'Vua tôm' Minh Phú và ngày về không bình yên

Nhàđầutư
Trở lại sau hơn hai năm huỷ niêm yết, Minh Phú không có nhiều thay đổi đáng chú ý, ngoại trừ những kế hoạch kinh doanh còn dang dở và lời hứa chưa hoàn thành với cổ đông.
MINH TRANG
03, Tháng 11, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
Trở lại sau hơn hai năm huỷ niêm yết, Minh Phú không có nhiều thay đổi đáng chú ý, ngoại trừ những kế hoạch kinh doanh còn dang dở và lời hứa chưa hoàn thành với cổ đông.

1bdcamarao-de-agua-doce-1441592622556

Chốt phiên 2/11, mã cổ phiếu MPC của Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú giảm 14,7% về 72.000 đồng (Ảnh: Minh hoạ

Chốt phiên 2/11, mã cổ phiếu MPC của Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú giảm 14,7% về 72.000 đồng. Đây là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp, kéo mã chứng khoán này xuống đáy sau đỉnh 110.000 đồng được lập trong ngày giao dịch trở lại đầu tiên 16/10.

Sau hơn hai năm huỷ niêm yết, Minh Phú đã giao dịch trở lại, tuy nhiên sự háo hức đối với cổ đông đã không còn như xưa. 

Minh Phú là công ty sản xuất, chế biến thuỷ sản hàng đầu, được mệnh danh là 'Vua' tôm ở Việt Nam.

Cuối tháng 3/2015, khi vẫn đang ở trên 'đỉnh cao' quyền lực trong ngành thuỷ sản, mà như Chủ tịch Lê Văn Quang từng nói với cổ đông: "muốn lời bao nhiêu là quyền của Minh Phú", thì doanh nghiệp này lại bất ngờ huỷ niêm yết với giá chốt phiên giao dịch cuối cùng lên tới 122.000 đồng, gấp 12 lần mệnh giá.

Vào thời điểm đó, Minh Phú cho biết huỷ niêm yết là để dễ dàng bán vốn cho cổ đông ngoại, khi mà giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị thực làm công ty gặp khó trong việc phát hành thêm cổ phiếu. Ban lãnh đạo Minh Phú hứa hẹn sẽ sớm quay trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới.

Sau hai năm rưỡi từ sự kiện trên, vẫn không có nhiều thay đổi ở Minh Phú. Vốn điều lệ không đổi, cơ cấu cổ đông cũng vậy với sự chi phối của gia đình Chủ tịch Lê Văn Quang. 

Yếu tố hiếm hoi biến động có chăng là kết doanh kinh doanh của "ông kẹ" trong làng thuỷ sản.

Screen Shot 2017-11-02 at 5.49.36 PM

 

Dấu hỏi hiệu quả kinh doanh

Ngay trong năm đầu tiên rời sàn (năm 2015), Minh Phú đối mặt với cú "shock" khi lỗ sau thuế 7 tỷ đồng, thua xa năm trước (lãi 921 tỷ đồng) và kế hoạch năm (1.415 tỷ đồng). Doanh thu chỉ đạt 12.472 tỷ đồng, giảm 1/5 so với năm 2014 và bằng 2/3 kế hoạch năm.

Lý do được Minh Phú đưa ra là giá tôm trên thế giới năm đó giảm mạnh. Những quốc gia đối thủ như Ấn Độ, Indonesia phá giá đồng nội tệ khiến tôm của các nhà sản xuất này rẻ đến mức "không thể tin nổi".

Dù vậy, ngoài lý do về giá cả, không ít người tin rằng còn có nguyên nhân căn cơ từ gốc rễ quản trị nội bộ của Minh Phú.

Với thực tế nhiều năm trở lại, năng lực dự báo của ban lãnh đạo Minh Phú là điều khiến không ít cổ đông lo ngại.

Sau năm 2015 lỗ "shock", Minh Phú tiếp tục trải qua năm 2016 không mấy thành công với doanh thu 12.064 tỷ đồng, lãi sau thuế 81,9 tỷ đồng, chỉ hoàn thành lần lượt 74% và 15% kế hoạch năm.

Kịch bản này nhiều khả năng sẽ tiếp tục lặp lại trong năm 2017, khi Minh Phú đạt doanh thu 6.382 tỷ đồng và lãi sau thuế 158,6 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Dù có tăng trưởng so với cùng kỳ, song cũng chỉ đạt 40% và 19% kế hoạch năm.

Kết quả kinh doanh không mấy tích cực của Minh Phú dễ dàng nhận thấy khi đặt cạnh các doanh nghiệp lớn cùng ngành.

Bình quân giai đoạn 2015-2016, tỷ lệ lãi sau thuế trên doanh thu (ROS) của Minh Phú chỉ ở mức 0,3%, so với 3,3% của Thuỷ sản Sao Ta (FMC) hay 6,8% của Thuỷ sản Vĩnh Hoàn (VHC). Các chỉ số khác như lãi trên tổng tài sản (ROA) hay lãi trên vốn (ROE) của Minh Phú cũng đều thua xa các đối thủ (xem biểu đồ).

Screen Shot 2017-11-02 at 5.34.20 PM

 

"Vua" tôm hay "Vua" nợ

Không thành công trong việc tăng vốn khiến Minh Phú tiếp tục phải lệ thuộc vào đòn bẩy tài chính.

Tới cuối tháng 6/2017, số dư vay nợ ngân hàng của Minh Phú là 5.375 tỷ đồng, gấp 7,7 lần vốn điều lệ. Đáng lo ngại là trong nửa đầu năm, vay nợ ngắn hạn tăng mạnh từ 1.823 tỷ đồng lên 3.335 tỷ đồng, sẽ tạo áp lực trả nợ không nhỏ cho Minh Phú trong ngắn hạn.

Mối lo ngại này không phải không có cơ sở, nhất là khi hàng tồn kho của Minh Phú cũng bật mạnh 36% lên 4.391 tỷ đồng, khiến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 908 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái dương 745 tỷ đồng).

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ của Minh Phú là 671 tỷ đồng, giảm 56% so với thời điểm đầu năm. 

Screen Shot 2017-11-02 at 5.57.41 PM

 

Dẫu sao, với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thuỷ sản, với giá trị xuất khẩu gấp hai lần đối thủ ngay sau Vĩnh Hoàn (532 triệu USD so với 251 triệu USD năm 2016, theo VASEP), Minh Phú vẫn có những lợi thế nhất định, về quy mô sản xuất, quan hệ với nhà băng hay mạng lưới khách hàng cả trong cũng như ngoài nước.

Nhưng rõ ràng là đã xuất hiện những dấu hiệu đe doạ sự tăng trưởng bền vững của Minh Phú, đòi hỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển hợp lý.

Như đã lưu ý, suốt hai năm rưỡi qua, cơ cấu cổ đông của Minh Phú không có nhiều thay đổi, với sự chi phối của vợ chồng ông Lê Văn Quang - bà Chu Thị Bình (cùng người thân giữ gần 63% cổ phần Minh Phú tới cuối tháng 6/2017). Người họ Chu và họ Lê theo đó cũng nắm phần lớn vị trí lãnh đạo của doanh nghiệp. 

Sự tươi mới trong cách thức hoạt động và điều hành có lẽ là một trong những mục tiêu Minh Phú nhắm tới khi muốn bán 50% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài năm 2015. Cuộc "hôn nhân" hụt bởi vậy chắc hẳn mang tới cảm giác tiếc nuối và thất vọng cho không ít cổ đông tới tận giờ phút này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ