Triển khai Mobile Money: Chọn cơ hội hay thách thức

Nhàđầutư
Trước yêu cầu gấp rút hoàn thiện khung khổ pháp lý để đưa hình thức mobile money vào thử nghiệm, nhiều ý kiến lo ngại về những rủi ro mà hình thức thanh toán này có thể mang lại.
ĐÌNH VŨ
11, Tháng 03, 2020 | 16:12

Nhàđầutư
Trước yêu cầu gấp rút hoàn thiện khung khổ pháp lý để đưa hình thức mobile money vào thử nghiệm, nhiều ý kiến lo ngại về những rủi ro mà hình thức thanh toán này có thể mang lại.

Trong nội dung Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình Thủ tướng ban hành Quyết định về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (mobile money) để thúc đẩy thanh toán điện tử ở Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 lan rộng như hiện nay. 

Đây vừa là yêu cầu nhưng cũng vừa là cơ hội với các nhà mạng viễn thông hiện đang sở hữu khoảng 136 triệu thuê bao di động (số liệu cập nhật đến hết tháng 6/2018). Nếu được thí điểm có thể đây sẽ là điểm sáng trong bức tranh lợi nhuận của các nhà mạng trong những năm tới, cũng là cơ hội mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp này.

mobile money

Triển khai Mobile Money: Chọn cơ hội hay thách thức

Hình thức mobile noney - Kẽ hở pháp lý

Tuy nhiên, giả định nêu trên chỉ đúng khi việc triển khai mobile money được thử nghiệm thuận lợi. Dù Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng khung khổ pháp lý cho hình thức thanh toán mobile money này từ năm 2019 nhưng cho tới thời điểm hiện tại các cơ quan quản lý còn khá lúng túng, chưa biết nên quản lý loại hình này theo hình thức nào và quản lý ra sao, cùng với đó là các cảnh báo rủi ro từ thực tiễn.

Hồi tháng 5/2019, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) chia sẻ với báo chí rằng, một trong những trăn trở khi triển khai mobile money là Việt Nam vẫn chưa hình thành khung khổ pháp lý đối với loại hình dịch vụ này. Hiện chưa có bất kỳ bộ luật nào của Việt Nam đưa ra định nghĩa về mobile money. Ở một góc độ nào đó, gần gũi nhất với dịch vụ mobile money chính là các ví điện tử.

Nghị định 80/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định, ví điện tử là dịch vụ cung cấp một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...).

Ví điện tử cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi, tương ứng với giá trị tài khoản thanh toán của khách hàng gửi vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo tỷ lệ 1:1.

Theo đó, ông Dũng cho rằng, ví điện tử giống mobile money ở tài khoản điện tử định danh. Tuy nhiên, mobile money có phần không giống với ví điện tử vì mobile money và đơn vị cung cấp dịch vụ mobile money đều chưa được quy định trong điều khoản nào của pháp luật Việt Nam.

Tìm hiểu thêm thông tin về tiến trình xây dựng quy định liên quan tới mobile money từ phía Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm hiện tại, theo trao đổi của một vị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước với Nhadautu.vn, có thể thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan để xây dựng cơ chế cho hình thức này, tuy nhiên ở thời điệm hiện tại thì chưa.

Mobile money - chọn cơ hội hay thách thức

Theo quan điểm cùa ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước),  dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money) về bản chất là e-money hay ví điện tử, nhưng không có liên kết tài khoản ngân hàng.

Đánh giá về hình thức mobile money hiện nay, có nhiều luồng ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia tài chính, cho thấy cả cơ hội và thách thức lớn với loại hình mới này.

Trước tiên là cơ hội. Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam triển khai mobile money, nếu không muốn nói là hơi chậm so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. 

"Hình thức mobile money mang tới sự tiện lợi cho người dân khi không cần có tài khoản ngân hàng cũng có thể chuyển tiền, rút tiền, cùng với đó là chi phí bỏ ra cũng thấp hơn", ông Lực nói.

Tuy nhiên, ông Lực cũng lưu ý, dữ liệu sẽ được các nhà mạng quản lý, đòi hỏi người dùng phải quản lý tốt điện thoại. Với Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện ngay cơ sở pháp lý nhưng cũng cần có sự chắc chắn trước khi đưa vào thử nghiệm.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, lại đưa ra góc nhìn cho thấy thách thức khi triển khai mobile money là không hề nhỏ. 

Cụ thể, ông Hiếu cho biết, mobile money được hiểu là bất cứ công ty nào cũng có thể mở cho khách hàng một tài khoản - một dạng ví điện tử. Tài khoản này hoạt động theo hình thức các công ty nhận tiền của khách hàng, cung cấp cho khách hàng một mã hoá (ở đây là mã thẻ điện thoại) sau đó khách hàng nạp tiền vào ví điện tử, từ đó có thể chuyển tiền cho người khác hoặc dùng thanh toán hàng hoá tại những điểm có liên kết, chấp nhận ví điện tử đó, hoặc cũng có thể rút tiền mặt để sử dụng.

"Tiền này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài ngân hàng. Như vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ không thể kiểm soát được số tiền đang lưu thông tại đây. Cũng vì thế đây là dư địa để tội phạm kinh tế lợi dụng rửa tiền", ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho biết, thực tế không nhiều nước phát triển áp dụng hình thức mobile money vì rất khó kiểm soát. Riêng với Việt Nam, ông Hiếu lưu ý, thực hiện được hay không còn phụ thuộc lớn vào việc Chính phủ chấp nhận rủi ro đến đâu. Các cơ quan quản lý cũng cần trả lời câu hỏi "Cơ quan nào đứng ra quản lý, giám sát loại hình này" trước khi đưa vào thử nghiệm, vì nếu không ai quản lý thì hình thức này rất dễ bị tội phạm trong lĩnh vực tiền tệ lợi dụng để hoạt động.

Không những thế, ông Hiếu lưu ý, nếu không có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, đây có thể là nơi để tội phạm công nghệ, các hình thức lừa đảo hoạt động dễ dàng. "Như vậy không khác nào "thả gà ra đuổi" và người cuối cùng chịu thiệt lại vẫn là khách hàng", ông Hiếu nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ