Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: 'Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm thu hút đầu tư từ những nước trong RCEP'

Nhàđầutư
"Cùng với các nước ASEAN khác, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành một trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ những nước trong RCEP cũng như các nước đối tác khác", Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trả lời báo chí.
THANH TRẦN
15, Tháng 11, 2020 | 20:05

Nhàđầutư
"Cùng với các nước ASEAN khác, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành một trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ những nước trong RCEP cũng như các nước đối tác khác", Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trả lời báo chí.

vnp_bt

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Đức Duy/Vietnam+

Ngày 15/11, Bộ trưởng Kinh tế của 15 quốc gia đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) từ các đầu cầu truyền hình trực tuyến.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - và sáu đối tác FTA là Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, nhờ cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau, Hiệp định RCEP là cơ hội rất thuận lợi cho các nước và doanh nghiệp khi đi vào thực thi.

RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại-kinh tế tự do lớn nhất thế giới, chiếm tới 30% tổng GDP toàn cầu, với 2,2 tỷ người tiêu dùng.

"Điều đó cho thấy một thực thể mới, một mô hình mới của thương mại và kinh tế đã được hình thành sẽ tạo ra nền tảng cho khuôn khổ thương mại công bằng và tự do để bảo vệ lợi ích cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dù đã đặt mực tiêu từ khá sớm, nhưng do hoàn cảnh đặc biệt và diễn biến đột biến nên hiệp định RCEP đã nhiều lần phải lỡ hẹn. Vì vậy, 1 trong 13 sáng kiến ưu tiên của ASEAN do Việt Nam đề xuất trong năm 2020 chính là kết thúc đàm phán và ký kết RCEP tại Hà Nội", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Thực tế, trong một môi trường và bối cảnh rất mới khi dịch bệnh bùng phát, đã khiến các quốc gia không có điều kiện đàm phán trực tiếp mà phải chuyển đổi phương thức qua trực tuyến.

Ông Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh rằng, việc này không hề đơn giản và dễ dàng để giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật và nhất là phải đảm bảo việc cân bằng về lợi ích, từ đó tìm ra được điểm hài hòa chung giữa các nước. Tuy nhiên, Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN, cùng với các đối tác đã làm rất tốt nhiệm vụ này.

Năm 2020 chính là thời khắc lịch sử khi ASEAN lần đầu tiên với vai trò trung tâm của mình đã ký được Hiệp định thương mại tự do RCEP với 5 đối tác: Hàn Quốc, Trung Quốc Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Các nước ký kết RCEP cũng tin tưởng trong tương lai nếu Ấn Độ quay trở lại RCEP thì đây sẽ là những đóng góp rất to lớn chung cho ổn định, hòa bình và thịnh vượng chung của khu vực dựa trên nền tảng của một hiệp định thương mại tự do rất ý nghĩa như RCEP.

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, RCEP có quy mô rất lớn, và 15 quốc gia có trình độ kinh tế và sự phát triển kinh tế khác nhau, có cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau, sẽ chính là cơ hội rất thuận lợi cho các nước và doanh nghiệp tham gia hiệp định. Không chỉ vậy, với góc độ là một nước có nền kinh tế mở và trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 25 thế giới, rõ ràng đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam tham gia vào bản đồ chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Liên quan đến việc mở cửa thị trường hàng hóa, thương mại, dịch vụ và đầu tư, chúng ta không có những cam kết đi xa hơn những cam kết Việt Nam đã có trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do đã có với các đối tác (nhất là giữa ASEAN với các đối tác), do vậy sức ép về cạnh tranh của hàng hóa đối với thị trường nội địa cũng không đặt quá nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng", ông Trần Tuấn Anh nói.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Bộ Công thương vẫn khẳng định rằng, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để có thể kiểm soát bằng các chính sách trong bối cảnh tiếp tục cải cách, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp để đảm bảo được những điều kiện thuận lợi trong hiệp định này.

Mục tiêu và nền tảng chính của RCEP dựa trên 3 yếu tố: Tạo ra hài hòa về các thủ tục xuất xứ; thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, tạo môi trường thuận lợi để kết nối các nền kinh tế nhằm tăng cường năng lực sản xuất, xây dựng ASEAN trở thành một khu vực kinh tế trọng điểm.

Cùng với các FTA khác như CPTPP, EVFTA, RCEP được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách của Việt Nam theo hướng tiến bộ và tích cực hơn nữa.

"Tôi có thể nói đây là Thiên thời, địa lợi, nhân hòa vì vào thời điểm khi mà thế giới đang định vị, tổ chức lại các chuỗi cung ứng và các hoạt động đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch thì Việt Nam cùng các quốc gia thành viên ASEAN đã ký kết được Hiệp định RCEP với các đối tác quan trọng. Cùng với các nước ASEAN khác, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành một trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ những nước trong RCEP", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ