Vietnam Beverage và những doanh nghiệp có vốn 'khủng' nhất Việt Nam

Nhàđầutư
Chủ sở hữu của Sabeco đứng thứ 5 trong danh sách các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với 4 cái tên còn lại, có 3 tập đoàn kinh tế nhà nước và 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
MINH TRANG
06, Tháng 01, 2019 | 08:33

Nhàđầutư
Chủ sở hữu của Sabeco đứng thứ 5 trong danh sách các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với 4 cái tên còn lại, có 3 tập đoàn kinh tế nhà nước và 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Công ty TNHH Vietnam Beverage - công ty mẹ sở hữu hơn 53% vốn của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa thực hiện tăng vốn gấp 164 lần, từ 682 tỷ đồng lên 111.890 tỷ đồng. Qua đó biến Vietnam Beverage trở thành doanh nghiệp gần như 100% vốn nước ngoài, và cũng là pháp nhân hiếm hoi có vốn điều lệ vượt quá 100.000 tỷ đồng ở Việt Nam.

Dù vậy, doanh nghiệp có số vốn tương đương gần 5 tỷ USD còn cách khá xa những vị trí xếp trên trong danh sách này.

chuong SAU-new

Một giàn khoan trên Biển Đông đang làm việc cho PVN. Ảnh: PV DRILLING 

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN (281.500 tỷ đồng)

PVN gắn liền với lịch sử ngành dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công ty Dầu khí Việt Nam, được Tổng cục dầu khí Việt Nam thành lập từ năm 1977 để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam.

Sau 4 thập kỷ phát triển, PVN đã và đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, bên cạnh việc đảm bảo an ninh năng lượng cũng như chủ quyền quốc gia. Những năm gần đây, dù không còn giữ được tỷ trọng đóng góp lớn trong cơ cấu GDP trong nước, song PVN vẫn là biến số quan trọng để tính toán tốc độ tăng trưởng và ngân sách nhà nước hàng năm.

Điều đó lý giải vì sao PVN là doanh nghiệp lớn nhất cả nước, xét về quy mô vốn điều lệ và cả tổng tài sản. Tới cuối năm 2017, tổng tài sản hợp nhất của PVN là 784.604 tỷ đồng, vốn điều lệ 281.500 tỷ đồng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN (191.113 tỷ đồng)

Xếp thứ hai trong danh sách là một tập đoàn có vai trò không kém phần quan trọng so với PVN, là Tập đoàn Điện lực (EVN).

EVN là nhà sản xuất điện chính của Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 tổng công suất phát điện của cả nước, thông qua các thành viên như 5 Tổng công ty điện lực, 3 tổng công ty phát điện, nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu... Tới cuối tháng 6/2018, tổng tài sản hợp nhất của EVN là 702.242 tỷ đồng, vốn điều lệ 191.113 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2018, doanh thu hợp nhất là 161.619 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.019 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội - Viettel (131.957 tỷ đồng)

Viettel tiền thân là Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (Sigelco) được thành lập từ năm 1989, trước khi đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin. 1 năm sau, cuối năm 2004, doanh nghiệp này chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Viettel từ đây trở thành một câu chuyện thần kỳ với tốc độ tăng trưởng có "1-0-2", không những ở Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới. Năm 2017, Viettel đạt doanh thu 250.000 tỷ đồng, lợi nhuận 44.000 tỷ đồng, chiếm tới 60% tổng lợi nhuận của khối doanh nghiệp nhà nước. Viettel đã mở rộng sự hiện diện tại 10 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, gồm Campuchia, Lào, Đông Timor, Haiti, Peru, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania và Myanmar. Trong đó, Viettel đang giữ vị trí số 1 về thị phần tại 5/10 thị trường quốc tế; tất cả các quốc gia đã kinh doanh 3 năm đều có lãi.

Đầu năm 2018, Viettel được chuyển đổi sang mô hình tập đoàn, với tên gọi chính thức là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh - FHS (117.175 tỷ đồng)

FHS được thành lập tháng 6/2008, là chủ đầu tư Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư đăng ký giai đoạn 1 là 10,55 tỷ USD, gồm 3 hạng mục: Nhà máy gang thép công suất 7,5 triệu tấn/ năm, có thể nâng lên 22,5 triệu tấn/ năm; Cụm cảng Sơn Dương với 11 bến tàu, có thể nâng lên 32 bến tàu và Tổ hợp Nhà máy Nhiệt điện Formosa với tổng công suất 650 MW, gồm 5 tổ máy phát điện.

Tháng 5/2017, FHS đã cho vận hành lò cao số 1 và đến cuối năm 2017 đã sản xuất 1,62 triệu tấn gang lỏng, 1,6 triệu tấn thép và đã tiêu thụ 1,37 triệu tấn. Lò cao số 2 cũng đã đưa vào vận hành từ giữa năm 2018. Dự kiến cả năm 2018, tổng sản lượng thép của FHS đạt 4-4,2 triệu tấn, nộp ngân sách khoảng 6,66 nghìn tỷ đồng.

Tháng 4/2018, FHS tiến hành tăng vốn từ 105.830 tỷ đồng lên 117.175 tỷ đồng, 100% vốn nước ngoài, trực thuộc Formosa Ha Tinh Limited, một pháp nhân được đăng ký ở Cayman Island và đóng trụ sở chính ở Đài Bắc, Đài Loan.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ