Trung Quốc thích ăn tôm Việt, xuất khẩu tăng trưởng mạnh

Nhàđầutư
Trung Quốc nhập khẩu tôm của Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa mà còn chế biến xuất khẩu sang các nước khác. Nên xu hướng nhập khẩu cũng tăng, giảm phụ thuộc vào nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu chính trên thế giới.
N.HỒNG
09, Tháng 08, 2017 | 17:03

Nhàđầutư
Trung Quốc nhập khẩu tôm của Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa mà còn chế biến xuất khẩu sang các nước khác. Nên xu hướng nhập khẩu cũng tăng, giảm phụ thuộc vào nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu chính trên thế giới.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 283 triệu USD, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do vậy, Trung Quốc được coi là thị trường thay thế tiềm năng trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống gặp khó khăn.

xuat-khau-tom-sang-trung-quoc

 Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh. Ảnh minh họa

Theo Vasep, sau khi tăng trưởng ở mức hai con số trong 2 quý đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong 2 quý cuối năm 2016 có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Trong quý đầu năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm 3,9% đạt 93,3 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu trong quý II phục hồi tăng 57,6% đạt 189,6 triệu USD. Nhờ tăng trưởng mạnh trong quý II nên xuất khẩu tôm sang thị trường này theo thống kê tới tháng 6/2017 đạt 282,9 triệu USD; tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vasep cho biết, Trung Quốc nhập khẩu tôm không chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa mà còn chế biến xuất khẩu sang các nước khác. Nên xu hướng nhập khẩu cũng tăng, giảm phụ thuộc vào nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu chính trên thế giới.

Với dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản đặc biệt là tôm sang thị trường này có nhiều cơ hội tăng trưởng. Nhu cầu nhập khẩu tôm nguyên liệu cho chế biến và tái xuất khẩu ngày càng tăng do sản lượng tôm nuôi trong nước dự kiến giảm và theo chính sách đẩy mạnh nhập để tái xuất của nước này.

"Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng phải đối mặt với một số khó khăn như thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào nước này thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được nước này phê chuẩn", Vasep cho hay.

Theo nhận định của Vasep, do sản lượng tôm trong nước giảm nên xu hướng tăng nhập khẩu tôm của thị trường Trung Quốc dự kiến vẫn tiếp tục trong thời gian tới. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong quý II và cả năm 2017 cũng được dự báo tiếp tục tăng vì đây được coi là thị trường trọng tâm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn của Việt Nam trong năm 2017.

"Sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc ngày càng lớn, chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản kỹ thuật, áp thuế bất hợp lý như thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc cũng đang bắt đầu đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU. Vì thế, các doanh nghiệp cần tập trung làm tốt chất lượng để khai thác bền vững thị trường này. Bên cạnh đó cũng cần phải đánh giá đúng nhu cầu của thị trường Trung Quốc để cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này", Vasep lưu ý.

Năm 2016, nhập khẩu tôm vào Trung Quốc đạt 777,3 triệu USD; tăng 3% so với năm 2015. Trong giai đoạn này, trong số các nguồn cung tôm chính cho Trung Quốc, nhập khẩu tôm từ Argentina (nguồn cung tôm lớn nhất của Trung Quốc) tăng mạnh nhất trên 224,3, tiếp đó Việt Nam với trên 176,7%. Nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ đều giảm ở mức 2 con số lần lượt là 48% và 27,6%.

Tôm nước ấm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nhập khẩu tôm vào Trung Quốc, tiếp đó là tôm nước lạnh đông lạnh (HS030616).

Tỷ trọng tôm nước ấm đông lạnh ổn định trong khi tỷ trọng tôm nước lạnh đông lạnh ngày một tăng, khiến Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các nước châu Á (Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia) trên thị trường Trung Quốc mà còn phải cạnh tranh với các nhà cung cấp tôm nước lạnh (Argentina, Canada). Tuy nhiên, nhờ ưu đãi thuế quan trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA); Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế khi XK thủy sản sang Trung Quốc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ