5 ngân hàng lớn bị hạ triển vọng tín nhiệm

Nhàđầutư
Trong công bố mới đây, Fitch Rating đã hạ triển vọng tín nhiệm với 5 ngân hàng Việt. Đáng chú ý, đây đều là những ngân hàng lớn, có uy tín và được đánh giá cao trong hoạt động tài chính.
ĐÌNH VŨ
17, Tháng 04, 2020 | 17:54

Nhàđầutư
Trong công bố mới đây, Fitch Rating đã hạ triển vọng tín nhiệm với 5 ngân hàng Việt. Đáng chú ý, đây đều là những ngân hàng lớn, có uy tín và được đánh giá cao trong hoạt động tài chính.

Vietcombank

Fitch Rating hạ triển vọng tín nhiệm của 5 ngân hàng là Vietcombank, Vietinbank, MBBank, ACB và ANZ Việt Nam.

Ngày 16/4, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ triển vọng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của 2 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, Vietinbank và ANZ Việt Nam - ngân hàng 100% vốn nước ngoài từ “tích cực” xuống mức “ổn định”. Cùng với đó, hạ triển vọng của 2 ngân hàng thương mại cổ phần là ACB và MBBank từ “ổn định” xuống “tiêu cực”.

Nói về nguyên nhân của động thái này, Fitch Ratings cho biết, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã chậm lại, đạt 3,82% trong quý 1/2020 từ mức 7% trong quý 4/2019. Fitch dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 3,3% - tốc độ chậm nhất kể từ năm đầu tiên cải cách đổi mới 1987.

Cú sốc kinh tế từ đại dịch sẽ khiến thất nghiệp gia tăng và có thể nhanh chóng đưa một lượng lớn lao động phi chính thức và chủ các doanh nghiệp siêu nhỏ vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng.

Để ứng phó với diễn biến xấu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tuyên bố cắt giảm lãi suất điều hành và chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ cho những người đi vay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng thời nới lỏng các quy định về phân loại và trích lập dự phòng.

Fitch cho rằng sự dừng lại đột ngột của các động lực kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tài sản và thu nhập. Thêm vào đó, khẩu vị rủi ro, vốn hóa và điểm số quản trị sụt giảm có thể sẽ gây áp lực cho các ngân hàng trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ.

Các yếu tố tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt là cho vay tiêu dùng và cho vay không có tài sản bảo đảm, là cơ sở cho việc hạ triển vọng này. Tại một số ngân hàng, các khoản dự phòng rủi ro tín dụng chưa đủ, khiến cho bộ đệm vẫn còn khá mỏng. Nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục phải nắm giữ trái phiếu VAMC.

Fitch nhận định lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chịu áp lực đáng kể do nhu cầu tín dụng giảm và lãi suất cho vay thấp hơn sau khi NHNN tuyên bố cắt giảm lãi suất, trong khi đó, lãi suất tiền gửi lại không giảm quá nhiều. Tăng trưởng tín dụng chậm hơn và thu nhập từ phí thấp hơn có nghĩa là các ngân hàng có thu nhập lõi thấp hơn để chi trả cho các chi phí tín dụng.

Ngày 9/4, Fitch Ratings cũng thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và điều chỉnh triển vọng từ “tích cực” sang “ổn định”.

Trước đó, ngày 8/4, Moody’s cho biết đang xem xét hạ tín nhiệm với 3 công ty tài chính là FE Credit, Home Credit Việt Nam, SHB Finance và 2 ngân hàng sở hữu các công ty tài chính này là VPBank và SHB do lo ngại tác động của dịch bệnh COVID-19 tới thị trường tài chính.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ