Xử lý nợ xấu: Những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ

NGUYỄN VŨ
13:39 10/07/2019

Theo NHNN Việt Nam, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 937,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng trong năm 2018, đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu...

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%, giảm mạnh so với mức hơn 2% tại thời điểm cuối quý I/2019, đồng thời đã đạt mục tiêu mà NHNN đề ra là đưa nợ xấu về dưới 2% trong năm nay.

d9b338264d2a408b9d52a21e2cf3e0f3_vietcombank

Nhờ quyết liệt xử lý, đến nay nợ xấu của Vietcombank ở mức thấp nhất hệ thống

Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 tiếp tục được cải thiện. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 6/2019, toàn hệ thống TCTD ước đã xử lý được 264,06 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 127,641 nghìn tỷ đồng.

“Đến bây giờ tổng nợ xấu toàn hệ thống đã đưa về mức 5,3- 5,4%. Phấn đấu trong năm nay tất cả các khoản nợ xấu tiềm ẩn không về nợ xấu sẽ cố gắng đưa về mức 5% như mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Xa hơn, phấn đấu đến năm 2020 đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới 3%. Dù thời gian qua toàn hệ thống đã rất nỗ lực nhưng để đạt được mục tiêu trên phải phấn đấu quyết liệt và tập trung xử lý trong thời gian tới”, Thống đốc Lê Minh Hưng nói.

Mục tiêu trên theo đánh giá của giới chuyên môn có thể đạt được thậm chí có thể cán đích sớm hơn nếu các vướng mắc về cơ chế trong triển khai Nghị quyết 42 được tháo gỡ kịp thời. Bởi theo chia sẻ của các ngân hàng, trong quá trình triển khai Nghị quyết 42, họ đang gặp phải nhiều khó khăn do các quy định chồng chéo khi xử lý TSBĐ. Trong khi đó, hoạt động thu hồi nợ xấu của VAMC và các TCTD phụ thuộc nhiều vào tốc độ xử lý TSBĐ.

Một lãnh đạo ngân hàng trong khu vực TP. Hồ Chí Minh cho biết, trước khi Bộ Luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì các TCTD căn cứ quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Trong đó Điều 63 của Nghị định 163 yêu cầu bên giữ TSBĐ phải giao tài sản đó cho TCTD; nếu bên giữ TSBĐ không giao tài sản thì TCTD có quyền thu giữ TSBĐ mà không bắt buộc trong nội dung Hợp đồng bảo đảm phải có quy định về quyền thu giữ TSBĐ.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42 lại quy định TCTD có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong đó có điều kiện: Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật. Do đó, khi đối chiếu các hợp đồng bảo đảm tại ngân hàng đã ký kết trước đây nếu hợp đồng nào không có nội dung thỏa thuận quyền thu giữ TSBĐ thì ngân hàng “chịu chết”, không thể áp dụng được quyền thu giữ để xử lý.

“Nếu muốn đủ điều kiện áp dụng quyền thu giữ TSBÐ theo quy định trên, các TCTD phải đàm phán với bên bảo đảm, bên giữ tài sản ký lại hợp đồng sửa đổi bổ sung Hợp đồng bảo đảm. Thực tế việc đàm phán vô cùng gian nan”, vị lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.

Thực tế cũng đã xảy ra trường hợp ngân hàng cương quyết thực hiện quyền thu giữ tài sản theo quy định tại Khoản 2, Ðiều 7 Nghị quyết 42 khi bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao TSBÐ; chủ tài sản bất hợp tác, chống đối hoặc không có mặt theo thông báo và TCTD lập biên bản thu giữ TSBÐ có sự chứng kiến và ký biên bản của đại diện UBND cấp xã nơi tiến hành thu giữ TSBÐ.

Tuy nhiên, do Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa quy định thành phần hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp TCTD thực hiện quyền thu giữ TSBÐ theo quy định tại Ðiều 7 Nghị quyết 42 để xử lý tài sản thế chấp, nên nhiều văn phòng đăng ký đất đai không chấp nhận biên bản thu giữ TSBÐ và từ chối việc đăng ký biến động cho người mua tài sản thế chấp...

Một vấn đề nữa là việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBÐ, tranh chấp về quyền xử lý TSBÐ của khoản nợ xấu. Mặc dù được kỳ vọng giúp bớt ngân hàng giảm thời gian và chi phí trong việc đeo đuổi giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ tại Tòa án, nhưng việc áp dụng theo thủ tục rút gọn rất hạn chế. Theo rà soát sơ bộ, đến nay vẫn chưa có vụ án nào được áp dụng trong thực tế theo hướng dẫn thủ tục rút gọn.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc này được lãnh đạo một ngân hàng chỉ ra, đó là sự chậm trễ của Tòa án Nhân dân tối cao sau gần một năm Nghị quyết 42 có hiệu lực cơ quan này mới ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ ngày 1/7/2018) hướng dẫn áp dụng các quy định của Nghị quyết 42. Khi có Nghị quyết 03 rồi việc hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu của Tòa không dễ.

Điển hình như việc xác nhận công nợ, tài liệu về nơi cư trú của người bị kiện. Khi vướng nợ nần, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với TCTD để phối hợp xử lý, nên việc xác nhận này rất khó thực hiện. Ngoài ra, tòa án cấp dưới chưa mạnh dạn triển khai thực hiện thủ tục rút gọn vì đây là việc chưa có tiền lệ nên cán bộ bị tâm lý sợ sai sót trong quá trình xét xử.

Những vướng mắc nêu trên theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực đang là vấn đề nổi cộm nhất trong quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD. Do đó, TS. Lực kiến nghị, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần nhanh chóng, chủ động, tích cực tháo gỡ các vướng mắc trên, nếu chỉ riêng ngân hàng không thể giải quyết được. Những vướng mắc trên nếu sớm được tháo có thể tạo bước đột phá trong hoạt động xử lý nợ xấu, nhờ đó dòng vốn mới với lãi suất hợp lý sẽ chảy nhiều hơn vào nền kinh tế.

Chủ tịch HĐTV VAMC Nguyễn Tiến Đông cho rằng, để lộ trình xử lý nợ xấu nhanh, hiệu quả hơn đến cuối năm 2019 cần đánh giá lại 2 năm triển khai Nghị quyết 42 để tính đến việc Luật hóa xử lý nợ xấu. Hiện tại, VAMC đã tập hợp lại tất cả những vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị quyết 42 để báo cáo Thủ tướng.

Ngoài ra, lãnh đạo đơn vị này đang kỳ vọng sớm thành lập trung tâm mua bán nợ xấu và đưa các khoản nợ được VAMC “gắn mác” chứng nhận đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường. Tham vọng trở thành trung tâm mua bán nợ xấu được VAMC cụ thể hóa tại kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2019-2023 với lộ trình mục tiêu cụ thể.

Trong năm 2019, VAMC cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất Đề án xây dựng thị trường mua bán nợ xấu tập trung trong đó VAMC là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện ngay trong năm 2020. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất mô hình, khung khổ pháp lý về sàn giao dịch nợ xấu để thiết lập, vận hành sàn giao dịch nợ xấu trong năm 2020 - 2021…

(Theo Thời Báo Ngân Hàng)

  • Cùng chuyên mục
Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%.

Ngân hàng - 21/10/2024 18:36

Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3

Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3

Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.

Ngân hàng - 21/09/2024 07:00

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị cập nhật KQKD quý II/2024 và số liệu trên BCTC bán niên, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024.

Ngân hàng - 10/09/2024 10:06

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi  8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi  8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%

HDBank (Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững. 

Doanh nghiệp - 30/07/2024 15:56

Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng

Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.

Tài chính - 28/07/2024 16:14

Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/07.

Tài chính - 28/07/2024 15:48

Nhóm doanh nghiệp nắm trên 20% vốn MSB

Nhóm doanh nghiệp nắm trên 20% vốn MSB

CTCP Rox Key Holdings – đơn vị nắm 2,43% vốn MSB, có tiền thân là CTCP TNS Holdings. Công ty này hiện là thành viên của Tập đoàn đa ngành ROX Group (trước đây có tên là TNG Holdings Vietnam).

Tài chính - 26/07/2024 12:09

Nhà băng báo lãi lớn, nợ xấu tăng cao

Nhà băng báo lãi lớn, nợ xấu tăng cao

5 ngân hàng đầu tiên công bố BCTC quý II/2024 cho thấy lợi thế đang thuộc về nhóm những hàng có quy mô vốn, tăng trưởng tín dụng cao. Tuy nhiên, nợ xấu cũng đang tăng nhanh, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn).

Tài chính - 25/07/2024 08:49

Lộ diện các cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại Eximbank

Lộ diện các cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại Eximbank

Eximbank không có cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn. Tập đoàn Gelex hiện là cổ đông lớn nhất nắm 4,9% vốn nhà băng, tiếp sau đó là Chứng khoán VIX và Công ty cổ phần Thắng Phương nắm trên 3% vốn.

Tài chính - 24/07/2024 14:54

Phó Thống đốc: Nợ xấu tăng nhanh, đã lên 6,9%

Phó Thống đốc: Nợ xấu tăng nhanh, đã lên 6,9%

Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tích cực trở lại từ đầu tháng 4. Tuy nhiên, nợ xấu cũng có xu hướng tăng nhanh. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng đã lên tới 5%; kể cả nợ xấu tiềm ẩn, nợ VAMC, tỷ lệ nợ xấu lên tới 6,9%.

Tài chính - 23/07/2024 16:30

Techcombank: Số dư CASA duy trì cao kỷ lục, tỷ lệ an toàn vốn đầu ngành

Techcombank: Số dư CASA duy trì cao kỷ lục, tỷ lệ an toàn vốn đầu ngành

Techcombank công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm.

Tài chính - 22/07/2024 12:55

Vàng miếng SJC bật tăng giá trở lại

Vàng miếng SJC bật tăng giá trở lại

Giá vàng miếng SJC sáng nay (18/7) bất ngờ tăng trở lại sau 45 ngày đứng im. Hiện, niêm yết quanh mức 78,5 - 80 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trong khi đó, giá vàng nhẫn niêm yết giảm nhẹ, hiện ở mức 76,25 - 77,6 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/07/2024 11:40

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chính thức đổi tên Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chính thức đổi tên Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định chính thức đổi tên thương mại của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam.

Tài chính - 16/07/2024 06:30

Giá vàng nhẫn vượt vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn vượt vàng miếng SJC

Lần đầu tiên sau nhiều năm, giá vàng nhẫn 9999 đã vượt giá vàng miếng SJC niêm yết. Giá vàng trong nước hiện nay chỉ còn cách giá vàng thế giới hơn 3 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 08/07/2024 08:44

Dự báo tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng

Dự báo tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng

Các tổ chức tín dụng nhận định rằng, mặt bằng rủi ro của khách hàng tiếp tục tăng trong quý II/2024; tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng cũng sẽ tiếp tục tăng nhẹ.

Tài chính - 08/07/2024 06:30

Thách thức với lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm

Thách thức với lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm

Cầu tín dụng yếu trong hai quý đầu năm đã kìm hãm đà cải thiện của NIM ngân hàng. Với sự thúc đẩy của cơ quan quản lý, môi trường vĩ mô sáng hơn và việc tích cực tung ra các gói vay hấp dẫn, tín dụng được kỳ vọng cải thiện từ quý II, giúp nhà băng tăng NIM, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Tài chính - 05/07/2024 13:15