'Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa hóa rồng hóa hổ'

THẮNG QUANG
16:02 30/10/2019

Đại biểu Quốc hội Phạm Quang Hàm nhận định tụt hậu về kinh tế, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là do chưa đột phá thành công các vấn đề cốt lõi của tăng trưởng theo chiều sâu và căn nguyên dẫn đến Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng chưa "hóa rồng, hóa hổ".

Ngày 30/10, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tán thành với báo cáo của Chính phủ, năm 2019.

Tuy nhiên theo vị đại biểu này, kinh tế phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa "hóa rồng hóa hổ"; để tìm được căn nguyên cần nhìn lại cả quá trình phát triển.

Đại biểu Phạm Quang Hàm phân tích cách đây hơn 30 năm khi bắt đầu đổi mới mở cửa, Việt Nam có GDP bình quân đầu người là 100 USD thì thế giới bình quân là hơn 4.000 USD. Đến nay 2017, Việt Nam khoảng 2.385 USD thì thế giới khoảng 10.700 USD. Năm 2018, Việt Nam khoảng 2.590 USD thì thế giới khoảng 11.000 USD. Tăng trưởng của Việt Nam là nhanh bình quân 7%/năm trong hơn hai năm, giai đoạn này thấp hơn 7% nhưng vẫn là cao so với khu vực và thế giới.

Tuy vậy, xét về số tuyệt đối, GDP của thế giới ngày một cách xa so với Việt Nam. Cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người của thế giới hơn Việt Nam 3.900 USD, nhưng đến nay khoảng cách đó là hơn 8.000 USD gấp đôi và khoảng cách vẫn tăng qua các năm. Năm 2017 khoảng cách là 8.300 USD, 2018 là 8.400 USD.

Hoang-Quang-Ham

Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm. Ảnh: Bảo Lâm.

Nói cách khác, Việt Nam đi được nhiều bước, có lúc tốc độ tăng trưởng cao vào top đầu của khu vực và thế giới, song đó là những bước ngắn nên vẫn tụt hậu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới dù bước chậm nhưng lại đi được những bước dài hơn.

"30 năm là khoảng thời gian để nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản... "hóa rồng, hóa hổ". Nhưng 30 năm qua, chúng ta tăng trưởng nhanh mới chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Số liệu cho thấy chúng ta đang tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế. Nguy cơ này Đảng đã chỉ ra từ nhiều năm trước nhưng vẫn là nguy cơ thường trực, khó khắc phục, cần có đột phá để thay đổi", đại biểu đoàn Phú Thọ nhấn mạnh.

Đồng thời, nếu không khắc phục được bất cập mà Chính phủ đã chỉ rõ trong báo cáo, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và thực ra cùng thời kỳ phát triển để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc bình quân từ 8 đến 10%/ năm. Trong điều kiện thế giới và khu vực nhiều biến động khó lường, các nước lớn có thể thỏa hiệp khi đạt được lợi ích mà bỏ qua lợi ích của các nước khác.

Chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng quay lại trong quan hệ đa phương, song phương. Các quốc gia được tính toán kỹ để đảm bảo lợi ích của quốc gia mình, nên việc tận dụng hưởng lợi từ chia sẻ công nghệ cốt lõi, thành tựu khoa học vượt trội của các nước để đi tắt, đột phá, vươn nhanh ngày càng khó khăn.

Việc bứt phá về tăng trưởng, bứt phá về gia công lắp ráp ngày càng nhiều trở ngại. Giải pháp của Chính phủ đưa ra là đầy đủ và toàn diện, nhưng với nội lực, bối cảnh như vậy cần có mũi nhọn đột phá trọng tâm để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Ông Hàm cho rằng có ba vấn đề cốt lõi cần dành nguồn lực thực hiện bằng được để tăng trưởng theo chiều sâu. Thứ nhất là trình độ lao động, phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo, chỉ có nâng cao trình độ lao động và đẩy mạnh ứng dụng khoa học mới có thể tăng trưởng theo chiều sâu.

Nhưng để làm được, ông nhận định cần đổi mới mạnh mẽ, gắn giáo dục đào tạo với yêu cầu của thực tiễn, nhu cầu của doanh nghiệp. Có giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, chỉ có đổi mới sáng tạo mới tạo ra giá trị gia tăng đột phá và có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

"Muốn vậy, chúng ta cần phải có kênh nguồn vốn chính sách cho khởi nghiệp sáng tạo và phải chấp nhận rủi ro. Vì theo thống kê, chỉ có khoảng 6% ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thành công, còn 94% là thất bại. Nếu thành công thì mang lại lợi ích và giá trị gia tăng rất lớn", Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói.

Đại biểu Phú Thọ cũng nhìn nhận, tụt hậu về kinh tế, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là do chưa đột phá thành công các vấn đề cốt lõi của tăng trưởng theo chiều sâu và là căn nguyên dẫn đến chúng ta tăng trưởng nhanh nhưng chưa "hóa rồng, hóa hổ".

Thứ hai, đời sống của nhân dân, thực lực của nền kinh tế tăng nhanh nhưng chưa cùng với tốc độ tăng trưởng. Cần có chỉ tiêu cụ thể để nhận rõ vấn đề này, hiện nay độ mở của nền kinh tế rất lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 200% GDP.

Xuất siêu nhiều năm nhưng người hưởng lợi đa số là doanh nghiệp FDI vì các doanh nghiệp này chiếm khoảng 70% giá trị xuất khẩu, phần hưởng lợi đó được tính trong tổng GDP của Việt Nam nên cần phải loại trừ yếu tố này mới nhìn nhận phù hợp thực lực của nền kinh tế và thu nhập của người dân.

Thứ ba là giải ngân vốn đầu tư công chậm, có tiền không tiêu được xu hướng gia tăng, năm sau chậm hơn năm trước, năm 2018 thấp nhất so với 6 năm về trước. 9 tháng đầu năm 2019 giải ngân còn thấp hơn so với cùng kỳ 2018, đạt 49% kế hoạch, trái phiếu Chính phủ 23%, vay nước ngoài 18,8% quá thấp.

Quoc-hoi1

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Ảnh: Bảo Lâm.

Báo cáo của Chính phủ dành gần 6 trang để phân tích nguyên nhân, đại biểu Hàm tán đồng cao, nhưng theo ông đầu tiên là phải khắc phục yếu kém trong công tác lập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch đầu tư. Luật Đầu tư công cũ và mới đều quy định khi trình Quốc hội phải có danh mục, mức vốn cho từng dự án nhưng chưa bao giờ thực hiện được.

Việc thiếu danh mục mức vốn cho thấy đến tháng 10 của năm trước năm kế hoạch chưa biết sẽ phân bổ cho dự án nào, bao nhiêu tiền, đương nhiên sẽ chậm trễ trong phân bổ, giao vốn, tất yếu dẫn đến giải ngân vốn chậm, đồng thời tạo thành một khoảng tối không minh bạch trong phương án trình, thiếu căn cứ để Quốc hội thảo luận.

Nhiều công trình thiếu vốn, trong khi nhiều công trình không thể giải ngân hết kế hoạch vốn, cho thấy việc lập kế hoạch không sát, không theo dõi tổng hợp sát sao để điều chỉnh vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đặc biệt lãng phí vốn ODA không giải ngân được, không dùng nhưng vẫn phải trả phí cam kết.

"Đây là yêu cầu tất yếu để đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Nếu dự báo thời gian cần thiết không sát để lập kế hoạch, đặc biệt là vốn ODA, vốn các công trình quan trọng quốc gia, nên giao kế hoạch, có tiền nhưng không giải ngân được. Cải thiện công tác dự báo, công tác lập, giao kế hoạch và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư là cốt lõi để khắc phục giải ngân vốn chậm", đại biểu Hoàng Quang Hàm chốt vấn đề.

  • Cùng chuyên mục
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.

Sự kiện - 12/06/2025 14:41

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.

Sự kiện - 12/06/2025 11:31

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.

Sự kiện - 12/06/2025 06:45

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.

Sự kiện - 11/06/2025 19:10

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Sự kiện - 11/06/2025 14:07

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự kiện - 11/06/2025 06:45

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Sự kiện - 11/06/2025 06:44

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự kiện - 10/06/2025 10:13

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.

Sự kiện - 10/06/2025 08:25

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45