VnDirect: Ngành dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn do lạm phát

Nhàđầutư
Định giá cổ phiếu dệt may được nhìn nhận là tương đối rẻ, nhưng chưa đủ hấp dẫn với những khó khăn trước mắt.
TẢ PHÙ
24, Tháng 08, 2022 | 09:40

Nhàđầutư
Định giá cổ phiếu dệt may được nhìn nhận là tương đối rẻ, nhưng chưa đủ hấp dẫn với những khó khăn trước mắt.

May

Định giá cổ phiếu dệt may đã rẻ, nhưng chưa đủ hấp dẫn. Ảnh: TNG.

Nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU, tổng doanh thu quý II/2022 của các công ty dệt may niêm yết tăng 22,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngoại trừ các doanh nghiệp sử dụng sợi bông, biên lãi gộp của các doanh nghiệp dệt may giảm 0,3% do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí tài chính của các công ty dệt may quý II/2022 tăng 109,3%  do khoản lỗ chênh lệch tỷ giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các khoản vay bằng USD. Do đó, lợi nhuận ròng toàn ngành chỉ tăng 19,5%.

VnDirect cho rằng ngành dệt may sẽ gặp khó khăn “kép” từ nhu cầu giảm và rủi ro tỷ giá hối đoái. Theo đó, lạm phát gia tăng và chính sách thắt chặt tiền tệ đã phủ bóng đen lên kinh tế Mỹ và châu Âu, dẫn đến sự suy giảm nhu cầu toàn cầu kể từ quý II/2022. VnDirect nhìn nhận đà tăng trưởng lợi nhuận ròng của các công ty dệt may sẽ chậm lại trong 6 tháng cuối năm 2022 do lượng hàng tồn kho tăng bởi một số khách hàng đã hoãn các đơn đặt hàng trong quý III/2022. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong quý IV/2022 bị chậm lại do lo ngại lạm phát.

Ngoài ra, đồng EUR đã giảm xuống dưới 1,02 đô la vào ngày 7/7/2022, thấp nhất trong 20 năm qua, gần tương đương với đồng USD. Theo VnDirect, lợi nhuận ròng của MSH và TNG có thể bị giảm 5-10% trong nửa cuối năm 2022 so với 6 tháng 2022 do lỗ chênh lệch tỷ giá.

Về giá nguyên liệu đầu vào, VnDirect cho rằng giá hạt PET và giá bông đã giảm lần lượt 15,9% và 40,3% so với mức đỉnh vào tháng 3 sau khi giá dầu đi xuống. Theo đó, giá sợi và vải đều sẽ hạ nhiệt trong quý IV/2022, theo sau giá các nguyên liệu đầu vào khác.

NDT - bien LNG

Biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh: VnDirect, Fiinpro.

"Chúng tôi dự báo trong nửa sau 2022, biên lợi nhuận gộp của các công ty sợi bông giảm 1,0-1,5% so với 6 tháng 2022 do giá bông giảm dần trong nửa cuối năm 2022 trước khi đi ngang trong năm 2023. Chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận gộp của TCM, GIL, MSH sẽ được cải thiện vào năm 2023 nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm và nhu cầu phục hồi đối với các sản phẩm cao cấp", Khối phân tích dự báo.

Các cổ phiếu dệt may: Liệu đã đến thời điểm “bắt đáy”?

Cổ phiếu dệt may đã giảm khoảng 30,5% so với đầu năm sau sự điều chỉnh của thị trường và hiện đang được giao dịch ở mức PE trung bình 12 tháng là 11 lần. Khối phân tích cho rằng triển vọng của ngành dệt may sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU.

Hiện 85% doanh thu của các công ty dệt may đến từ xuất khẩu, trong đó Mỹ và EU chiếm 61%. Theo quan điểm của VNDirect, định giá cổ phiếu dệt may như hiện nay tương đối rẻ, nhưng chưa đủ hấp dẫn với những khó khăn trước mắt.

VnDirect nhìn nhận triển vọng ngành dệt may sẽ tươi sáng hơn trong quý I/2023 do các sản phẩm dệt may sẽ được giảm thuế xuất khẩu vào thị trường EU vào năm 2023 nhờ EVFTA. Theo Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), các loại hàng may mặc bao gồm B3, B5, B7 sẽ được giảm 2% - 4% thuế xuất khẩu vào năm 2023. Ngoài ra, Ủy ban châu Âu dự báo lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đạt 8,3% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 4,3% vào năm 2023. VnDirect đánh giá lạm phát thấp hơn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang trong năm 2023.

Ở chiều ngược lại, rủi ro của ngành đến từ chi phí vận chuyển container đã tăng từ 1.500 USD/container 40ft (Thượng Hải-Los Angeles) vào tháng 7/2019 lên gần 8.852 USD/container 40ft vào tháng 3/2022, tăng gấp 6 lần trong vòng 4 năm. Mặc dù chi phí vận chuyển có dấu hiệu hạ nhiệt vào tháng 4/22 (-10% so với tháng 3/22), chúng tôi dự phóng rằng chi phí logistic sẽ vẫn ở mức cao (~7000 USD/container 40ft) trong năm 2022 do giá dầu leo thang.

VnDirect nhìn nhận chi phí logistic cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các công ty may mặc có nhiều đơn hàng FOB (Free on Board, Cụm từ có nghĩa là khi một xưởng may đã nhận đơn hàng từ khách, sau đó tiến hành may và hoàn thành sản phẩm. Ngoài ra, lạm phát kéo dài hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm dệt may.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ