Xa xỉ và đói nghèo, hai bộ mặt đối nghịch của bất bình đẳng trong đại dịch ở Ấn Độ
Mercedes-Benz AG hồi đầu năm giới thiệu mẫu xe thể thao đa dụng Maybach mới của mình tại Ấn Độ, ngay giữa làn sóng đại dịch khốc liệt lần thứ hai. Nhà sản xuất ô tô của Đức dự kiến sẽ bán hết 50 chiếc xe vào cuối năm 2021, nhưng số xe này đã được bán hết vèo chỉ trong vòng một tháng.
Ngay trong khi những người giàu ở Ấn Độ tranh giành nhau để có thể sở hữu những chiếc xe Maybach trị giá 400.000 USD này, thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở Ấn Độ đã giảm xuống dưới 2.000 USD, khiến quốc gia này tụt lại phía sau nước láng giềng nghèo hơn Bangladesh.
Điều đáng nói là khi doanh số bán xe hơi sang trọng vọt tăng và giá trị tài sản ròng của các tỷ phú ở Ấn Độ không ngừng tăng thì tình trạng thất nghiệp ở nước này lại ngày một tràn lan và những khoản tiền tiết kiệm của người nghèo nhanh chóng bị cạn kiệt, bốc hơi. Đây là hình ảnh trái ngược, nhưng lại rất dễ nhận ra về tình hình tài chính giữa người giàu và người nghèo ở Ấn Độ.
Việc Ấn Độ tiến hành phong tỏa ngày một nhiều hơn khiến các gia đình nghèo khó ở Ấn Độ đã nghèo lại ngày một éo le hơn. Do ảnh hưởng của Covid-19, các hộ gia đình nghèo năm ngoái đã có ít đồ ăn hơn, nhưng các nhà kinh tế đang cảnh báo về một làn sóng thiếu lương thực khác, dữ dội hơn ở đất nước tỷ dân này.
Các phóng viên của Bloomberg News mới đây đã kể lại một câu chuyện gần như quá quen thuộc ở Ấn Độ: Người thợ đóng giày Shyambabu Nigam đã phải bán căn nhà nhỏ bé của mình để trả hóa đơn y tế trị giá 6 vạn Rupee (hơn 18 triệu đồng) cho việc điều trị các biến chứng, sau khi vợ ông mắc Covid-19. Một trong ba chiếc máy khâu da của ông cũng không còn nữa. Cặp vợ chồng nợ nần chồng chất giờ đang phải thuê trọ ở một ngôi làng gần đó.
Các sáng kiến có ý nghĩa cho người nghèo, chẳng hạn như quy định tăng hạn mức tín dụng khẩn cấp của chính phủ, được cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ từ tháng 5 năm ngoái, không mang lại nhiều kết quả khả quan...
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kéo dài chương trình cung cấp ngũ cốc thực phẩm miễn phí cho 800 triệu người cho tới đến tháng 11 năm nay. Số lúa mì và thực phẩm bổ sung trong chương trình này đã giúp cứu đói cho người nghèo vào năm ngoái. Tuy nhiên, do không có thu nhập, một phần tư dân số ở tầng dưới cùng của xã hội đã phải cắt giảm mạnh các chi tiêu cho trứng, thịt và trái cây.
Để tránh khủng hoảng dinh dưỡng vào năm Covid thứ hai liên tiếp, Ấn Độ cần cung cấp khoản trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo mỗi ngày cỡ 150 Rupee (khoảng 50.000 đồng), trong ít nhất ba tháng. Đây là đề xuất được một nhóm các nhà kinh tế tại Đại học Azim Premji có trụ sở tại Bangalore đưa ra. Các nhà nghiên cứu cho rằng món cứu trợ ít ỏi này sẽ giúp ích được phần nào cho các gia đình nghèo Ấn Độ vượt qua cơn khốn khó, mặc dù số tiền này có lẽ sẽ không đủ để họ có thể sống một cách đàng hoàng. "Khoản tiền mặt được đề xuất trợ cấp chỉ bằng với số thu nhập bị mất vào năm ngoái của 10% hộ gia đình nghèo nhất, để họ vượt qua cơn bùng phát lần thứ 2 của đại dịch tại Ấn Độ", các nhà kinh tế tại Đại học Azim Premji viết.
Tuy nhiên, cho tới giờ thì Ấn Độ vẫn chưa có một kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt như vậy. Chính phủ Ấn Độ còn đang khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với người dân bình thường bằng cách áp thuế tiêu dùng lũy tiến, bao gồm cả xăng và thuốc chữa Covid-19...
Lợi ích kinh tế chảy từ túi của người lao động và các doanh nghiệp nhỏ tới các công ty lớn, bởi chính sách tài khóa bất hợp lý hiện nay của Ấn Độ. Điều này khiến người giàu ngày càng giàu hơn, tạo ra những nghịch lý như doanh số của những chiếc Maybach và nhiều thứ khác nữa tăng vọt giữa thời đại dịch.
Khối tài sản của tỷ phú Gautam Adani tăng vọt lên 43 tỷ USD trong năm nay, đưa nhà tài phiệt đến từ bang Gujarat, quê hương của Modi, chiếm vị trí người giàu nhất Ấn Độ chỉ sau doanh nhân nổi tiếng Mukesh Ambani, người cũng đã trở thành người giàu thứ hai ở châu Á. Nhà đầu tư tỷ phú Radhakishan Damani đã mua một dinh thự trị giá 137 triệu USD ở Mumbai vào tháng 4, và đây giao dịch bất động sản có giá trị nhất từ trước đến nay tại quốc gia tỷ dân này.
Các nhà sản xuất thép có quy mô trung bình và nhỏ đang phải vật lộn với việc chỉ sản xuất ở mức 62% công suất, trong khi 5 nhà sản xuất thép lớn, lại tăng thêm thị phần lên 5%, đạt mức chiếm giữ thị phần lên 58% chỉ trong một năm, theo tính toán của Crisil, một chi nhánh của S&P Global Inc.
Dự kiến, khi chính phủ Ấn Độ đóng tài khóa hàng năm vào tháng 3 tới, thâm hụt ngân sách của nước này có thể sẽ vượt quá mục tiêu 206 tỷ USD. Mức thiếu hụt này, trong những trường hợp bình thường sẽ chiếm cỡ 6,8% tổng sản phẩm quốc nội, nhưng giờ thì có thể cao hơn vì số người tử vong vì liên tục tăng cao vào các tháng 4 và tháng 5, hai tháng đầu năm tài chính của Ấn Độ. Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất sẽ chậm hơn và do đó số thuế được cũng thấp hơn dự kiến. Khi chính phủ thu thuế ít hơn chi tiêu, thì số lượng tiền hơn nằm trong tay tư nhân sẽ nhiều hơn. Nhưng đây có phải là một điều thuận lợi về mặt vĩ mô? Chưa chắc sẽ là vậy.
Do việc mua sắm và bảo quản vắc xin được coi là một ưu tiên trong chi tiêu trong năm nay, nhà kinh tế Amartya Lahiri của Đại học British Columbia cho biết, với chi phí mỗi liều khá cao, cỡ 10 USD, thì thâm hụt tài chính sẽ tăng thêm cỡ 0,8% vào năm nay. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đây là khoản tiền đáng phải chi.
Cho đến nay, không nhiều trong số 1 tỷ dân số trưởng thành ở Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ. Dù việc phong tỏa tại các địa phương đang được nới lỏng, 23 triệu người lao động làm công ăn lương hàng ngày đã mất kế sinh nhai kể từ tháng Giêng. Trong số 8,5 triệu việc làm bị mất trong năm nay, nhiều công việc có thể bị thay thế bởi các hình thức lao động khác. Các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số có thể phát triển mạnh vì Covid-19 đã đẩy nhanh tốc độ số hóa. Nhiều công ty nhỏ truyền thống, từng thu hút hàng triệu lao động như kiểu công ty đóng giày Nigam, sẽ nhanh chóng biến mất.
Đền Taj Mahal, được xây dựng như một lời ca tụng của hoàng đế Mughal đối với người vợ đã chết của mình, sừng sững ở phía bắc thành phố Agra. Và hành động yêu thương thời hiện đại của Nigam để cứu vợ mình chính là quyết định bán căn nhà hai phòng ngủ mà họ đã mất nhiều năm mới có thể sở hữu được. Trớ trêu thay, ngôi nhà có tầm nhìn ra ngôi đền xây từ thế kỷ 17 giờ đã thuộc về người khác...
- Cùng chuyên mục
Nhiều dự án độc lạ tranh tài khởi nghiệp xanh
Bánh khoai mì nướng lava trứng muối tan chảy, bánh giò khoai mì; băng gạc từ lục bình hay sản phẩm đánh răng từ than hoạt tính… là các dự án độc đáo, mới lạ của những bạn trẻ có khát vọng khởi nghiệp, gây bất ngờ cho khách tham quan.
Phong cách - 11/11/2024 09:46
Ông Trump kiếm được 500 triệu USD nhờ một bài đăng trên Truth Social
Ông Trump, chỉ bằng một bài đăng trên Truth Social, đã giúp cổ phiếu truyền thông xã hội của mình tăng giá trở lại và khiến giá trị tài sản ròng của ông tăng thêm nửa tỷ USD, theo CNN.
Phong cách - 11/11/2024 09:30
Ông Donald Trump và niềm đam mê golf
Ông Donald Trump sắp trở lại Nhà trắng và bước vào nhiệm kỳ hai với tư cách Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Tuyên bố "sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi mang lại một nước Mỹ hùng mạnh" nhưng chắc chắn ông vẫn dành thời gian trên sân golf để tiếp tục chứng minh bản thân là golfer giỏi nhất.
Phong cách - 10/11/2024 07:54
10 quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới
10 quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới được Statista giới thiệu trong biểu đồ dưới đây.
Phong cách - 09/11/2024 18:00
Quảng cáo tranh cử của ông Trump hiệu quả, vì sao?
Những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông Donald Trump đã tập trung vào vấn đề 'chiến tranh văn hóa', dẫn đến nhiều phiếu thuận hơn cho ông Trump, theo Fox News.
Phong cách - 09/11/2024 07:46
Chủ tịch Fed: Tôi sẽ không từ chức nếu ông Trump yêu cầu'
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm thứ Ba sẽ không có tác động "ngắn hạn" đối với chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, theo Reuters.
Phong cách - 08/11/2024 09:42
Tài sản của Warren Buffett và Jensen Huang tăng hơn 12 tỷ USD
Với những tỷ phú luôn kín tiếng về nước Mỹ, các cuộc bầu cử tổng thống vẫn mang lại vận may cho họ. Khi thị trường phục hồi, tài sản của họ không ngừng tăng, theo Fortune.
Phong cách - 08/11/2024 07:18
Chiến thắng của ông Trump có ý nghĩa gì với các nhà đầu tư 60/40?
Chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã khiến thị trường chứng khoán tăng vọt, nhưng các trái chủ lại gặp khó khăn, theo phân tích của Baron's.
Phong cách - 07/11/2024 14:39
Elon Musk hưởng lợi gì khi ông Trump trở lại Nhà Trắng?
Sự ủng hộ của Elon Musk đối với Donald Trump đã đặt doanh nhân tỷ phú này vào một vị trí có ảnh hưởng đặc biệt, giúp các công ty của ông được sự đối xử thuận lợi thời gian tới, theo Reuters.
Phong cách - 07/11/2024 08:14
Giới kinh doanh Mỹ nói gì trong Ngày bầu cử?
Những nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ tham gia FOX Business để nói về những dự đoán, tác động của cuộc bầu cử tổng thống tới môi trường kinh doanh ở Hoa Kỳ.
Phong cách - 06/11/2024 10:09
16 tỷ USD được chi vào đâu trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?
Chu kỳ bầu cử năm 2024 tốn kém trong lịch sử cuối cùng cũng sắp kết thúc. Đây là cách các ứng cử viên và đồng minh của họ đã chi hàng tỷ đô la cho đến nay, theo US News.
Phong cách - 06/11/2024 07:49
Phố Wall dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Trong cuộc khảo sát với 119 nhà đầu tư ở Phố Wall, 53% cho biết họ nghĩ Donald Trump sẽ đánh bại Kamala Harris, theo Business Insider.
Phong cách - 05/11/2024 15:46
Các tỷ phú phân cực trong cuộc đua tổng thống Mỹ
Các tỷ phú, doanh nhân thành công nhất của Mỹ không bỏ cuộc trong các cuộc cạnh tranh của họ, cho dù đó là cuộc đua vào vũ trụ hay là bước đột phá công nghệ mới, và cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là chiến trường mới nhất của các tỷ phú, theo Fox News.
Phong cách - 05/11/2024 05:55
Cuộc bầu cử gây chia rẽ và đối sách của các công ty Mỹ
Cuộc bầu cử gây chia rẽ hơn bao giờ hết ở Mỹ khiến nhiều công ty ở Mỹ kém tích cực hơn trong việc khuyến khích người dân bỏ phiếu. Không còn những màn quảng cáo hào nhoáng và đầy sao, theo CNN.
Phong cách - 04/11/2024 11:40
Ông Trump sẽ khiến thế giới nghèo hơn trong nhiệm kỳ tổng thống lần 2?
Ông Trump, trong cuộc phỏng vấn mới đây với Bloomberg tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago cho biết: "Đối với tôi, từ đẹp nhất trong từ điển là 'thuế quan'. Đó là từ yêu thích của tôi".
Phong cách - 04/11/2024 06:22
Người Mỹ từ bỏ quyền công dân của mình ngày càng nhiều, tại sao vậy?
Mỗi năm, hàng ngàn người Mỹ mệt mỏi với những gì họ coi là nước Mỹ tham lam, đã thực hiện những bước đi quyết liệt nhất: xé hộ chiếu và từ bỏ hoàn toàn quyền công dân Mỹ của họ, theo Fortune.
Phong cách - 03/11/2024 06:56
- Đọc nhiều
-
1
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
-
2
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
3
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
-
4
Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
-
5
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 4 day ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'