7 tỉnh, thành nam sông Hậu thống nhất hợp tác trên 6 lĩnh vực

Nhàđầutư
Lần đầu tiên, 7 tỉnh, thành khu vực nam sông Hậu họp trực tuyến thống nhất 6 nội dung hợp tác: Y tế, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông, lao động việc làm.
AN HÒA
20, Tháng 10, 2021 | 05:56

Nhàđầutư
Lần đầu tiên, 7 tỉnh, thành khu vực nam sông Hậu họp trực tuyến thống nhất 6 nội dung hợp tác: Y tế, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông, lao động việc làm.

can tho

7 tỉnh, thành khu vực Nam sông Hậu họp trực tuyến liên kết 6 lĩnh vực. Ảnh An Hòa

Ngày 19/10, lần đầu tiên, 7 tỉnh, thành khu vực nam sông Hậu là Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang đã tổ chức họp trực tuyến thống nhất 6 nội dung hợp tác.

"Bắt tay" trên 6 lĩnh vực

Với vai trò là đơn vị chủ trì, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường đã đưa ra 6 lĩnh vực cần hợp tác gồm, y tế, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông, lao động việc làm.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ, thống kê nhanh của 7 địa phương nêu trên, do ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, tình hình đời sống người dân và hoạt động doanh nghiệp rất khó khăn, nhiều địa phương có mức tăng trưởng âm trong tháng 9, lũy kế tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm thấp hơn mức bình quân của cả nước; số doanh nghiệp thành lập mới hơn 6.800 doanh nghiệp thì đã có trên 1.300 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Do thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại, thu hoạch, tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân hết súc khó khăn, đặc biệt trong những ngày đầu tháng 10, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, 7 tỉnh, thành nam sông Hậu nói riêng đã đón trên 270.000 người dân tự phát từ TP.HCM, Long An và các tỉnh Miền Đông trở về địa phương.

"Riêng Cần Thơ đã có gần 20.000 người, việc lo y tế, cơ sở cách ly và tiếp theo là sinh kế cho những người vừa trở về quê là công việc vô cùng nặng nề cho các địa phương, do đó ý tưởng liên kết, hợp tác các địa phương trong vùng do tỉnh Sóc Trăng đề xuất là sáng kiến rất hay bởi vì trong lúc khó khăn, nguồn lực mỗi địa phương có hạn thì việc liên kết, hỗ trợ nhau là rất cần thiết", Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường phát biểu gợi mở.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, trong thời gian qua các địa phương trong khu vực hầu như các tỉnh tự bơi, tỉnh nào bơi giỏi thì đi trước, không có tiếng nói chung. Trong lúc khó khăn dịch bệnh mới thấy chỉ có sự liên kết, hợp tác, san sẻ nguồn lực, tương hỗ cho nhau tạo nên một khối thống nhất như chung một nhà, có như thế mới tạo nên sức mạnh tổng hợp không chỉ trong phòng chống dịch mà còn trong phát triển mọi mặt sau dịch COVID-19.

"Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem là cánh chim đầu đàn của tiểu vùng Nam sông Hậu, do đó tỉnh Sóc Trăng mới đưa ra đề xuất Cần Thơ đứng ra chủ trì cuộc họp liên kết. Tỉnh Sóc Trăng cũng thống nhất mỗi địa phương cần thành lập tổ Thường trực do Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phụ trách; thống nhất thành lập nhóm zalo lãnh đạo UBND, sở ngành các địa phương để xử lý các tình huống khẩn cấp liên tỉnh, liên vùng", ông Lâu cho biết.

Tại cuộc họp, các địa phương cũng đi đến thống nhất mỗi quý sẽ họp 1 lần và các địa phương luân phiên chủ trì, trong cuộc hợp kỳ tới, sẽ do tỉnh Sóc Trăng chủ trì cuộc họp này.

soc trang

Tỉnh Sóc Trăng là đơn vị đề xuất sáng kiến tổ chức cuộc họp liên kết các địa phương trong khu vực. Ảnh: An Hòa

Vẫn chưa thống nhất dỡ chốt

Theo ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, việc phục hồi sản xuất sau dịch đang được địa phương đẩy mạnh và cần sự liên kết hợp tác giữa các địa phương trong vận chuyển hàng hóa, lưu thông lao động, quan hệ kinh tế phải được mở rộng trên phạm vi vùng, cả nước và quốc tế. Hậu Giang thống nhất mở lại các phương thức vận tải hành khách liên tỉnh, tuy nhiên phải mở từng bước.

Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho rằng, thời gian qua có một số địa phương cát cứ, ngăn cách làm cho nông sản ùn ứ khó tiêu thụ, di chuyển của người dân cũng rất có khăn, nay Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/ NQ-CP về thích ứng an toàn linh hoạt, đây là cơ ở pháp lý quan trọng để các địa phương đẩy mạnh phục hồi trong 3 tháng cuối năm và tạo đà cho năm tới.

"Bài học kinhh nghiệm thì chúng ta không nên cát cứ nữa, dây dưa kéo dài thì khó hồi phục kinh tế, nếu chốt kiểm soát dịch tiếp tục cát cứ nữa thì hội nghị này không thành công", ông Thành nêu quan điểm.

Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, TP. Cần Thơ vừa ban hành quyết định thích ứng an toàn linh hoạt theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ với cấp độ 1, tức độ mở cao nhất tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế. Cần Thơ cũng thống nhất mở 7 đường bay đi, đến sân bay Cần Thơ và đang xem xét cho mở trở lại đường bay Cần Thơ – Phú Quốc, Cần Thơ – Côn Đảo.  

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau cũng cho biết địa phương phối hợp với Viettel sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo nhận diện khuôn mặt (AI) để quản lý người ra vào địa phương và để truy vết người đi, đến địa phương một cách nhanh chóng, nếu có ca F0 xảy ra.

di lai kho khan

Viêc đi lại khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến phục hồi sản xuất. Ảnh NH

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều lại kêu gọi các địa phương phải giữ nguyên các chốt kiểm soát dịch.

"Tuy dịch bệnh đã kiểm soát được rồi nhưng chốt chặn dỡ rất khó khăn nếu để dịch lây lan trong cộng đồng thì khó phát triển kinh tế, tỉnh Bạc Liêu vẫn giữ nguyên các chốt nhưng kiểm tra nhanh không gấy ách tắc", ông Thiều cho biết.

Tại cuộc họp, duy nhất đại diện UBND tỉnh An Giang không có ý kiến. Theo phản ánh của người dân và doanh nghiệp, trong thời gian thực hiện giãn cách, việc di chuyển ra, vào địa phương này rất khó khăn như địa phương không công nhận kết quả xét nghiệm của cơ sở y tế ngoài địa phương, chỉ công nhận kết quả xét nghiệm trong 48 giờ (hướng dẫn của Bộ Y tế 72 giờ).

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đánh giá cao sáng kiến của tỉnh Sóc Trăng và sự chủ động của UBND TP. Cần Thơ trong tổ chức cuộc họp trực tuyến kết nối hợp tác giữa các địa phương.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Lam cho biết, số doanh nghiệp hoạt động lại tại vùng chưa đến 50% các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vẫn hoạt động cầm chừng vì tổ chức sản xuất khó khăn, thiếu lao động do việc đi lại chưa thông suốt. Ông Lam dẫn chứng, đi từ Vĩnh Long đến Cà Mau phải qua ít nhất là 5 chốt, như vậy đi về là 10 lần kiểm tra nhưng mỗi trạm có cách kiểm tra khác nhau, rất phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Lam đề xuất các địa phương cần thống nhất việc di chuyển đi lại, tăng cường bao phủ vaccine để giảm và bỏ quy định xét nghiệm định kỳ cho lao động vì rất tốn kém cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần xem xét giãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vì trong lúc này doanh nghiệp không có doanh thu và đang rất khó khăn.

Về việc có hàng trăm người trở về địa phương, ông Lam đề nghị các địa phương cần hỗ trợ đào tạo nghề và kết nối, giới thiệu việc làm cho số người trong độ tuổi lao động để đảm bảo sinh kế cho hàng trăm ngàn người trong cuộc hồi hương bất đắc dĩ này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ