hình trong nước. Do đó, những “mặt lợi” mà Trump đang tạo ra cho Trung Quốc có thể không được nước này đón nhận

Trái lại, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể “đáp trả” bằng việc kiên quyết hoặc tăng cường những chính sách đó, thể hiện sức mạnh của họ. Bất kỳ sự thay đổi chính sách nào cũng có nguy cơ bị diễn giải thành thỏa hiệp, thất bại… Do đó, thay vì tiếp tục cải cách kinh tế, Trung Quốc có thể đi theo hướng khác, nguy cơ tạo ra thảm họa cho cả Trung Quốc và thế giới.

(Theo SCMP)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ