Virus Corona có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc 62 tỷ USD trong quý I 2020
Trung Quốc có thể phải cắt giảm thuế, tăng chi tiêu và cắt giảm lãi suất để phục hồi nền kinh tế vốn đã mong manh hiện đang bị tàn phá bởi sự bùng phát của virus Corona.
Tác động kinh tế của virus vẫn chưa thể xác định rõ, nhưng cơ quan truyền thông nhà nước và một số nhà kinh tế đã nói rằng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm 2% trong quý này vì sự bùng phát, khiến phần lớn đất nước rơi vào bế tắc. Một sự suy giảm trên quy mô đó có nghĩa là tăng trưởng của nước này sẽ mất 62 tỷ USD.
Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng Trung Quốc có thể không đủ khả năng tự đánh loại dịch bệnh và sớm phục hồi lại nền kinh tế. Tăng trưởng năm ngoái đã là mức yếu nhất trong gần ba thập kỷ, khi Trung Quốc đã phải đối mặt với gia tăng nợ và sự sụp đổ từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Virus Corona xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, đã giết chết hơn 213 người và có số ca nhiễm bệnh gấp đôi so với dịch SARS năm 2003. Trước khi dịch bệnh bùng phát, chính phủ đã lo lắng hơn rằng tình trạng bất ổn xã hội do virus có thể sẽ trở thành vấn đề thúc đẩy tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Bây giờ, Bắc Kinh đang chạy đua với thời gian để ngăn chặn virus này phá hoại nền kinh tế của họ. Chính phủ Trung Quốc gần đây đã đưa Thủ tướng Lý Khắc Cường phụ trách toàn bộ kế hoạch nhằm kiểm soát dịch bệnh. Quyết định này là một tín hiệu rõ ràng rằng việc ngăn chặn virus đang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ ngay bây giờ.
Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện một số bước để giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh này.
Chính quyền trung ương và địa phương đã phân bổ 12,6 tỷ USD cho đến nay để chi cho việc điều trị y tế và thiết bị.
Các ngân hàng lớn đã cắt giảm lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân trong các khu vực bị thiệt hại nặng nhất. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết họ sẽ cho phép người dân ở Vũ Hán và phần còn lại của tỉnh Hồ Bắc trì hoãn các khoản thanh toán và khoản vay của họ trong vài tháng nếu họ mất nguồn thu nhập vì sự gián đoạn.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết họ sẽ đảm bảo có đủ thanh khoản trên thị trường tài chính khi họ mở cửa trở lại vào thứ hai tới sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 10 ngày. Khi thị trường Hồng Kông mở cửa trở lại vào đầu tuần qua, chỉ số Hang Seng (HSI) đã giảm gần 6% chỉ sau vài ngày giao dịch.
Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ phải mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng tới để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng hơn, theo nhà kinh tế Trung Quốc Zhang Ming.
Ông Zhang, người làm việc tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã viết trong tuần này rằng ông dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống 5% trong quý đầu tiên, giả sử dịch bệnh kéo dài đến cho cuối tháng ba. Ông mô tả rằng đó là kịch bản lạc quan nhất của mình, nhưng không đưa ra một dự báo cụ thể nào nếu đợt bùng phát kéo dài hơn nữa.
Ngoài ra, ông Zhang cũng hy vọng chính quyền địa phương sẽ chi nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng. Bằng cách thúc đẩy hoạt động kinh tế và tạo việc làm, các thành phố có thể bù đắp bất kỳ điểm yếu nào trong đầu tư tư nhân vào bất động sản và sản xuất.
Ngân hàng Trung ương cũng có khả năng cung cấp nhiều đợt cắt giảm lãi suất để ổn định nền kinh tế. Nhìn chung, ông cho biết các biện pháp như vậy có thể giúp tăng trưởng phục hồi trong quý tới và đẩy tăng trưởng GDP hàng năm lên khoảng 5,7%. Mặc dù thấp hơn mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái, nhưng nó sẽ phù hợp với nhiều kỳ vọng của các nhà phân tích.
Các nhà phân tích tại Nomura tin rằng tăng trưởng có thể giảm 2% trở lên trong quý đầu tiên. Những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn virus bằng cách kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và buộc các nhà máy phải đóng cửa có thể "lấy một phần ra khỏi ngành sản xuất của quốc gia và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu".
Thực sự, vẫn còn quá sớm để nói liệu mức độ biến động đó có xảy ra hay không. Hiện tại, Tesla (TSLA) đã buộc phải tạm thời đóng cửa nhà máy mới xây dựng ở Thượng Hải. Và Apple cũng đã mất nguồn sản xuất từ các nhà cung cấp ở Vũ Hán. Tuy nhiên, những tác động dài hạn đối với cả hai công ty là ít rõ ràng hơn nhiều.
Trong khi đó, các lĩnh vực khác có thể đánh mất nhiều thứ hơn ngay tại thời điểm bây giờ. Du lịch - một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD trong dịp Tết Nguyên đán - đã bị suy giảm khi chính phủ cách ly các trung tâm dân số lớn và mọi người tránh đi du lịch vì sợ bị lây nhiễm. Các công ty du lịch, khách sạn và hãng hàng không lớn đã đề nghị hoàn tiền trong hầu hết tháng hai, trong khi một số hãng hàng không đã tạm dừng dịch vụ đến và đi từ Trung Quốc.
Ông Zhang và các nhà phân tích khác cho rằng tác động của virus Corona thậm chí có thể nghiêm trọng hơn sau SARS, căn bệnh về đường hô hấp khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhanh chóng lao dốc trước khi hồi phục gần hai thập kỷ trước.
Sự lây lan của virus Corona sẽ gia tăng nguy cơ gây mất việc làm và đẩy giá tiêu dùng cao hơn, gây ra những tổn hại cho nền kinh tế vốn đã mỏng manh.
"Thị trường việc làm đã bị căng thẳng trong những năm gần đây. Các ngành truyền thống tạo ra rất nhiều việc làm, như lĩnh vực công nghệ, đã bị tổn thương bởi sự suy thoái kinh tế. Sự bùng phát của virus Corona thậm chí sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn", ông Zhang nói.
290 triệu công nhân của Trung Quốc nằm trong số những người tiếp xúc nhiều nhất với sự sụt giảm. Nhiều người trong số họ đi từ các vùng nông thôn đến các thành phố để đảm nhận các công việc xây dựng và sản xuất hoặc thực hiện các công việc có lương thấp, chẳng hạn như bồi bàn trong nhà hàng, giao hàng hoặc đóng vai trò là bảo vệ.
Nhưng vì nhiều nhà máy và doanh nghiệp vẫn ngừng hoạt động, hàng triệu công nhân đó có thể khó tìm được việc làm sau khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài kết thúc. Hơn 10 triệu công nhân từ tỉnh Hồ Bắc cũng có thể phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ các chủ doanh nghiệp vì sợ rằng họ có thể truyền nhiễm virus.
Ông Zhang cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc - đã là mối lo ngại của các quan chức - có thể đạt mức cao kỷ lục trong những tháng tới. Tỷ lệ này trước đó cũng đã dao động ở mức khoảng 4% hoặc 5%.
Ông còn nói thêm virus cũng có thể làm cho hàng tiêu dùng đắt hơn. Ngân sách đã bị thắt chặt vì nợ gia tăng, và một cuộc khủng hoảng thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi bùng phát vào năm ngoái đã khiến giá thịt tăng vọt. Bây giờ giá rau cũng đã tăng lên khi mọi người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm cơ bản trong đợt bùng phát virus, theo Tân Hoa Xã.
Đối phó với căn bệnh này sẽ khiến một số vấn đề khác của Trung Quốc trở nên khó giải quyết hơn - bao gồm cả mối quan hệ thương mại phức tạp với Mỹ.
Là một phần của thỏa thuận 'ngừng chiến' đạt được hồi đầu tháng 1, Bắc Kinh đã đồng ý mua các sản phẩm trị giá 200 tỷ USD của Mỹ trong hai năm tới. Các nhà phân tích đã nói rằng việc thu hẹp nhu cầu nội địa ở Trung Quốc sẽ khiến nước này gặp khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu đó. Nếu virus làm suy yếu sức mua của đất nước nhiều hơn nữa, những mục tiêu đó có thể vượt xa tầm với.
Thuế quan đáng kể với tổng trị giá hàng trăm tỷ USD cũng được áp dụng cho nhiều hàng hóa Trung Quốc. Và Washington đã nói rõ rằng những điều đó sẽ vẫn là một hình thức đòn bẩy khi hai bên đàm phán giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận.
Mặc dù vậy, ít nhất một nhà phân tích đã nhận thấy rằng cuộc chiến thương mại sẽ không leo thang chỉ vì Trung Quốc "tạm thời" không thể thực hiện các cam kết thương mại của mình. Mỹ đang trong một năm bầu cử và một hành động như vậy có thể gây nguy hiểm cho chiến dịch của Tổng thống Donald Trump, Ken Cheung, chiến lược gia ngoại hối châu Á tại Mizuho Bank cho biết.
- Cùng chuyên mục
CEO FPT: 'Nhân lực, an ninh mang, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới'
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc, Tập đoàn FPT cho biết, 3 trụ cột mới là lực lượng sản xuất số, tư liệu sản xuất số và phương thức sản xuất số sẽ là 3 điểm nhấn quan trọng
Sự kiện - 15/11/2024 13:43
Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD
UBND TP. Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án đầu tư mới và mở rộng tiêu biểu trong tháng 11/2024 với tổng số vốn đầu tư thu hút được tăng thêm 1,8 tỷ USD
Sự kiện - 15/11/2024 06:57
Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội
Chiều 14/11, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
Sự kiện - 15/11/2024 06:45
Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng
Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lập đề xuất dự án Chống ngập TP. Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 14/11/2024 15:43
Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn
Theo Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, .
Sự kiện - 14/11/2024 14:54
Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025.
Sự kiện - 14/11/2024 11:31
Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm.
Sự kiện - 14/11/2024 10:06
Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc ủy quyền thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn.
Sự kiện - 14/11/2024 09:39
Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11
Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy trước ngày 20/11/2024.
Sự kiện - 14/11/2024 08:35
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT.
Sự kiện - 13/11/2024 20:58
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Hà Nội.
Sự kiện - 13/11/2024 17:32
Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức
Nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.900 tỷ đồng/năm để tăng thêm thu nhập cho nhóm đối tượng này.
Sự kiện - 13/11/2024 16:47
Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây, làm đường sắt đô thị chưa hình dung được hạng mục đầu tư đoàn tàu ra sao thì đến nay, để làm đường sắt tốc độ cao mọi yếu tố đã rõ ràng từ kỹ thuật, hướng tuyến đến công nghệ.
Sự kiện - 13/11/2024 16:13
Đại biểu Hà Nội lo đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn, chậm tiến độ
Đại biểu Hà Nội lo ngại tình trạng đội vốn, chậm tiến độ xảy ra tại dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 13/11/2024 14:12
Chưa tăng tiền lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025
Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025.
Sự kiện - 13/11/2024 13:01
Hà Nội: Sự hài lòng của người dân là sản phẩm cuối cùng của cải cách hành chính
"Hà Nội có mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để xây dựng chủ trương chính sách, sự hài lòng của người dân là sản phẩm cuối cùng của cải cách hành chính", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Sự kiện - 13/11/2024 12:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago