WB: Việt Nam chậm trễ cải cách ngân sách và chuyển đổi cơ cấu

Nhàđầutư
Trong bản báo cáo cập nhật kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2016, tổ chức Ngân hàng thế giới World Bank (WB) đã lên tiếng cảnh báo rủi ro và thách thức trong thời gian tới của kinh tế Việt Nam chính là "chậm trễ trong triển khai cải cách ngân sách và chuyển đổi cơ cấu".
NGUYỄN THOAN
14, Tháng 04, 2017 | 16:50

Nhàđầutư
Trong bản báo cáo cập nhật kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2016, tổ chức Ngân hàng thế giới World Bank (WB) đã lên tiếng cảnh báo rủi ro và thách thức trong thời gian tới của kinh tế Việt Nam chính là "chậm trễ trong triển khai cải cách ngân sách và chuyển đổi cơ cấu".

83064

Việt Nam đối mặt với thách thức từ cải cách  quản lý ngân sách

Báo cáo về tình hình Kinh tế Châu Á năm 2016 của WB, công bố ngày 13-4 cho biết: Năm 2016, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm nhẹ xuống 6,2%, trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát vừa phải và tình hình kinh tế đối ngoại vững chắc. Triển vọng kinh tế có chiều hướng tích cực trong bối cảnh còn nhiều rủi ro trong và ngoài nước.

FDI vẫn là động lực chính về tăng trưởng kinh tế

Giải thích nguyên nhân tăng chững lại của Việt Nam trong năm qua, WB cho rằng do sụt giảm trong các ngành nông nghiệp và khai khoáng. Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ đạt 1,36%, là tốc độ thấp nhất kể từ năm 2011, do tình hình thời tiết không thuận lợi trong nửa đầu năm. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,6%, thấp hơn so với 9,6% năm trước, chủ yếu do tăng trưởng âm 4% ở ngành khai khoáng. 

Lạm phát sau khi giảm xuống mức kỷ lục năm 2015 đã tăng dần trở lại vào năm 2016 nhưng vẫn ở mức dưới chỉ tiêu chính thức 5%. Môi trường kinh tế đối ngoại trong thời gian qua có nhiều điểm không thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (theo giá hiện hành) tăng trưởng 9% năm 2016, cao hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu, kết hợp với nhập khẩu chững lại nên thặng dư tài khoản thanh toan vãng lai tăng từ 0,5% GDP năm 2015 lên hơn 3% năm 2016.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là động lực chính về tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục năm 2016 ở mức gần 16 tỷ USD (7,7% GDP).

Một trong những điểm tích cực trong năm vừa qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) làm được là giữ tỷ giá tương đối ổn định. NHNN cũng đã từng bước khôi phục được dự trữ ngoại hối, ở mức tương đối, khoảng 2,8 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2016.

Tuy nhiên, WB cũng đưa ra quan ngại rằng, trong bối cảnh đồng đô-la Mỹ mạnh lên và hầu hết đối tác thương mại chính của Việt Nam đều giảm mạnh tỷ giá, khả năng đồng Việt Nam tăng giá thực và khả năng ảnh hưởng tiêu cực của nó đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.

Về mặt bằng lãi suất, WB cho rằng, mặc dù lãi suất chính sách vẫn không thay đổi, tăng trưởng tín dụng vẫn tăng khoảng 19% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 12/2016. Nhưng tốc độ tăng tín dụng cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP, điều này là đáng lo ngại do áp lực nợ xấu trong quá khứ còn rất lớn. 

Thách thức từ chậm trễ trong triển khai cải cách ngân sách

Bội chi ngân sách bình quân ở mức 5,5% GDP trong giai đoạn 2011 - 2016, so với 2,2% GDP trong giai đoạn 2006 - 2010. Điều này cho thấy ngân sách vẫn tiếp tục chịu áp lực trong năm 2016, với mức bội chi ước tính khoảng 6,5% GDP (bao gồm cả các khoản chi ngoài ngân sách). Bội chi ngân sách cao và kéo dài là lý do chính khiến cho nợ công tăng lên, dự kiến sẽ chạm mức trần quy định là 65% GDP vào cuối năm 2016.

Dựa trên những phân tích trên, WB đưa ra nhận định về rủi ro và thách thức cho kinh tế Việt Nam trong những năm tới: Triển vọng của Việt Nam trong trung hạn vẫn tích cực, nhưng những rủi ro đã biết vẫn còn đó. Nhìn từ trong nước, chậm trễ trong triển khai cải cách ngân sách và chuyển đổi cơ cấu có thể làm tăng nguy cơ dễ tổn thương về kinh tế vĩ mô và giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng.

Nhìn từ bên ngoài, kinh tế thế giới biến động mạnh có thể tác động qua các kênh thương mại và đầu tư khiến cho triển vọng tăng trưởng của Việt Nam ảm đạm hơn. Các cú sốc về thiên tai, môi trường và khí hậu trong những năm gần đây cũng là một thách thức trong cải thiện phúc lợi hộ gia đình, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ