Việt Nam là nền kinh tế duy nhất thắng lợi ở Đông Nam Á
Việt Nam được coi là bài học kinh tế thành công duy nhất ở khu vực Đông Nam Á thời khủng hoảng COVID-19 nhờ giữ vững được mạch phát triển tăng trưởng kinh tế trong khi các nền kinh tế khác trong khu vực đang phải vận lộn để phục hồi lại kinh tế trong nước, tờ Nikkei Asia viết.
Với mức tăng trưởng GDP đạt 2,6% trong quí 3 vừa qua, đánh dấu sự tăng trưởng kinh tế trong 2 quí liên tục, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế IMF đã xếp Việt Nam hạng 4 trong số các nước ASEAN có mức tăng trưởng GDP cao nhất khu vực trong năm nay, vượt qua Singapore, Malaysia và Philippines.

Xuất khẩu giữ đà tăng trưởng tốt đã giúp Việt Nam đảm bảo mức tăng trưởng GDP thực dương. Ảnh Reuters
Không giống với các nền kinh tế khác trong ASEAN, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc giữ được mức xuất khẩu cao, cộng thêm việc các công ty rời Trung Quốc để tìm tới Việt Nam cũng là các yếu tố giúp Việt Nam đảm bảo được mức tăng trưởng GDP dương.
Trong tháng 10 vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam đã có mức tăng 9,9%, đạt kim ngạch xuất khẩu 26,7 tỷ USD. Nhờ đó, Bộ Công Thương đã tăng mức tăng trưởng dự kiến về xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay từ 3% lên 4%.
Vào cuối tháng 10, một tàu container siêu trọng của hãng vận tải nổi tiếng thế giới Maersk lần đầu tiên đã cập cảng Cái Mép, cảng nước sâu lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Thông thường thì những con tàu dạng này chỉ cập các cảng lớn khác trong khu vực, thí dụ ở Singapore. Tuy nhiên, mức tăng trưởng mạnh về xuất khẩu của Việt Nam đã khiến nhiều tàu hàng lớn của phương Tây đã tới đây cập cảng.
Điều này giúp các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được vận chuyển trực tiếp tới người mua hàng ở các quốc gia khác, giúp giảm chi phí vận tải, giảm thời gian giao hàng, không phải quá cảnh và quan trọng nhất là giúp Việt Nam trở thành một nhà xuất khẩu có tính cạnh tranh cao hơn.
Sự rạn nứt trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng phần nào giúp cho thương mại của Việt Nam phát triển. Nhiều công ty đã rời cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc tới Việt Nam nhằm tránh mức thuế quan cao khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Không chỉ các tập đoàn đa quốc gia mà cả các doanh nghiệp Trung Quốc cũng rời cơ sở sản xuất của họ sang Việt Nam để tận dụng được lực lượng lao động lành nghề, với chi phí thấp. Samsung Electronics, đơn vị từng sản xuất điện thoại di động từ hơn 1 thập kỷ nay ở Việt Nam, giờ cũng chuyển nốt bộ phận sản xuất máy tính cá nhân sang Việt Nam, sau khi đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc.
Đến nay, Việt Nam công bố chỉ có 1.300 ca dương tính với COVID-19. Con số ấn tượng này giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh lên kinh tế đất nước.
Hồi tháng 4 vừa qua, Việt Nam cũng đã phong tỏa đất nước trong vòng 3 tuần lễ, nhưng ngay sau đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh đã hoạt động trở lại với tốc độ nhanh hơn bất cứ nơi nào trong khu vực. Những mất mát về công ăn việc làm được hạn chế tối đa, và mức chi tiêu dùng, vốn chiếm cỡ khoảng 70% GDP, vẫn được duy trì ở mức vững vàng.
Trong khi đó, các nước láng giềng trong khu vực vẫn khốn đốn vật lộn với bệnh dịch. Dự đoán tăng trường kinh tế của IMF cho Việt Nam năm nay là tăng 1,6%, trong khi giảm 6% tại Singapore và Malaysia, và giảm tới 7,1% ở Thái Lan.
Kinh tế Malaysia tụt giảm tới 2,7% trong quí 3, chủ yếu là do mức giảm 4% trong lĩnh vực dịch vụ, khu vực đem lại tới gần 60% tăng trưởng GDP cho Malaysia.
Lĩnh vực du lịch ở Malaysia bị tác động mạnh nhất, tỉ lệ lấp đầy phòng khách sạn ở Malaysia chỉ đạt mức 20% trong các tuần cuối tháng 10, trong bối cảnh các ca dương tính với COVID-19 tăng cao ở nước này, theo các con số của Hiệp hội Khách sạn Malaysia.
Hiệp hội Du lịch Malaysia cho rằng nếu không có sự trợ giúp tiếp tục của chính phủ nước này, kinh doanh du lịch của Malaysia sẽ 'buộc phải đưa ra các quyết định khó khăn cũng như phải hành động quyết liệt để có thể tồn tại', điều đó đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ bị mất việc trong thời gian tới.
Chính phủ Thái Lan hôm thứ Hai vừa qua đã công bố các dữ liệu kinh tế cho thấy GDP của Thái Lan đã tụt giảm 6,4% trong quí 3, đánh dấu mức tụt giảm tăng trưởng trong 3 quí liền tại nước này.
Mức thu nhập trên đầu người của Việt Nam hiện đang giữ được ở mức ổn định là 3.500 USD, thấp hơn nhiều so với mức 58.500 USD của Singapore và 10.200 USD của Malaysia. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang khiến mức thu nhập này thay đổi tại nhiều nước trong khu vực.
Các ca dương tính với COVID-19 đã đạt đến mức cao nhất tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trong khi Malaysia vừa trải qua làn sóng nhiễm bệnh thứ 2 trong tháng qua. Chính vì số lượng nhiễm virus vẫn cao cho nên kinh tế các nước này cũng bị đình trệ, ảnh hưởng của việc người tiêu dùng hạn chế ra đường, khiến quá trình hồi phục kinh tế ngày một khó khăn.
Trong bối cảnh một số nước ASEAN dự báo có mức tăng trưởng không khả quan trong năm tới, Việt Nam có khả năng là nền kinh tế duy nhất trong khu vực duy trì được mức tăng trưởng kinh tế trong quí 1 năm 2021, tất nhiên là còn phụ thuộc vào diễn tiến của dịch bệnh sẽ ra sao.
Một yếu tố cũng cần tính tới là Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Joe Biden có thể tiếp tục duy trì thái độ cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc, nhưng nếu các mức thuế quan được nới lỏng, tiến trình rời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể chậm lại.
Trong năm tới, dự kiến Việt Nam cũng giảm bớt các khoản đầu tư công, và khả năng một chính phủ mới sẽ được hình thành sau Đại hội Đảng diễn ra vào tháng 1/2021.
Các lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ lựa chọn cách phát triển kinh tế trong điều kiện mới và điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong dài hạn, tờ Nikkei Asia nhận định.
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An cần mạnh dạn bước ra khỏi quán tính phát triển cũ
Tổng Bí thư đề nghị tỉnh cần hướng tới một mô hình tăng trưởng hiện đại hơn, lấy công nghệ và tri thức làm động lực, lấy đổi mới thể chế và quản trị làm đòn bẩy, lấy con người và văn hóa xứ Nghệ làm nền tảng.
Sự kiện - 15/05/2025 16:20
Thúc đẩy kết nối cộng đồng doanh nghiệp UAE và Việt Nam
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Đại sứ các Tiểu vương quốc Ả - rập thống nhất (UAE) tại Việt Nam thống nhất, trong thời gian tới sẽ tăng cường phối hợp triển khai các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại giữa doanh nghiệp hai nước.
Sự kiện - 15/05/2025 12:02
Nghị quyết cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân có gì đặc biệt?
Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân tập trung thể chế hóa theo 5 nhóm chính sách lớn.
Sự kiện - 15/05/2025 12:00
Chủ tịch VAFIE, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng.
Sự kiện - 15/05/2025 08:20
Thủ tướng yêu cầu sớm sửa Nghị định quản lý kinh doanh vàng
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp các cơ quan sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo trình tự rút gọn trong tháng 6/2025.
Sự kiện - 14/05/2025 11:29
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết 68 là cú hích tinh thần rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp'
"Nghị quyết 68 chính là một bước ngoặt. Nó giống như một "cú hích tinh thần" rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp", đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh.
Sự kiện - 14/05/2025 10:33
VAFIE trao chứng nhận hội viên mới
Ngày 13/5, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã trao chứng nhận hội viên chính thức cho Công ty TNHH Tư vấn và Xúc tiến đầu tư Thương mại Quốc tế (ITPC).
Sự kiện - 14/05/2025 06:43
Thủ tướng: Việt Nam mong muốn đàm phán thương mại Mỹ - Trung đạt tiến bộ
Thủ tướng kỳ vọng Việt Nam và Mỹ sớm đạt được thỏa thuận về thuế quan có lợi cả trước mắt và lâu dài cho cả hai bên.
Sự kiện - 14/05/2025 06:35
Đề nghị giảm thuế mặt hàng chịu chính sách thuế đối ứng của Mỹ
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát để xem xét đối với một số mặt hàng chịu tác động của chiến tranh thương mại và chính sách thuế đối ứng của Mỹ.
Sự kiện - 13/05/2025 19:16
TS. Lê Xuân Nghĩa: Nghị quyết 68 không phải 'cây đũa phép'
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị ra đời hứa hẹn tạo ra một bước ngoặt lịch sử thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng thuận rằng, đây mới là bước khởi đầu, chính sách cần được cụ thể hóa thành hành động thiết thực.
Sự kiện - 13/05/2025 16:46
Doanh nhân Hồ Nhân và giấc mơ vaccine dang dở
Cuộc đời gần 60 năm của doanh nhân Hồ Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen khép lại, giấc mơ vaccine của vị Tiến sỹ công nghệ sinh học vẫn còn đó, và là di sản mở ra những con đường nghiên cứu mới trong lĩnh vực vaccine nói riêng và công nghệ sinh học nói chung.
Sự kiện - 13/05/2025 14:44
'Cần cơ chế quản lý rủi ro tại Khu Thương mại tự do Hải Phòng'
Thành lập Khu Thương mại tư do tại TP. Hải Phòng cần có cơ chế quản lý rủi ro, giám sát bảo đảm một mặt thông thoáng song giữ vững an toàn tài chính, an ninh kinh tế.
Sự kiện - 13/05/2025 12:53
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 13/05/2025 10:00
Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Sự kiện - 13/05/2025 07:29
Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Thủ tướng nhất trí hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.
Sự kiện - 12/05/2025 22:25
'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'
Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.
Sự kiện - 12/05/2025 16:04
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
2
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
3
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
4
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
-
5
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago