Vì sao lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank tăng gấp đôi trong nửa đầu năm nay?

Nhàđầutư
Theo báo cáo tài chính của VPBank, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm của ngân hàng này tăng tới 108% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.606 tỷ đồng.
THU THỦY
15, Tháng 08, 2017 | 11:50

Nhàđầutư
Theo báo cáo tài chính của VPBank, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm của ngân hàng này tăng tới 108% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.606 tỷ đồng.

VPBank ban le

 Sau một giai đoạn chuyển hướng, VPBank giờ đây đang nổi lên như một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Báo cáo tài chính bán niên của VPBank cho thấy, thu nhập lãi thuần của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2017 tăng 31% so với cùng kỳ năm 2016, đồng thời thu nhập ngoài lãi cũng tăng mạnh 64%. Khoản thu nhập ngoài lãi này chủ yếu đến từ việc kinh doanh và đầu tư chứng khoán nhờ điều kiện thị trường thuận lợi. Khoản này cao hơn tới gần 350 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016, đó là chưa tính tới khoản lãi 1.685 tỷ đồng từ các công ty con chuyển về ngân hàng.

Đã vậy, chi phí dự phòng rủi ro lại giảm 800 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, khiến lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng tăng gần 1.400 tỷ đồng, hơn gấp 3 lần cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ năm trước lãi riêng ngân hàng đạt 592 tỷ đồng). Tính ra, lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng trong 6 tháng đầu năm đạt 1.949 tỷ đồng.

“Con gà đẻ trứng vàng” của VPBank là công ty tài chính FE Credit có thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm tăng 49% so với cùng kỳ năm 2016, đạt mức 5.408 tỷ đồng - cao hơn thu nhập lãi thuần của ngân hàng mẹ. Tuy vậy, chi phí dự phòng rủi ro lại tăng gấp đôi so với cùng kỳ khiến lợi nhuận trước thuế của FE Credit chỉ tăng 34,1%.

Cơ cấu tài sản – nguồn vốn thay đổi rõ rệt  

Từ năm 2012, VPBank bắt đầu định vị lại chiến lược kinh doanh của ngân hàng dưới sự tư vấn của tập đoàn McKinsey. Theo đó, ngân hàng đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng chính là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Song song với chiến lược đẩy mạnh bán lẻ, ngân hàng cũng đồng thời giảm mạnh các hoạt động cho vay và tiền gửi liên ngân hàng. Cơ cấu tài sản theo đó cũng thay đổi, tỷ trọng tài sản liên ngân hàng giảm dần từ 26,1% cuối năm 2012 xuống chỉ còn 4,1% cuối năm 2016. Ngược lại, tỷ trọng cho vay khách hàng tăng từ 35,9% lên 63,2%.

Về nguồn vốn, ngân hàng tiến hành cắt giảm mạnh nguồn vốn liên ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh huy động tiền gửi từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá (chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi trung, dài hạn).

Đối với FE Credit, sau khi hoạt động độc lập kể từ năm 2015, công ty này cũng đã tự huy động vốn thành công, chủ yếu thông qua chứng chỉ tiền gửi. Trong năm hoạt động độc lập đầu tiên, nguồn vốn của FE Credit phụ thuộc phần lớn vào chứng chỉ tiền gửi (nguồn vốn từ chứng chỉ tiền gửi lên tới 10.500 tỷ đồng trên tổng vốn huy động 11.700 tỷ đồng). Song từ năm 2016, công ty tài chính này đã huy động được thêm nguồn tiền gửi của khách hàng và tiền gửi/vay liên ngân hàng, điều tiết giảm dần chi phí huy động. Đến tháng 6/2017, riêng FE Credit huy động được 33.050 tỷ đồng, trong đó huy động khách hàng 5.181 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá 27.425 tỷ đồng và vay liên ngân hàng 444 tỷ đồng.

Với sự thay đổi cơ cấu tài sản rõ rệt như trên từ năm 2015, hệ số NIM (chênh lệch lãi suất cho vay và huy động) của ngân hàng liên tục nhảy vọt, từ 4,38% năm 2014 lên 6,51% năm 2015 và 7,85% năm 2016. Điều này có được là nhờ việc lãi suất cho vay liên tục tăng trong khi lãi suất huy động được kiểm soát ở mức ổn định hơn.

Để làm được điều này, ngân hàng đã liên tục đẩy mạnh tín dụng trong giai đoạn 2012-2016, đạt tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân 23%/năm, tăng trưởng cho vay khách hàng và huy động bình quân theo năm lần lượt đạt 37,4% và 33,3%.

Ngân hàng cũng không tiến hành chi trả cổ tức tiền mặt trong nhiều năm mà chủ yếu sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ để vừa đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động theo yêu cầu của NHNN, vừa tăng trưởng tín dụng để chiếm lĩnh thị trường.

Một chiến lược khôn ngoan nữa của ngân hàng này là thiết lập quan hệ chiến lược với Công ty Tài chính quốc tế (IFC), qua đó huy động được vốn cấp 2 nhằm cho vay các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam.

Năm 2016, IFC và các bên đồng tài trợ đã cấp cho VPBank một khoản vay hợp vốn trị giá 100 triệu USD và tài trợ thương mại 25 triệu USD để cho vay các doanh nghiệp SMEs.

Năm 2017, ngân hàng tiếp tục được nhận thêm khoản tài trợ thương mại trị giá 25 triệu USD, đồng thời phát hành 57 triệu USD trái phiếu chuyển đổi thời hạn 2 năm (có thể gia hạn thêm tối đa 2 năm) cho IFC.

Như vậy, ước chừng nguồn vốn hỗ trợ giá rẻ từ IFC và các bên đồng tài trợ cho ngân hàng VPBank tính tới thời điểm hiện tại lên tới hơn 200 triệu USD (khoảng 4.700 tỷ đồng).

Sự hợp tác chiến lược với IFC đã giúp VPBank kiểm soát được giá vốn đầu vào để cung cấp các khoản cho vay với mức lãi suất cạnh tranh hơn hướng tới đối tượng SMEs, hỗ trợ đà tăng trưởng và lợi nhuận của ngân hàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ