Áp lực cạnh tranh gia tăng, lợi nhuận của Vietjet Air giảm sâu

Nhàđầutư
Trong quý IV/2019, lợi nhuận sau thuế của CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air - Mã: VJC) chỉ đạt 539 tỷ đồng, giảm đến 65% so với cùng kỳ năm trước.
THANH HƯƠNG
31, Tháng 01, 2020 | 14:48

Nhàđầutư
Trong quý IV/2019, lợi nhuận sau thuế của CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air - Mã: VJC) chỉ đạt 539 tỷ đồng, giảm đến 65% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Hàng không Vietjet vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 13.925 tỷ đồng, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sự giảm sút này đến từ việc áp lực cạnh tranh thị trường hàng không gia tăng, dẫn đến doanh thu vận chuyển hành khách của Vietjet Air trong kì giảm 8% còn 5.269 tỷ đồng, doanh thu bán và cho thuê tàu bay giảm gần một nửa còn 5.170 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động tăng cộng thêm lỗ từ công ty liên kết khiến lợi nhuận ròng của Vietjet Air chỉ đạt 539 tỷ đồng, giảm tới 65% so với cùng kì năm trước.

Tính cả năm 2019, Vietjet Air thu về 52.059 tỷ đồng doanh thu và 5.010 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 81% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra trong năm.

Nhìn chung không chỉ riêng Vietjet Air mà cả Vietnam Airlines cũng chịu chung áp lực suy giảm thị phần hàng không nội địa. Cụ thể, trong quý IV, Vietnam Airlines đạt 23.083 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 800 tỷ so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, việc các khoản chi phí tăng cao khiến Vietnam Airlines lỗ 134 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nhờ có 212 tỷ đồng lợi nhuận khác, chủ yếu là từ hoạt động bán cho thuê lại máy bay nên Vietnam Airlines vẫn có lãi trước thuế 78 tỷ đồng trong quý vừa qua.

Trở lại với Vietjet Air, tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt mức 47.608 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Phần tăng này chủ yếu từ các khoản phải thu, trong đó phải thu ngắn dài hạn tăng hơn 2.000 tỷ; phải thu ngắn hạn tăng hơn 8.000 tỷ đồng. Nợ phải trả cuối kì của Vietjet Air gần 32.300 tỷ đồng, tăng 29% so với hồi đầu năm; trong đó vay ngắn hạn 8.159 tỷ đồng và vay dài hạn 3.664 tỷ đồng.

Vietjet---Mo-ban-2-duong-bay-moi-tu-Da-Nang-1

Vietjet Air đang đẩy mạnh phát triển thị trường quốc tế

Trong vài năm gần đây, Vietjet Air đã đẩy mạnh phát triển thị trường quốc tế, trong nửa đầu năm 2019, hãng này công bố đạt 27% thị phần quốc tế nhờ vào việc mở rộng mạng đường bay quốc tế ở thị trường Đông Bắc Á chặng ngắn có giá trị cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, kết nối các thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam như Đà Nẵng, Phú Quốc. Chiến lược này dẫn đến khả năng mở rộng mạng bay của Vietjet không bị hạn chế bởi công suất cảng hàng không.

Mới đây nhất, Vietjet Air còn trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác các đường bay thẳng từ Hà Nội tới Bali (Indonesia).

Do vậy, bước sang năm 2020, tình hình kinh doanh của Vietjet được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi thị trường du lịch quốc tế bùng nổ. Bởi, dù Bamboo Airways của ông trịnh Văn Quyết cũng thể hiện tham vọng phát triển thị trường quốc tế song điều này sẽ ít ảnh hưởng tới Vietjet Air vì chiến lược phát triển của Bamboo Airways có phần tương đồng với Vietnam Airlines khi triển khai dòng máy bay thân rộng B787-9 Dreamliner trên các chặng bay dài, hướng đến phục vụ nhóm hàng khách có thu nhập cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ