Vì sao Công ty Cổ phần Thép Dana - Ý kiện TP. Đà Nẵng ra toà đòi bồi thường 400 tỷ đồng?

Nhàđầutư
Sau nhiều lần hòa giải bất thành, ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Dana - Ý đã khởi kiện UBND TP. Đà Nẵng và Chủ tịch TP. Đà Nẵng ra tòa. Theo đó, Công ty CP Thép Dana - Ý đòi UBND TP. Đà Nẵng bồi thường thiệt hại về kinh tế cho công ty hơn 400 tỷ đồng.
VĂN DŨNG
12, Tháng 06, 2019 | 17:40

Nhàđầutư
Sau nhiều lần hòa giải bất thành, ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Dana - Ý đã khởi kiện UBND TP. Đà Nẵng và Chủ tịch TP. Đà Nẵng ra tòa. Theo đó, Công ty CP Thép Dana - Ý đòi UBND TP. Đà Nẵng bồi thường thiệt hại về kinh tế cho công ty hơn 400 tỷ đồng.

Cầu cứu không có kết quả, doanh nghiệp kiện chính quyền ra tòa

Ông Huỳnh Văn Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Dana – Ý cho biết, lúc công ty đầu tư vào Cụm công nghiệ (CCN) Thanh Vinh thì khu vực này chỉ có khoảng 30 hộ dân. Từ năm 2006, UBND TP. Đà Nẵng thống nhất chủ trương di dời các hộ dân cạnh CCN Thanh Vinh để tạo vành đai phân cách với khu dân cư cho phù hợp với tiêu chuẩn quy hoạch cụm công nghiệp (tối thiếu 500m đối với nhà máy thép theo Tiêu chuẩn Việt Nam 4449:1987). Nhằm không gây ảnh hưởng đến đời sống người dân khi các nhà máy hoạt động, chủ trương này được người dân và doanh nghiệp hết sức hưởng ứng.

“Việc thực hiện giải tỏa, đền bù của thành phố lại không thông suốt, ‘treo’ hàng chục năm, dẫn đến tình trạng bức xúc của người dân. Không những thế, cơ quan thẩm quyền vẫn tiếp tục cấp đất cho người dân làm nhà sát cạnh nhà máy (dù biết là vi phạm khoảng cách ly tối thiểu). Từ 30 hộ dân ban đầu, đến thời điểm hiện tại, con số đã lên đến 400 hộ dân, làm tình hình thêm phức tạp”, ông Tân nhận định.

dana-y-0958

Hoạt động sản xuất của Nhà máy thép Dana Ý khi chưa xảy ra sự việc

Trong đơn khởi kiện ông Tân nêu rõ, vào ngày 6/11/2018, tại phiên họp Hội đồng nhân dân thành phố với cử tri Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã thừa nhận 3 cái sai của thành phố trong vụ việc này là: Sai trong việc bố trí nhà máy sát khu dân cư, nếu như nhà máy được đặt trong khu vực quy hoạch đầy đủ, đúng chuẩn thì hoạt động nhà máy vẫn chấp nhận được; sai khi để người dân tiếp tục làm nhà càng ngày càng nhiều gần nhà máy (dù biết là vi phạm tiêu chuẩn cụm công nghiệp); sai trong việc không giải tỏa người dân như cam kết trước đây dẫn đến người dân bức xúc.

Ngày 21/11/2018, tại Công văn 1026-CV/VPTU ngày 21/11/2018 của Văn phòng Thành ủy gửi cho Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Thường trực Thành ủy đã thừa nhận vấn đề của 2 nhà máy thép cũng là do quy hoạch, do việc bố trí không phù hợp với ngành nghề tại khu vực.

Tuy nhiên, kể từ ngày 26/9/2018 đến nay, Công ty Dana Ý đã gửi đơn kiến nghị, cầu cứu, kể cả đề xuất nhiều phương án để UBND TP. Đà Nẵng xem xét giải quyết dứt điểm vụ việc, tháo gỡ khủng hoảng cho doanh nghiệp nhưng UBND TP. Đà Nẵng vẫn không giải quyết. Do đó, Ông đã quyết định khởi kiện UBND TP. Đà Nẵng và Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ra tòa để đòi quyền lợi cho Công ty.

Theo nội dung đơn kiện, Công ty CP Thép Dana - Ý  khởi kiện UBND TP. Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng về 4 quyết định, hành vi hành chính, cụ thể: Công văn 1446 ngày 02/3/2018 do Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ký truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng buộc Dana - Ý dừng toàn bộ hoạt động; Thông báo số 30 ngày 23/3/2018 của UBND TP Đà Nẵng cho phép nhà máy hoạt động trở lại; Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng không giải quyết việc người dân bao vây nhà máy thép từ ngày 26/9/2018 đến nay; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 5585 ngày 23/11/2018 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng xử phạt 3 hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường của Dana - Ý với số tiền phạt 400 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 6 tháng.

Theo đó, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dana - Ý cho rằng, các quyết định, hành vi hành chính nêu trên xâm phạm quyền tự do kinh doanh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty nên yêu cầu bị đơn bồi thường gần 400 tỷ đồng.

Cụ thể, công văn 1446 gây thiệt hại 109 tỷ đồng; Thông báo 30 gây thiệt hại 11 tỷ đồng; Hành vi không giải quyết việc người dân bao vây nhà máy thép gây thiệt hại hơn 120 tỷ đồng; Quyết định xử phạt hành chính số 5585 gây thiệt hại 156 tỷ đồng.

Chính quyền nói gì khi bị kiện?

Vào chiều 11/6, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Tại đây, nhiều cử tri đã đề cập đến việc vừa qua Công ty CP Thép Dana – Ý khởi kiện, đòi thành phố bồi thường khoản tiền gần 400 tỷ đồng vì những thiệt hại do các quyết định, hành vi hành chính của UBND TP. Đà Nẵng và Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng.

Nói về vấn đề này, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, giữa chính quyền TP. Đà Nẵng và Công ty CP Thép Dana – Ý đã có nhiều buổi hòa giải, trao đổi với nhau nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất và chưa có tiếng nói chung. Ông Thơ cho rằng, việc đưa nhau ra tòa khi 2 bên không thống nhất thì đó cũng là thể hiện sự văn minh.

Theo ông Thơ, cái sai trong câu chuyện nhà máy thép này bắt đầu từ việc quy hoạch không đảm bảo cách ly an toàn trong khu dân cư. Tiếp đó, tình trạng xây dựng trái phép để đón đầu giải tỏa ở khu vực này tăng lên trong khi hoạt động của nhà máy thép thì gây tiếng ồn, ô nhiễm.

"Cách đây nhiều năm, UBND TP. Đà Nẵng đã có phương án giải toả, đền bù tái định cư cho các hộ dân. Nhưng Thường vụ Thành uỷ sau này yêu cầu dừng hoạt động nhà máy thép. Trong khi nhà máy thép lại trình ra thủ tục cấp phép hoạt động trước nay thực hiện đầy đủ, dừng hoạt động nhà máy thép thì phải bồi thường", ông Thơ nói.

Trước đó, tại buổi họp báo tổng kết quý II về tình hình hoat động kinh tế xã hội của TP. Đà Nẵng, khi nói về quan điểm của thành phố về vụ hai nhà máy thép Dana-Ý, Dana-Úc, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho hay, sau khi ban hành các quyết định thì thành phố rất chủ động giao cho các sở, ngành đã xây dựng những kịch bản ứng phó với tất cả những tình huống có thể xảy ra.

“Và ngay cả tình huống nhà đầu tư khởi kiện thì hiện nay thành phố cũng đã tính toán tất cả các nội dung liên quan. Tuy nhiên, hiện nay giữa hai nhà máy với cơ quan quản lý nhà nước đang trao đổi để tìm ra giải pháp nào đó để khắc phục”, ông Hùng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ