110 đoàn kiểm tra làm việc với Bộ Giao thông vận tải về dự án BOT

Nhàđầutư
Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, trong những năm qua, Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với gần 110 đoàn kiểm tra về BOT.
ANH MAI
02, Tháng 11, 2017 | 15:43

Nhàđầutư
Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, trong những năm qua, Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với gần 110 đoàn kiểm tra về BOT.

Ngày mai 3/11, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) dự kiến sẽ đọc Tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án này.

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 của dự án khoảng 118.716 tỷ đồng, tổng diện tích giải phóng mặt bằng tái định cư khoảng 3,736 ha. Dự án được Chính phủ đề nghị cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc biệt do Quốc hội quyết định.

Việc Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chủ trương này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ song cũng có không ít quan điểm phản biện đặc biệt khi thời gian qua nhiều dự án BOT gây bức xúc dư luận.

Tại tọa đàm “Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam nhánh Đông từ chủ trương, chính sách đến hiện thực” mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định quá trình triển khai các dự án BOT thời gian qua đã xảy ra một số hạn chế, bất cập.

"Trong những năm qua, Bộ GTVT đã làm việc với gần 110 đoàn kiểm tra về BOT như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành…", Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết.

Thứ trưởng Nguyễn Nhật khẳng định, kết luận của cơ quan thanh tra là những cơ sở giá trị để rút kinh nghiệm cho dự án BOT sắp tới và tin rằng "sẽ xử lý được những bất cập, hạn chế".

nguyen nhat

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật. Ảnh: Báo Giao thông 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã ra Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp chính sách với các dự án BOT. Nghị quyết được ban hành sau báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Theo đó, cơ quan này đã chỉ ra hàng loạt bất cập, hạn chế, vi phạm tại các dự án này trong thời gian qua.

Cụ thể, việc lựa chọn dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư chưa hợp lý. Đa số dự án tập trung trong lĩnh vực đường bộ. Việc cải tạo nâng cấp tuyến đường độc đạo chưa đảm bảo quyền lựa chọn của người dân.

Việc thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch. Hầu hết dự án đều chỉ định thầu nhưng các nhà thầu thiếu năng lực dẫn đến vi phạm trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, việc thi công, xây dựng, giám sát quản lý chất lượng dự án bị buông lỏng dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu; Các trạm BOT đặt ở vị trí chưa hợp lý dẫn đến bức xúc trong dư luận.

BOT cai lay

Trạm thu phí BOT Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm chính đối với những hạn chế, vi phạm của các dự án do Bộ quyết định đầu tư. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm liên quan đến việc ban hành thông tư hướng dẫn việc thu phí. Gồm giá thu phí, thỏa thuận vị trí đặt trạm và quá trình giám sát thu phí.

Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chịu trách nhiệm về hạn chế, vi phạm của dự án do địa phương quyết định đầu tư. Các nhà thầu chịu trách nhiệm về vi phạm trong quá trình thực hiện dự án không đúng theo quy định của pháp luật.

Theo Thanh tra Chính phủ, kể từ đầu năm 2016 đến nay, đã có 8/88 trạm thu phí trên địa bàn cả nước gặp sự phản đối của người dân.

Mở đầu là trạm thu phí cầu Hạc Trì (Phú Thọ) vào tháng 3/2016, người dân phản đối việc chặn cầu cũ, bắt đi qua cầu mới để thu phí. Đến tháng 8/2016, trạm BOT Lương Sơn (Hòa Bình) bị phản đối do mức phí quá cao.

Sang đến năm 2017, mở đầu vào tháng 1/2017, trạm BOT Thanh Né (Thái Bình) bị tài xế vây kín. Tháng 3/2017 trạm BOT Tam Nông (Phú Thọ) bị người dây vây kín, buộc phải đóng cửa. Tháng 4/2017, trạm BOT Bến Thủy (Nghệ An) người dân phản đối bằng việc dùng tiền lẻ mua vé, gây ùn tắc.

Tiếp tục trong tháng 4/2017, trạm BOT Cầu Rác (Hà Tĩnh) nhiều ô tô gắn dòng chữ “Chúng tôi không đi đường BOT sao bắt chúng tôi trả tiền” dàn hàng tập trung và kiên quyết không trả tiền.

Tháng 7/2017, đến lượt trạm BOT Quán Hàu (Quảng Bình) gặp sự phản đối. Tháng 8/2017 vừa qua là trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) vừa đưa vào vận hành đã vấp ngay phải sự phản đối quyết liệt của người dân và lái xe.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ