30 tuổi thành tỷ phú tự thân trẻ nhất Australia nhờ Covid-19

ĐỖ HIỀN
09:43 09/12/2020

Đại dịch Covid-19 khiến dịch vụ thanh toán của Afterpay bùng nổ và đưa Nick Molnar bước vào danh sách những người giàu nhất thế giới.

Nick Molnar giờ đây đang được biết đến như một biểu tượng của Australia. Chàng doanh nhân 30 tuổi được cho là người đã thay đổi thói quen chi tiêu của hàng triệu người thuộc thế hệ Millennials, điều đã giúp anh gia nhập hàng ngũ những người trẻ giàu nhất “xứ sở chuột túi”.

“Bạn không thể hiểu điều gì đang thực sự xảy ra bởi nhiều điều ấy đến quá nhanh”, Molnar chia sẻ.

Lấy cảm hứng từ khủng hoảng

Molnar là đồng sáng lập và đồng CEO của Afterpay, nền tảng thanh toán “mua trước, trả sau” cho phép người dùng giảm bớt chi phí mua hàng qua các khoản trả góp không lãi suất.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, thúc đẩy thói quen chi tiêu mới, startup 6 năm tuổi này đã trở thành một trong những công ty "nóng" nhất năm 2020 của Australia, với giá cổ phiếu tăng tới 1.300% và lượng người dùng tăng gấp đôi lên 11,2 triệu người.

Tuy nhiên, khi Molnar bắt đầu mô hình kinh doanh của mình 6 năm trước với người hàng xóm Anthony Eisen, chuyên viên đầu tư hơn mình 18 tuổi, startup Afterpay lại là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

“Xu hướng này có từ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đang lớn dần lên”, Molnar cho biết.

Sản phẩm thanh toán cho thế hệ trẻ

Molnar, khi đó đang là sinh viên tại Đại học Sydney, nhận thấy rằng thói quen chi tiêu của giới trẻ đang thay đổi. Họ bắt đầu hoài nghi về các sản phẩm tài chính truyền thống, ví dụ như thẻ tín dụng và cho rằng nó có thể dẫn đến việc các khoản nợ tăng lên.

“Trở thành người trưởng thành trong khoảng thời gian đó là một điều thú vị”, tỷ phú 30 tuổi nhớ lại. “Bạn chứng kiến cha mẹ, họ hàng mất việc làm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, và về cơ bản, cả một thế hệ trẻ tuổi đều có chung suy nghĩ: ‘Tôi thích tiêu tiền của bản thân hơn. Tôi thích chi tiêu bằng thẻ ghi nợ hơn thẻ tín dụng’”.

Do đó, Molnar và Eisen quyết định đưa ra một giải pháp thanh toán thay thế mới, thân thiện với thế hệ Millennials; một giải pháp mà người bán sẽ phải chịu phí bán hàng thay vì người mua phải nộp phí cho mỗi lần thanh toán.

106806883-1607231488681-img-06-3993-4755-1607479320

Hai đồng sáng lập Afterpay: Nick Molnar (trái) và Anthony Eisen. Ảnh: Afterpay

Theo mô hình “mua trước, trả sau” của Afterpay, người mua hàng có thể chia đều chi phí mua hàng (với giá trị hóa đơn lên đến 1.115 USD) thành 4 lần trả góp bằng nhau, trong khi các nhà bán lẻ tham gia trả một khoản hoa hồng nhỏ - khoảng 4% đến 6% đối với mỗi lần bán hàng. Nếu người dùng không thanh toán đúng hạn, họ sẽ bị chặn sử dụng dịch vụ cho đến khi tất toán toàn bộ khoản còn nợ.

“Trong cái gọi là không gian tài chính truyền thống, chi phí của công ty tài chính phần lớn tới từ khách hàng chứ không phải các nhà bán hàng. Và điều mà chúng tôi tự hỏi là: làm thế nào để thay đổi điều đã ăn sâu vào tâm trí nhiều thế hệ này", Molnar nói.

Sự ủng hộ của người nổi tiếng

Sau khi ra mắt vào cuối năm 2014, hoạt động kinh doanh của Afterpay đã tăng trưởng nhanh chóng. Người tiêu dùng eo hẹp về tiền mặt rất ưa chuộng mô hình trả góp này, trong khi các nhà bán lẻ, những người muốn tăng doanh số bán hàng, rất sẵn lòng trả một khoản phí nhỏ để có thể xuất hiện trên nền tảng của Afterpay.

Chỉ trong vòng 2 năm, Afterpay tiến hành IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Australia và huy động được gần 18 triệu USD, vượt quá kỳ vọng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc kinh doanh chỉ thực sự phát triển ở phạm vi quốc tế sau khi công ty ra mắt dịch vụ tại Mỹ năm 2018 và được ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian giới thiệu trên Twitter.

Thương hiệu mỹ phẩm Kylie Skin của em gái Kim Kardashian hiện là một trong hàng nghìn nhà bán lẻ hợp tác với Afterpay. Thậm chí, cả thương hiệu thể thao đình đám, bao gồm Lululemon và Adidas, cũng đã tham gia vào nền tảng này khi thói quen tiêu dùng của thế hệ trẻ thay đổi.

Được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ đại dịch

Đại dịch Covid-19 đã giúp xu hướng thanh toán “mua trước, trả sau” bùng nổ.

Trong giai đoạn áp đặt lệnh phong tỏa để hạn chế sự lây lan của Covid-19 hồi đầu năm, các giao dịch thẻ visa tại Mỹ đã giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Giao dịch bằng thẻ ghi nợ cũng sụt giảm nhưng đã phục hồi nhanh chóng vào tháng 5, khi người tiêu dùng bắt đầu mua sắm các mặt hàng tiêu dùng và cải thiện nhà cửa trong thời gian phải ở nhà.

“Nếu bạn nhìn vào những gì đang diễn ra trong đại dịch này, bạn sẽ thấy nó tương tự như những gì mọi người đã trải qua trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Có sự chuyển dịch rõ rệt từ thẻ tín dụng sang thẻ ghi nợ", Molnar nhận định.

Điều đó cũng thúc đẩy tăng trưởng của Afterpay.

Giá cổ phiếu phi mã

Sau khi giảm xuống còn 5,9 USD/cổ phiếu vào tháng 3/2020, giá cổ phiếu Afterpay đã tăng 1.300% lên mức 78 USD/cổ phiếu vào tháng 11.

Tháng 5 năm nay, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đã chi hơn 200 triệu USD cho 5% cổ phần của Afterpay.

Đà tăng mạnh mẽ đã khiến Afterpay trở thành một trong những cổ phiếu "nóng" nhất Australia, đồng thời đưa cả Molnar và Eisen trở thành tỷ phú USD khi mỗi người nắm giữ 7% cổ phần công ty.

“Ngay từ đầu, Anthony và tôi đã đồng thuận một quy tắc là không nhìn vào giá cổ phiếu khi kinh doanh. Giá cổ phiếu thì luôn lên và xuống và tôi nghĩ nó không đánh giá doanh nghiệp của chúng tôi tốt lên hay tệ đi trong khoảng thời gian đó", Molnar chia sẻ.

Theo dự đoán của Morgan Stanley, cổ phiếu của Afterpay có thể đạt mức 88 USD/cổ phiếu vào cuối năm nay.

Những cái nhìn thận trọng

Sự phát triển nhanh chóng của Afterpay thực tế không hoàn toàn được đón nhận. Có nhiều ý kiến chỉ trích rằng công ty đang khuyến khích tiêu dùng quá mức và không bền vững.

“Ở một góc độ nào đó, chúng tôi định vị nền tảng ‘mua trước, trả sau’ là cách giúp người tiêu dùng có ý thức và thận trọng hơn về chi tiêu của mình. Nhưng nó cũng đặt những người dễ bị tổn thương vào trạng thái chi tiêu quá mức so với những gì họ thực sự có", Hianyang Chan, nhà tư vấn cấp cao tại công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor có trụ sở tại Sydney cho hay.

Hiện tại, các nền tảng cho phép trả sau như Afterpay, Affirm và Klarna hầu như không nằm trong phạm vi các điều khoản luật tín dụng tiêu dùng ở hầu hết các quốc gia. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng lo ngại rằng việc các nhà bán lẻ nhỏ hơn không thể dễ dàng thanh toán các khoản phí dịch vụ như các doanh nghiệp lớn hơn sẽ dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

“Các cơ quan quản lý giờ đây không chỉ xem xét làm thế nào để bảo vệ người tiêu dùng, mà còn phải bảo vệ cả các doanh nghiệp”, chuyên gia tư vấn Chan khẳng định. “Đây sẽ là điều sẽ xuất hiện liên tục trong các cuộc đối thoại nhiều năm tới".

Về phần mình, Molnar cho biết Afterpay hiện đang thảo luận với các nhà quản lý về những lo ngại như vậy. Năm 2020, Afterpay nói rằng 90% giao dịch của họ được thanh toán đúng hạn. Nhìn chung, phí trả chậm chỉ chiếm chưa đến 14% tổng thu nhập của công ty, phần còn lại đến từ phí người bán.

Kế hoạch mở rộng toàn cầu

Ngay cả khi lĩnh vực tài chính này tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc, Afterpay thực tế vẫn chưa thu được lợi nhuận. Năm 2020, doanh thu của công ty tăng gấp đôi lên 382 triệu USD và khoản lỗ gần như giảm một nửa, xuống còn 16,8 triệu USD.

Molnar cho biết Afterpay đang đặt mục tiêu phát triển hơn nữa tại các thị trường trọng tâm như Mỹ, Anh và một số quốc gia châu Âu khác. Kế hoạch sắp tới của Molnar là chuyển đến Mỹ để mở rộng quy mô của Afterpay trong khi Eisen sẽ tiếp tục điều hành việc kinh doanh tại Australia.

“Mỗi khu vực được hoạch định trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tại Australia, hiện cứ 3 người trẻ tuổi lại có một người sử dụng dịch vụ của chúng tôi mỗi tháng. Tại Mỹ, Afterpay đã xử lý khối lượng giao dịch trị giá hơn 4 tỷ USD trong năm qua. Tuy nhiên, đó mới chỉ là năm thứ 2 chúng tôi hoạt động tại đây và chúng tôi mới chỉ vừa bắt đầu mà thôi", Molnar khẳng định.

(Theo NDH/CNBC)

  • Cùng chuyên mục
Các khu phố Tàu ở Mỹ bắt đầu cảm nhận 'vị đắng' thuế quan

Các khu phố Tàu ở Mỹ bắt đầu cảm nhận 'vị đắng' thuế quan

Các khu phố Tàu trên khắp Hoa Kỳ bắt đầu cảm nhận được tác động của cuộc chiến thuế quan, vì giá các mặt hàng gia dụng nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu tăng.

Phong cách - 19/04/2025 12:22

Nghệ An phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư

Nghệ An phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư

Lãnh đạo ngành văn hóa Nghệ An cho biết, văn hóa đọc sẽ khuyến khích phong trào đọc sách, nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học và cộng đồng.

Phong cách - 19/04/2025 10:03

Trung Quốc có thể định hình lại tương lai ngành khai thác vàng thế giới

Trung Quốc có thể định hình lại tương lai ngành khai thác vàng thế giới

Trung Quốc có thể định hình lại tương lai của ngành khai thác vàng toàn cầu khi tìm thấy một mỏ vàng khổng lồ chôn sâu dưới lòng đất ở tỉnh Hồ Nam, có thể chứa tới 1.100 tấn quặng vàng.

Phong cách - 18/04/2025 17:34

Warren Buffett nói người nghèo thường lãng phí tiền của vào 10 thứ này

Warren Buffett nói người nghèo thường lãng phí tiền của vào 10 thứ này

Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới, nổi tiếng với sự thông thái tài chính giản dị của mình. Lời khuyên của ông chắc chắn sẽ giúp bạn tránh mắc phải sai lầm về tiền bạc.

Phong cách - 18/04/2025 12:00

Hôn nhân ngọt ngào của Hoàng tử Brunei

Hôn nhân ngọt ngào của Hoàng tử Brunei

Sau một năm kết hôn, Hoàng tử Abdul Mateen thường xuyên chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc bên bà xã, khác hẳn hình ảnh kín tiếng ngày trước.

Phong cách - 17/04/2025 16:11

13 người tham lam nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

13 người tham lam nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Trong suốt chiều dài lịch sử, lòng tham đã thúc đẩy các cá nhân tích lũy của cải và quyền lực, thường là bằng cách lợi dụng người khác.

Phong cách - 17/04/2025 08:11

Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu xa xỉ, thị trường đồ cũ sẽ bùng nổ?

Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu xa xỉ, thị trường đồ cũ sẽ bùng nổ?

Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cao cấp — từ Patek Philippes đến Porsches — với mức thuế bổ sung hàng chục phần trăm, thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng dự kiến ​​sẽ bùng nổ ở Mỹ.

Phong cách - 16/04/2025 06:50

Huế kích cầu du lịch thế nào trong năm 2025?

Huế kích cầu du lịch thế nào trong năm 2025?

Huế sẽ dành các ưu đãi về giá cả, dịch vụ, liên kết các điểm đến, sản phẩm dịch vụ tạo ra các gói kích cầu dành cho khách du lịch.

Phong cách - 16/04/2025 05:25

New York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giới

New York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giới

New York vẫn là thành phố đứng đầu khi nói đến những thành phố giàu có nhất thế giới bất chấp những cảnh báo gần đây về sự sụt giảm mạnh về chất lượng cuộc sống ở đây.

Phong cách - 15/04/2025 07:57

Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai? (phần cuối)

Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai? (phần cuối)

Steuart Walton cũng có nhiều điểm chung với một số thành viên khác trong gia đình, những người được khuyến khích theo đuổi những đam mê khác nhau của họ bên ngoài công việc kinh doanh của gia đình.

Phong cách - 14/04/2025 11:08

Ngày tàn của lối sống 'phông bạt', giả tạo

Ngày tàn của lối sống 'phông bạt', giả tạo

Dân mạng ngày càng tỏ ra chán ngán trước những nội dung khoe sự giàu có, xa hoa một cách giả tạo của các ngôi sao mạng.

Phong cách - 13/04/2025 18:30

Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai?

Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai?

Steuart Walton, 43 tuổi, cháu của Sam Walton được định sẵn là người sẽ giám sát tài sản của gia đình. Ông đã tham gia hội đồng quản trị mà không có nhiều sự phô trương kể từ năm 2016.

Phong cách - 13/04/2025 07:24

Cổ phiếu Nvidia có thể đạt 1.000 USD vào năm 2026 không?

Cổ phiếu Nvidia có thể đạt 1.000 USD vào năm 2026 không?

Cổ phiếu Nvidia (NVDA) đã phục hồi hơn 15% trong 5 phiên giao dịch vừa qua sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định tạm dừng áp thuế quan qua lại trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia, trừ Trung Quốc.

Phong cách - 12/04/2025 07:11

Lời khuyên của tỷ phú Charlie Munger cho thị trường biến động

Lời khuyên của tỷ phú Charlie Munger cho thị trường biến động

Những biến động lớn về giá cổ phiếu là một phần không thể thiếu của việc trở thành nhà đầu tư. Hãy nhớ lại những gì Charlie Munger, người từng là cánh tay phải của Warren Buffett, đã nói.

Phong cách - 11/04/2025 07:31

Các tỷ phú Mỹ đang quay lưng lại với ông Trump

Các tỷ phú Mỹ đang quay lưng lại với ông Trump

Các tỷ phú, lãnh đạo doanh nghiệp giàu có ở Mỹ đang quay lưng lại với Tổng thống Hoa Kỳ vì thuế quan Trump đối với các đối tác thương mại lớn trên thế giới, theo CNN.

Phong cách - 10/04/2025 11:28

Nghệ An sắp có tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê'

Nghệ An sắp có tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê'

Tỉnh Nghệ An sẽ khánh thành tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Phong cách - 10/04/2025 06:50