4 con đường 12.000 tỷ tại Thủ Thiêm: TP.HCM vượt quyền Thủ tướng?

Nhàđầutư
Có hàng loạt vấn đề từ quy hoạch đến đầu tư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm cần được làm rõ …
THỦY TIÊN
11, Tháng 05, 2018 | 06:00

Nhàđầutư
Có hàng loạt vấn đề từ quy hoạch đến đầu tư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm cần được làm rõ …

Tổng mức đầu tư 1.500 tỷ, thẩm quyền của ai?

duong-thu-thiem

 4 con đường có mức đầu tư đắt đỏ, lên đến 12.000 tỷ đồng tại KĐT Thủ Thiêm

Giữa tháng 11/2013, UBND TP.HCM ký hợp đồng với công ty Đại Quang Minh chỉ định doanh nghiệp này đầu tư xây dựng 4 tuyến đường nội đô tại KĐT Thủ Thiêm theo dạng hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao). Chiều dài 4 tuyến đường là 11,9km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Như vậy, trung bình 1 km làm đường tiêu tốn 1.000 tỷ đồng, mức đầu tư 'kỷ lục' chưa từng có tại Việt Nam. 

Được biết, người ký vào văn bản quan trọng 'đổi đất' này là ông Tất Thành Cang, khi đó là ủy viên UBND TP.HCM, Giám đốc sở Giao thông vận tải TP.HCM.

Đối chiếu với quy định về đầu tư, thì tuỳ theo tổng mức đầu tư khác nhau mà thẩm quyền phê duyệt dự án lại được quy định rất cụ thể.

Theo Nghị định số 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT), thì “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Đề xuất Dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội, Dự án có nhu cầu sử dụng đất từ 200 ha trở lên, Dự án có yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ và Dự án thuộc Nhóm A có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên”.

Với dự án có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng mà TP.HCM đã ký với Công ty Đại Quang Minh, dư luận đặt câu hỏi liệu hợp đồng này có vượt quá thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì xem xét tính vô hiệu của hợp đồng đó sẽ như thế nào?

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh nhận định dự án 4 con đường của tại KĐT mới Thủ Thiêm có dấu hiệu sai phạm rõ ràng. “Theo quy định, dự án nhóm A phải có sự phê duyệt của Thủ tướng. Dự án 4 tuyến đường có tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng nhưng không có ý kiến của Thủ tướng là sai phạm nghiêm trọng. Cần phải xem xét trách nhiệm của các bên và cho Kiểm toán lại các điều khoản cũng như giá trị hợp đồng”, Luật sư Truyền cho biết.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM “vô hiệu” Quyết định của Thủ tướng

Về quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, ngày 4/6/1996, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 367 thể hiện quy mô lập diện tích quy hoạch là 930 ha, trong đó khu đô thị mới 770 ha và quy mô tái định cư là 160 ha.

Gần 10 năm sau, ngày 27/12/2005, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua ký Quyết định số 6565 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000, với nhiều nội dung thay đổi so với Quyết định số 367 của Thủ tướng.

Đối chiếu với Quyết định số 367 của Thủ tướng Chính phủ, thì Quyết định số 6565 xuất hiện những điểm “chênh” nhau về con số. Theo đó, Quyết định số 6565 phê duyệt diện tích quy mô Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là 737 ha, trong đó khu đô thị phát triển mới là 657 ha, khu đô thị chỉnh trang là 80 ha. Tổng số dân định cư là 130.000 người. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 6.000.000 m2 sàn.

Đối chiếu với Quyết định số 367 của Thủ tướng, thì diện tích đất theo Quyết định số 6565 đã bị “ngót” mất gần 200 ha, bị rút lại xuống còn 737ha so với 930ha theo Quyết định 367 mà Thủ tướng đã ký ban hành năm 1996.

kdt-thu-thiem

 

Quyết định số 367 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện bố trí đủ 160 ha đất cho tái định cư, nhưng trong Quyết định số 6565 do ông Nguyễn Văn Đua ký, diện tích đất tái định cư này cũng không còn, bị “biến mất” một cách đầy bất ngờ. Theo đó, những những hộ dân thuộc diện di dời giải phóng mặt bằng, tái định cư chẳng biết về đâu khi không còn quỹ đất tái định cư 160 ha như Quyết định 367 đã thể hiện.

Đặc biệt, tại điều 2 của Quyết định 6565 do ông Nguyễn Văn Đua ký, nêu rõ: “Quyết định này thay thế Quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ”.

Nhiều ý kiến cho rằng, muốn thay thế quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ phải có quyết định tương đương của Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp thẩm quyền cao hơn. Do đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua không thể vô hiệu Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo TS Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp), thẩm quyền Phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm là của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM chỉ là nơi thực thi quy hoạch đó. Thủ tướng đã phê duyệt cái chung, cái tổng thể rồi giao cho địa phương phê duyệt cái cục bộ, chi tiết nào đó chứ không thể giao cho địa phương phê duyệt cả quy hoạch chung.

Ông Sơn khẳng định việc Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua ký Quyết định số 6565 “thay thế Quyết định 367/TTg ngày 4 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ” là vi phạm nguyên tắc về ban hành văn bản. “Văn bản của địa phương thay thế Quyết định Thủ tướng thì dưới gầm trời này chưa thấy bao giờ”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, một trong những căn cứ được nêu trong Quyết định 6565 là thực hiện theo Văn bản số 1642 lúc đó do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký. Nên nhớ đây chỉ mới là văn bản phản ánh thông tin chứ không phải do văn bản của chính Thủ tướng ký.

Bởi vậy, nếu muốn giao cho ai thì phải xác định được căn cứ có được giao hoặc ủy quyền không. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Văn Đua có được uỷ quyền ký Quyết định huỷ Quyết định của Thủ tướng hay không thì cần được làm rõ.

Cũng theo ông Sơn, một trong những vấn đề đang nổi cộm ở Thủ Thiêm là câu chuyện đền bù, thu hồi đất dựa trên Quyết định 6565. Ở đây nhìn về mặt thực tế thấy rằng, Quyết định 367 được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1996, gần 10 năm sau đó UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 6565 để thay thế, 

còn việc thu hồi đất của dân diễn ra giai đoạn 2002 - 2003.“Vấn đề đặt ra ở đây là việc thu hồi đất đó dựa trên căn cứ pháp lý nào, không thể lấy nội dung theo Quyết định 6565 từ 2005 để hợp thức hóa cho việc thu hồi đất đai thời điểm trước đó được”, ông Sơn cho biết. Từ những vấn đề trên người dân có quyền nghi ngờ Quyết định 367 đã không được thực hiện nghiêm, lố ra trong việc thu hồi đất, rồi có quyền nghi ngờ việc ban hành văn bản điều chỉnh của TP.HCM là để hợp thức hóa cho những việc làm sai.

“Tôi cho rằng cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra những vi phạm ở đây. Nó không chỉ thể hiện sự thiếu nghiêm chuẩn trong quản lý hành chính nhà nước, mà còn có dấu hiệu của lợi ích nhóm, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị xâm phạm nghiêm trọng”, ông Sơn kiến nghị.

Có quỹ đất cho công trình tôn giáo

Theo Quyết định số 6565, quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm đã hai lần dành quỹ đất cho các công trình văn hoá, cơ sở tôn giáo. Theo đó, trong tổng thể diện tích Khu đô thị mới chỉnh trang 657ha, Quyết định này bố trí 23,4 ha (chiếm 3,57%) để xây dựng công trình văn hoá, cơ sở tôn giáo. Diện tích đất này lớn gần gấp đôi quỹ đất bố trí xây dựng trường học (14,6ha).

Ngoài ra, đối với Khu đô thị chỉnh trang 80ha, Quyết định 6565 thể hiện tiếp tục bố trí thêm phần đất xây dựng công trình văn hoá, cơ sở tôn giáo, bên cạnh đất dành cho trường học, công viên công cộng…

Tuy nhiên, dù quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm đã bố trí quỹ đất cho các hạng mục này, nhưng hiện nay, những công trình tôn giáo tại Thủ Thiêm còn lại chưa đến 3ha, một số công trình tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đã bị giải toả hoặc trong diện giải toả di dời, trong đó có chùa Liên Trì đã bị đập bỏ…

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ