Ai quản dòng tiền trong Mobile Money?

THÙY LIÊN
14:33 25/05/2020

Số tiền hàng ngàn tỷ đồng và có khả năng lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng trong tài khoản Mobile Money của khách hàng do ai quản lý? Nhà mạng có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư?

Quản lý dòng tiền là vấn đề nóng nhất

Đang nằm trên bàn của Thủ tướng Chính phủ, Đề án Mobile Money không chỉ được các nhà mạng, mà cả giới công nghệ háo hức mong chờ, lẫn tò mò, lo lắng. Mong nhất là giới công nghệ và người dùng; còn tò mò, lo lắng là các đối thủ cạnh tranh.

Hiện cả nước có 125,5 triệu thuê bao di động, nếu 30% số thuê bao này sử dụng dịch vụ Mobile Money và chi tiêu 10 triệu đồng/tháng (hạn mức tối đa dự kiến), thì dòng tiền chảy qua Mobile Money lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng/tháng. Còn nếu mỗi chủ tài khoản chỉ chi tiêu 100.000 đồng/tháng, con số này cũng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

ai-quan-dong-tien-trong-mobile-money1590363373

Hiện NHNN vẫn chưa công bố chi tiết Dự thảo Đề án Mobile Money, song nhiều chuyên gia dự đoán, cơ quan quản lý sẽ buộc nhà mạng tách bạch tài khoản viễn thông và tài khoản Mobile Money

Sự khác biệt của Mobile Money với ví điện tử là không liên kết với tài khoản ngân hàng, mà chỉ cần tài khoản viễn thông. Nếu vậy, ai sẽ quản lý số tiền này?

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, phía ngân hàng vẫn cần quản lý dòng tiền này, để đảm bảo các nhà mạng không sử dụng đầu tư, kinh doanh, chỉ phục vụ nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát để dòng tiền từ Mobile Money không chảy vào các kênh phạm pháp như đánh bạc, rửa tiền, buôn lậu…

Trong khi đó, ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) nêu quan điểm: “Công ty viễn thông định danh khách hàng thì dòng tiền trong Mobile Money cũng nên có cơ chế giám sát và để các công ty này tự quản, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Hiện NHNN vẫn chưa công bố chi tiết Dự thảo Đề án Mobile Money, song nhiều chuyên gia dự đoán, cơ quan quản lý sẽ buộc nhà mạng tách bạch tài khoản viễn thông và tài khoản Mobile Money. Nói nôm na, tài khoản viễn thông trước đây giống như cái ví có một ngăn (thanh toán cước dịch vụ viễn thông), thì nay giống ví hai ngăn - thêm một ngăn nữa đựng tiền thanh toán, chuyển khoản.

Với số tiền của khách hàng nạp vào tài khoản Mobile Money để chờ thanh toán, nhà mạng cũng không thể lấy ra để kinh doanh. Ông Lê Đình Ngọc, đại diện Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) khẳng định, với số tiền của khách hàng đưa vào tài khoản Moblie Money, nhà mạng bắt buộc phải chuyển 100% sang ngân hàng để ký quỹ theo tỷ lệ 1:1 nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, chỉ được sử dụng vào mục đích thanh toán, chuyển khoản của khách hàng.

Không có chuyện nhà mạng sau một đêm trở thành ngân hàng

Nếu Mobile Money được cấp phép, chỉ sau một đêm, hàng chục triệu thuê bao di động có thể dễ dàng thanh toán, chuyển khoản các giao dịch giá trị nhỏ, mà không cần tài khoản ngân hàng - điều chưa từng xảy ra - được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, không có nghĩa, điều này khiến nhà mạng giống như ngân hàng.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV khẳng định, cũng giống như ở nhiều quốc gia trên thế giới, Mobile Money ở nước ta sẽ chỉ được phục vụ nhu cầu thanh toán và chuyển tiền các món có giá trị nhỏ.

Như vậy, hai chức năng quan trọng nhất của ngân hàng là huy động và cho vay, Mobile Money không hề động tới. Ngoài ra, do nhắm vào phân khúc giao dịch giá trị nhỏ, sự tham gia của Mobile Money cũng không cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng, thậm chí sự xuất hiện của loại hình này còn thúc đẩy thói quen thanh toán trực tuyến, tác động tích cực tới thị trường, khiến ngân hàng hưởng lợi. Với ví điện tử, sự tác động của Mobile Money là khá lớn. Tuy nhiên, mức độ tác động còn phải tùy thuộc vào sự phát triển của dịch vụ này, cũng như hệ sinh thái đi kèm.

Theo quy định của NHNN, hiện tại, giao dịch qua ví điện tử bị giới hạn 100 triệu đồng/tháng, qua Mobile Money 10 triệu đồng/tháng (dự kiến). Như vậy, phân khúc khách hàng của hai loại dịch vụ này là khác nhau, mức độ cạnh tranh còn tùy thuộc vào sự lớn mạnh của hệ sinh thái hai bên.

Thách thức trước mắt của các nhà mạng là phải thuyết phục khách hàng sử dụng Mobile Money như một thói quen hàng ngày, thay thế việc sử dụng tiền mặt. Để làm được điều này, nhà mạng chắc chắn phải duy trì kinh phí khổng lồ để khuyến mãi, thay đổi thói quen người dùng.

Bên cạnh đó, đúng như cảnh báo của các chuyên gia, những rủi ro về bảo mật, gian lận, rửa tiền, đánh bạc… luôn rình rập nhà mạng. Chỉ cần hacker thêm vào mỗi tài khoản một số 0 (tức nhân 10 lần giá trị tài khoản người dùng), các nhà mạng lập tức đứng trước nguy cơ phá sản.

Trường hợp khác, nếu tội phạm sử dụng mạng lưới đại lý ngân hàng, Mobile Money để đánh bạc, rửa tiền, gian lận…, cũng gây ra rủi ro không nhỏ cho nhà mạng. Thực tế, đầu tháng 5/2020, Bộ Công an phát hiện đường dây đánh bạc 20.000 tỷ đồng có sử dụng thẻ cào điện thoại. Trước đó, năm 2017, một đường dây đánh bạc 10.000 tỷ đồng có sử dụng thẻ cào điện thoại cũng bị phanh phui.

Các phương thức thanh toán hiện nay bao gồm 3 nền tảng chính là: ví điện tử; ứng dụng ngân hàng số, thẻ ngân hàng và Mobile Money. Trong đó, Mobile Money hứa hẹn sẽ trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi.

Tuy vậy, cả 3 phương thức thanh toán trên đều tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể, hạn chế của ví điện tử là phải liên kế với tài khoản ngân hàng. Hạn chế của thẻ ngân hàng là phải có thẻ vật lý và hệ thống POS mới thanh toán được, ứng dụng ngân hàng cũng khá phức tạp để sử dụng và mới chỉ 30% dân số tiếp cận dịch vụ này. Mobile Money lại phức tạp về quản lý dòng tiền…

Ông Phạm Quang Đệ, Giám đốc Khối Ngân hàng số, LienVietPostBank

(Theo Báo Đầu Tư)

  • Cùng chuyên mục
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng

TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng

TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.

Công nghệ - 12/05/2025 10:53

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.

Công nghệ - 10/05/2025 12:38

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.

Công nghệ - 09/05/2025 16:57

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.

Công nghệ - 29/04/2025 10:21

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).

Công nghệ - 26/04/2025 17:40

CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG

CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa đã có những chia sẻ về thực tiễn quản trị không hình thức tại FPT.

Công nghệ - 25/04/2025 19:20

FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới

FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới

Tập đoàn FPT công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings - hai tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản.

Công nghệ - 22/04/2025 11:51

Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.

Công nghệ - 16/04/2025 18:28

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…

Công nghệ - 16/04/2025 13:01

FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea

FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea

Không còn là đồn đoán, FPT chính thức trở thành đối tác chuyển đối số toàn cầu của CLB Chelsea. Giá trị thương vụ được cho là ở mức hàng chục triệu Bảng Anh/năm.

Công nghệ - 10/04/2025 13:59

Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam

Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.

Công nghệ - 31/03/2025 11:53

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Công nghệ - 28/03/2025 16:44

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ - 28/03/2025 16:06

Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới

Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới

Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.

Công nghệ - 27/03/2025 16:47

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02