11 truyền thống năm mới trên khắp thế giới

Bắn pháo hoa và uống rượu champagne là những hoạt động phổ biến trong lễ mừng năm mới trên toàn thế giới, nhưng bạn đã nghe nói về những phong tục đón Giao thừa của các địa phương khác chưa?
AN LE
31, Tháng 12, 2021 | 07:55

Bắn pháo hoa và uống rượu champagne là những hoạt động phổ biến trong lễ mừng năm mới trên toàn thế giới, nhưng bạn đã nghe nói về những phong tục đón Giao thừa của các địa phương khác chưa?

159

Ảnh minh họa của Marti Bug Catcher/Shutterstock

Mặc dù phần lớn thế giới sẽ mừng năm mới vào đêm 31/12, nhưng không phải tất cả các quốc gia đón Tết Dương lịch đều ăn mừng theo cùng một cách.

Ở Hoa Kỳ, pháo hoa và những nụ hôn dành cho người thân vào thời khắc giao thừa là những phong tục quen thuộc cuối năm. Nhưng ở các nơi khác, truyền thống chào đón năm mới cũng đa dạng và khác biệt ở từng quốc gia.

Dưới đây là 11 truyền thống ăn mừng năm mới khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.

1. Các quốc gia sẽ có những món ăn may mắn khác nhau

Trên khắp thế giới, Giao thừa thường là dịp để tổ chức một bữa tiệc thân mật cùng bạn bè và gia đình. Nhưng ở một số quốc gia, điều này còn có nghĩa là ăn các loại thực phẩm mang ý nghĩa “may mắn”.

Chẳng hạn như ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và phần lớn các nước châu Mỹ Latinh, món ăn may mắn sẽ là 12 quả nho hoặc nho khô, trong khi ở Ý là 12 thìa đậu lăng. Mà trong đó, một quả nho hay một thìa đậu sẽ tương ứng với một trong 12 tiếng chuông đồng hồ điểm vào thời khắc giao mùa.

Bên cạnh đó ở Pháp, người ta thường mở đầu năm mới bằng một chồng bánh kếp (pancake). Người Đức thì lựa chọn bánh hạnh nhân hình con heo để cầu may mắn, trong khi ở Hà Lan, mọi người thường ăn bánh donut hoặc những món ăn khác hình nhẫn.

Ở Estonia, người ta tin rằng việc ăn tới 7, 9 hoặc thậm chí 12 lần vào đêm Giao thừa sẽ mang lại một năm mới dư dả, ấm no và nhiều sức khỏe. Bởi lẽ, họ cho rằng mỗi bữa ăn được tiêu thụ sẽ tương ứng với sức mạnh của bấy nhiêu người đàn ông mà một người có thể nhận được vào năm sau.

2. Hy Lạp: Treo và đập quả lựu

Podariko, một phong tục tại Hy Lạp tạm dịch là “bàn chân tốt” (good foot), với hy vọng sẽ mang lại may mắn vào đầu năm.

Cụ thể là vào trước ngày lễ, các hộ gia đình sẽ treo những quả lựu - loại trái cây được cho là dấu hiệu của sự may mắn, thịnh vượng và sinh sôi nảy nở, lên trước cửa nhà.

Sau đó, vào thời điểm ngay trước thời khắc Giao thừa, mọi người sẽ tắt đèn và rời khỏi nhà để họ có thể cử một cá nhân may mắn trở thành người đầu tiên bước chân qua cửa, đặc biệt là phải đặt chân phải xuống trước.

Tiếp theo, người thứ hai sẽ cầm quả lựu bằng tay phải và đập vào cửa để xem họ có thể nhận được bao nhiêu may mắn, càng nhiều hạt lựu rơi xuống thì càng nhiều may mắn sẽ đến trong năm mới.

3. Thụy Sĩ: Đánh rơi kem xuống sàn

Người Thụy Sĩ thả một viên kem lên sàn nhà, bởi họ tin rằng điều này sẽ mang lại may mắn, giàu có và bình an trong năm tới.

4. Đức: nung chảy chì đoán vận may trong tương lai

Ở phần lớn các nước châu Âu nói tiếng Đức, cùng với Phần Lan, Bulgary, Cộng hòa Séc và Thổ Nhĩ Kỳ, người ta thường nung nóng các mẩu chì nhỏ, sau đó thả chúng vào trong nước lạnh và đưa ra dự đoán dựa trên những hình dạng đó.

Ví dụ, nếu nó hình thành một quả bóng nhỏ, vận may sẽ đến với bạn. Ngày nay, các bộ dụng cụ này có thể được tìm thấy ở khắp các quốc gia sử dụng tiếng Đức, trong đó bao gồm các bức tượng nhỏ bằng thiếc (thay vì chì) để nấu chảy.

5. Nga: 12 giây im lặng trước nửa đêm

Người Nga nói lời cảm ơn đối với năm cũ bằng việc dùng những giờ khắc cuối cùng trước năm mới để ghi nhớ lại những sự kiện quan trọng đã qua.

Đồng thời, họ cũng sử dụng 12 giây yên lặng trước Giao thừa để thực hiện điều ước cho năm mới.

6. Catalonia: Truy tìm người đàn ông có nhiều mũi

Tại vùng Catalonia, một cộng đồng tự trị tọa lạc ở miền bắc Tây Ban Nha, sẽ có một nhân vật đặc biệt xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm.

Đó là L’home dels nassos, hay còn được biết đến là người đàn ông có nhiều mũi, với số mũi tương ứng với số ngày còn lại trong năm. Đặc biệt là nếu bạn có thể tìm thấy anh ta, bạn sẽ nhận được một điều ước.

Vậy nên trẻ em nơi đây hàng năm đều được khuyến khích tìm kiếm người đàn ông này, nhưng chúng hiếm khi nhận ra rằng vào ngày cuối cùng của năm, L’home dels nassos chỉ còn một chiếc mũi và điều đó khiến công việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn.

7. Scotland: Hogmanay

Ở Scotland, Hogmanay là bữa tiệc cuối năm bắt đầu từ ngày 30/12 và kết thúc vào ngày đầu năm mới.

Mặc dù có khá nhiều biến thể của lễ Hogmanay trên khắp đất nước, nhưng truyền thống phổ biến nhất vẫn là “xông nhà”. Điều này có nghĩa là vị khách đầu tiên ghé thăm bạn bè và hàng xóm sẽ thường mang theo một vài món quà mang ý nghĩa tượng trưng trên tay.

Ngoài ra, nếu bạn tình cờ đến Edinburgh để tham gia lễ hội, bạn có thể mong đợi trông thấy những người thổi kèn và đánh trống dẫn đầu những người dân địa phương trong một đoàn rước đuốc vòng quanh thị trấn vào ngày 30/12.

Và trong ngày đầu năm mới, bữa tiệc này sẽ được kết thúc bằng một cuộc thi bơi lội trong làn nước lạnh giá của vịnh Firth of Forth.

8. Đan Mạch: Bước sang năm mới - theo đúng nghĩa đen

Vào lúc nửa đêm, người Đan Mạch sẽ nhảy khỏi ghế hoặc sofa để có thể thực sự bước sang năm mới theo nghĩa đen.

Theo quan niệm của người Đan Mạch, điều này sẽ mang đến may mắn cho bạn, cũng như sẽ mang tới xui xẻo cho những người không thực hiện nó.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có một bước nhảy vọt nếu bạn dự định ghé thăm và đón Giao thừa ở quốc gia này.

9. Ireland: Chừa một vị trí trên bàn ăn cho những người thân yêu đã khuất

Người Ireland có một số truyền thống trong năm mới, chẳng hạn như việc dùng bánh mì đập vào bức tường bên ngoài ngôi nhà của họ để xua đi những điều xui xẻo và linh hồn, hay bắt đầu năm mới với một ngôi nhà sạch đẹp không tì vết.

Nhưng một trong những truyền thống nổi tiếng nhất là chừa một vị trí trong bàn tiệc và đặt thêm một bộ dụng cụ ăn uống cho những người thân yêu đã qua đời.

10. Ý và Tây Ban Nha: Mặc đồ lót màu đỏ

Người Ý và Tây Ban Nha đều quan niệm rằng mặc đồ lót đỏ sẽ mang lại may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, người Tây Ban Nha cũng khẳng định rằng chỉ ‘đồ lót mới’ mới có thể mang lại may mắn.

Trong khi đó, người Ý còn cho rằng ném những món đồ cũ ra ngoài cửa sổ tượng trưng cho việc những điều mới mẻ sẽ đến trong năm mới.

11. Nhật Bản: Đi lễ chùa đầu năm để lấy bùa may mắn

Truyền thống năm mới của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào sự lành mạnh.

Shōgatsu (Năm mới) ở Nhật thường được tổ chức bằng một chuyến viếng thăm ngôi đền địa phương để đổi những lá bùa may mắn của năm ngoái và lấy những lá bùa mới cho năm nay.

Sau đó, mọi người sẽ ăn các món ăn truyền thống của năm mới, chẳng hạn như tôm (được cho là sẽ mang lại tuổi thọ) và trứng cá trích (để tăng khả năng thụ thai).

(Theo AFAR)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ