Đại biểu Quốc hội: Đừng để dư luận không tốt trong đầu tư công

Nhàđầutư
"Giải ngân chậm năm nào cũng lặp lại nhưng chậm khắc phục. Có chăng do công khai, minh bạch, do chưa thỏa thuận được tỷ lệ ăn chia?”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hận.
THẮNG QUANG
30, Tháng 10, 2019 | 12:03

Nhàđầutư
"Giải ngân chậm năm nào cũng lặp lại nhưng chậm khắc phục. Có chăng do công khai, minh bạch, do chưa thỏa thuận được tỷ lệ ăn chia?”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hận.

Sáng 30/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

"Giải ngân vốn năm nào cũng chậm nhưng chậm khắc phục"

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau), kết quả năm 2019 có nhiều chuyển biến, đáng khích lệ, là tiền đề để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, ông băn khoăn về vấn đề đầu tư công – nội dung mà theo ông là "biết rồi, nói mãi" vì năm nào cũng được đề cập trong báo cáo của Chính phủ ở phần hạn chế, yếu kém.

Cho dù đây là vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng ông thấy lạ là dù đã biết, dù có chỉ đạo quyết liệt nhưng càng khắc phục thì kết quả càng không tốt, điển hình là tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

"Giải ngân chậm năm nào cũng lặp lại nhưng chậm khắc phục. Có chăng do công khai, minh bạch, do kết quả chống tham nhũng thời gian qua đạt tốt, làm mất "động lực" của các chủ đầu tư? Chưa thoả thuận được tỷ lệ ăn chia, hay còn lý do nào khác? Đề nghị cần làm rõ, không nên để dư luận không hay, không tốt trong đầu tư công", đại biểu Hận nêu quan điểm.

quoc-han

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận.

Đại biểu Hoàng Văn Trà (Phú Yên), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đồng tình và đánh giá cao những nhận định được nêu trong báo cáo của Chính phủ, đó là những kết quả quan trọng, toàn diện đạt được.

Đại biểu Phú Yên cũng thống nhất với các ý kiến được nêu trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhất là ý kiến cần đánh giá rõ hơn kết quả đạt được và tiếp tục duy trì những kết quả đã đạt được, đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế đất nước.

Cũng theo đại biểu Trà, các hạn chế và nguyên nhân đã được nêu ra trong báo cáo của Chính phủ cơ bản là đầy đủ, thẳng thắn và trách nhiệm. Ông đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp khả thi và quyết liệt trong khắc phục, khơi thông các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển.

"Nếu, tiến độ thực hiện tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công tốt hơn, khai thác sử dụng các nguồn lực cho phát triển như đất đai, tài nguyên khoáng sản và tài sản công hiệu quả hơn, các công trình đầu tư từ vốn ngoài ngân sách nhất là các dự án về hạ tầng, giao thông được triển khai xây dựng và khai thác đúng kế hoạch thì chắc chắn kết quả thu được còn cao hơn, ấn tượng hơn", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

TS. Vũ Tiến Lộc (đại biểu đoàn Thái Bình), Chủ tịch VCCI Thái Bình cho rằng năm 2019, cả 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã hoàn thành và vượt. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế dưới 3%. Thất nghiệp dưới 4%. Tăng trưởng ước đạt 6,8% cho cả năm. Trên 130.000 doanh nghiệp thành lập mới. Đầu tư xã hội được mở rộng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện.

"Năm 2019 là năm đầu tiên động lực tăng trưởng chính đã đến từ khu vực chế biến, chế tạo. Tỷ trọng xuất khẩu và đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước cũng tăng lên… Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất ASEAN và nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất ở châu Á. Đó là những thành quả rất quan trọng và không dễ dàng", ông Vũ Tiến Lộc nói.

Tăng trưởng 6,8% là "rất gian nan"

Chủ tịch VCCI phân tích nhìn về tầm nhìn năm 2020 và những năm tiếp theo thì chưa thể yên tâm, mục tiêu duy trì nhịp độ tăng trưởng 6,8% là "rất gian nan". Theo đó, trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới đang giảm tốc và theo dự báo có khả năng tiến tới ngưỡng suy thoái toàn cầu thì mức tăng trưởng 6,8% của một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như nước ta liệu có khả thi

Vì vậy, đại biểu Lộc đề nghị Chính phủ cần chuẩn bị phương án chủ động ứng phó với tình huống này. Đại biểu này cũng nhận định 9 tháng đầu năm, đầu tư nước ngoài có dấu hiệu nhích lên nhưng lại giảm tốc ở 2 đầu nguồn trọng điểm đóng vai trò dẫn dắt là Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi đó lại tăng đột biến từ các nguồn liên quan tới Trung Quốc (bao gồm cả Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong).

vu-tien-loc1

Đại biểu Vũ Tiến Lộc.

"Vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển theo hướng này cũng phát đi một tín hiệu thiếu bền vững, thiếu cân bằng về FDI và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng dài hạn của nước ta", ông Lộc bày tỏ.

Vẫn theo Chủ tịch VCCI, động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng là nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Về vấn đề này, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã chỉ ra rằng 3 năm liên tiếp, nguồn thu ngân sách từ khu vực doanh nghiệp - nguồn thu được trông đợi nhất của nền kinh tế là chỉ báo quan trọng nhất thể hiện tính bền vững của ngân sách quốc gia, đã không đạt kế hoạch, thể hiện cộng đồng doanh nghiệp đang dối mặt với rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, sự đồng cam cộng khổ của cả hệ thống chính trị, của cả người lao động với doanh nghiệp để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các nước đang đua nhau hạ lãi suất, giảm chi phí và ban hành các gói các kích thích kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp.

"Còn ở Việt nam, chúng ta đang làm gì khi lạm phát thấp nhưng lãi suất lại rất cao và các chi phí kinh doanh ngày càng lớn? Việc chúng ta chững lại trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2019 vừa được Ngân hàng Thế giới công bố đã cảnh báo rằng dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để vượt lên chính mình, nhưng các nền kinh tế khác đang thay đổi nhanh hơn và trở nên cạnh tranh hơn. Nếu không cải cách mạnh mẽ chúng ta sẽ tụt lại phía sau", Chủ tịch VCCI góp ý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ