Vì sao thương hiệu gạo Việt chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng?

Nhàđầutư
Vào cuối năm 2018, Bộ NN&PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice. Việc công bố logo thương hiệu gạo Việt được kỳ vọng sẽ giúp khẳng định thương hiệu của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, sau gần 5 năm được công bố, thương hiệu gạo Việt vẫn chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng.
PHÚ KHỞI
04, Tháng 07, 2023 | 06:05

Nhàđầutư
Vào cuối năm 2018, Bộ NN&PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice. Việc công bố logo thương hiệu gạo Việt được kỳ vọng sẽ giúp khẳng định thương hiệu của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, sau gần 5 năm được công bố, thương hiệu gạo Việt vẫn chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

xk gao hang dau

Từ quốc gia thiếu lương thực ,Việt Nam đã vươn lên tốp 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ảnh CTV

Vì sao doanh nghiệp còn thờ ơ?

Với định hướng thay đổi chiến lược, tập trung chuyển hướng vào nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3340/QĐ-BNN-CB về triển khai Kế hoạch hành động.

Trong đó việc xây dựng nhãn hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice và đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận trong nước và quốc tế là một nhiệm vụ rất quan trọng.

Tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ III được tổ chức ở tỉnh Long An vào cuối năm 2018, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đã chính thức công bố logo thương hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice.

Để phổ biến logo thương hiệu gạo Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, đã ký Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam. Trong đó, nhấn mạnh đến mục đích quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Quyết định 1499, tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện: được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư có nội dung đăng ký hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm gạo, hoàn thành nghĩa vụ thuế và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận đạt các tiêu chuẩn sản xuất và an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế như: GMP, HACCP); IFS, BRC, FSSC 22000…

Các sản phẩm gạo mang nhãn hiệu được chứng nhận gồm gạo trắng, gạo trắng thơm và gạo nếp trắng.

Các tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ: chỉ được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm gạo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; đảm bảo chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận và duy trì, bảo vệ, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận; thông báo đến đơn vị quản lý nhãn hiệu chứng nhận khi không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; nộp chi phí theo quy định cho hoạt động cấp và duy trì hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận…

Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai việc thực hiện đăng ký, sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia trên lĩnh vực nông nghiệp, logo gạo Việt Nam tức là của tập thể 100 triệu dân Việt Nam, không biết ai chịu trách nhiệm khi gạo này không đạt chất lượng. Do đó, khách hàng sẽ khó tin logo này hơn là logo có một tên riêng cụ thể của một doanh nghiệp nào đó.

Về phía cơ quan quản lý, theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), doanh nghiệp muốn sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice gắn cho sản phẩm thì tự công bố chất lượng, tuy nhiên khâu hậu kiểm của cơ quan chức năng sẽ rất khó khăn do diện tích gieo trồng lớn.

Nếu trong các lô sản phẩm có gắn logo thương hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice mà có một lô nào đó kém chất lượng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu, nên rủi ro rất cao khi sử dụng thương hiệu chung.

Trong khi đó, theo đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo: doanh nghiệp sẵn sàng trả phí để được gắn lo go thương hiệu nhưng với điều kiện là logo thương hiệu đó phải tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay thương hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice chưa tạo được tiếng vang trên thị trường quốc tế và như thế giá trị gia tăng cho sản phẩm chưa rõ ràng.

vinh danh tac gia st 25

Ông Hồ Quang Cua (giữa) và nhóm tác giả nghiên cứu, lại tạo thành công giống lúa ST25 được lãnh đạo địa phương vinh danh sau khi gạo ST25 giành được danh hiệu "gạo ngon nhất thế giới". Ảnh PK

Thương hiệu lúa gạo phải bắt đầu từ doanh nghiệp

Nhắc đến gạo ngon Việt Nam, thương hiệu đầu tiên được người tiêu dùng nhắc đến là gạo ST24, ST25 của ông Hồ Quang Cua.

Chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Hồ Quang Cua cho biết, để có được thành quả đó, ông đã trải qua hành trình dài hơn 30 năm, nghiên cứu để cho ra đời giống lúa có phẩm chất gạo ngon vượt trội.

Khi có được sản phẩm tốt rồi thì lại phải nghĩ đến chiến lược quảng bá để người tiêu dùng biết đến thông qua các cuộc thi gạo ngon trong và ngoài nước. Sự kiện gạo ST25 đạt danh hiệu "gạo ngon nhất thế giới" năm 2019 là một cột mốc đáng nhớ trong hành trình hơn 30 năm nghiên cứu chọn lọc ra được giống lúa có phẩm chất gạo ngon.

"Tuy nhiên, việc nghiên cứu, lai tạo ra giống lúa có phẩm chất gạo ngon mới chỉ là bước khởi đầu trong quá trình xây dựng thương hiệu cho hạt gạo. Trong suốt thời gian từ khi gạo ST24, ST25 đạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế, chúng tôi đã rất vất vã trong bảo vệ tác quyền trước hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về hạt giống và nhãn hiệu gạo ở trong và ngoài nước. Đồng thời phải thực hiện hàng loạt thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền sản phẩm tại thị trường các nước", ông Cua cho hay.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, hướng tiếp cận xây dựng thương hiệu lúa gạo như cách ông Hồ Quang Cua đang làm là hướng đi đúng. Do đó, muốn xây dựng thương hiệu lúa gạo thì phải bắt đầu từ doanh nghiệp.

"Khi đã có sản phẩm tốt thì doanh nghiệp mới đăng ký tên thương hiệu và chịu trách nhiệm về thương hiệu, sản phẩm của chính mình làm ra. Lúc đó logo, thương hiệu mới thật sự tạo được lòng tin cho người tiêu dùng", Giáo sư Xuân nói.

Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từ một nước thiếu lương thực, đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo trong top ba thế giới (cùng với Thái Lan và Ấn Độ).

Tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế, trong khi đó Thái Lan và Ấn Độ đã có những thương hiệu gạo quốc gia rất nổi tiếng như Thai Hom Mali hay Basmati với giá bán rất cao so với gạo Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ