Vì sao Bình Thuận giao đất rừng cho doanh nghiệp làm dự án không qua đấu thầu?

Nhàđầutư
Tỉnh Bình Thuận đã bàn giao hơn 12,5ha đất rừng phòng hộ cho Công ty CP Giao nhận Vận tải và Hóa chất Việt Nam để thực hiện dự án khu du lịch. Tuy nhiên, việc không tổ chức đấu thầu rộng rãi, khiến dư luận hoài nghi về tính minh bạch của dự án.
GIA HUY - NGUYÊN VŨ
14, Tháng 11, 2020 | 06:48

Nhàđầutư
Tỉnh Bình Thuận đã bàn giao hơn 12,5ha đất rừng phòng hộ cho Công ty CP Giao nhận Vận tải và Hóa chất Việt Nam để thực hiện dự án khu du lịch. Tuy nhiên, việc không tổ chức đấu thầu rộng rãi, khiến dư luận hoài nghi về tính minh bạch của dự án.

124838173_3759932987390057_887326378242872657_n

 

12,54ha đất rừng thành đất dự án

Ngày 5/12/2016, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương, do Công ty CP Giao nhận Vận tải và Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thanh Huyền - Tổng Giám đốc. Ngày 9/5/2018, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định điều chỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng khu du lịch cộng đồng để tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, ẩm thực, khu văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí phục vụ người dân địa phương, khách du lịch nội địa và quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện để người dân địa phương được tham quan, tắm biển miễn phí và được tham gia vào một số hoạt động kinh doanh dịch vụ của dự án. Qua đó, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 được đưa vào hoạt động vào quý IV/2018, bao gồm các hạng mục: Hình thành và quản lý, giữ gìn bãi tắm biển công cộng; Bảo tồn và phát triển rừng dương hiện hữu; các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Giai đoạn 2 được đưa vào hoạt động trong quý IV/2020, bao gồm các hạng mục: Nhà hàng, khách sạn, spa, hồ bơi...

Bên cạnh đó, theo như quyết định này dự án Khu du lịch cộng đồng Biển Quê Hương của Công ty CP Giao nhận Vận tải và Hóa chất Việt Nam nằm ở huyện Hàm Thuận Nam thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Tiếp đến ngày 5/4/2017, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định thu hồi đất và tạm bàn giao mặt bằng cho Công ty CP Giao nhận Vận tải và Hóa chất Việt Nam thuê đất để thực hiện dự án Khu du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam.

Cụ thể, tỉnh Bình Thuận thu hồi hơn 12,54ha đất bằng chưa sử dụng do UBND xã Thuận Quý quản lý, giao cho Công ty CP Giao nhận Vận tải và Hóa chất Việt Nam để thực hiện lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án khu du lịch; bảo vệ ranh giới, mốc giới tại thực địa để tránh lấn chiếm tại khu đất thực hiện dự án.

Ngày 17/4/2019, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày 29/12/2017, điều chỉnh tại quyết định số 2069/QĐ-UBND ngày 13/8/2018.

Theo đó, tổng vốn đầu tư của dự án là 160 tỷ đồng, với diện mặt đất sử dụng là 12,54ha, thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. Trong đó diện tích đất xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam) có 10,5ha và xã Tiến Thành (TP. Phan Thiết) là gần 2,1ha. Ngoài ra, phần đất dự án có 7,17 ha là đất rừng do địa phương quản lý.

Dự án nằm cách TP. Phan Thiết khoảng 20km theo tỉnh lộ 719 hướng đi Mũi Kê Gà. Từ năm 2016, dự án đã được quây tôn và có bảo vệ trông coi. Người dân địa phương cho biết, khu vực dự án trước đây là rừng phòng hộ, sau đó chính quyền bàn giao cho doanh nghiệp để thực hiện dự án khu du lịch.

Chỉ định không qua đấu thầu vì đất thuộc kinh tế chậm phát triển

Ngày 18/4/2018, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định phê duyệt phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp để thực hiện dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết.

Theo đó, tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng là 7,17ha. Đây là rừng trồng phi lao có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (dự án 327 và 661), được trồng từ năm 1995. Thế nhưng, do không có đủ điều kiện tổ chức hoạt động xây dựng công trình lâm sinh nên UBND tỉnh Bình Thuận đã cho phép công ty này nộp số tiền hơn 372 triệu đồng vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng để địa phương phân bổ kế hoạch trồng lại rừng thay thế theo suất đầu tư trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Ngày 13/12/2019, liên Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Tài chính đã có tờ trình UBND tỉnh Bình Thuận về việc đề nghị phê duyệt giá khởi điểm bán đấu giá, chi phí khai thác 855,169m3 gỗ phi lao để thực hiện dự án.

Cụ thể, giá khởi điểm bán đấu giá 855,169m3 phi lao để thực hiện dự án là gần 335 triệu đồng (chưa VAT). Bản chất của việc này là cho phép chặt rừng để lấy đất làm dự án.

Về thực hư vấn đề bàn giao đất không tổ chức đấu thầu, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Phong – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Năm 2016, UBND tỉnh đã chấp thuận đầu dự án cho Công ty CP Giao nhận vận tải và hóa chất Việt Nam. Sau đó, đơn vị này lập pháp nhân mới có tên Công ty TNHH Biển Quê Hương – Phan Thiết để triển khai dự án. Dự kiến, quý IV năm 2020 dự án sẽ được triển khai. Đây là đất dự án là do Nhà nước quản lý, giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án du lịch. Lý do không tổ chức đấu thầu để chọn doanh nghiệp bởi đây là khu vực kinh tế xã hội chậm phát triển".

“Theo Luật Đấu thầu, những khu vực kinh tế xã hội chậm phát triển thì không bắt buộc phải đấu thầu. Tuy nhiên, dự án này cũng có 3 doanh nghiệp nộp hồ sơ xin đầu tư, nhưng tỉnh chỉ chọn 1 doanh nghiệp có tiềm lực hơn 2 doanh nghiệp còn lại”, ông Phong nhấn mạnh.

Khi được hỏi, khu vực dự án trước đây rừng phòng hộ, nằm xa khu dân cư, vì sao được xác định là khu kinh tế xã hội chậm pháp triển? Vị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận khẳng định: “Dự án thuộc huyện Hàm Thuận Nam, mà toàn huyện Hàm Thuận Nam là khu kinh tế xã hội chậm phát triển”.

Tuy nhiên, thực tế diện tích đất công mà tỉnh Bình Thuận giao cho doanh nghiệp để thực hiện dự án không chỉ thuộc xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam mà còn có cả diện tích đất thuộc xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết. Vì thế, việc chỉ định cho Công ty CP Giao nhận Vận tải và Hóa chất Việt Nam thực hiện dự án là chưa đúng quy định.

Được biết, tham mưu cho UBND tỉnh ký văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dư án này là ông Lê Tuấn Phong - PCT tỉnh Bình Thuận, trước đây là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Luật Đất đai năm 2013 có quy định rõ các trường hợp không qua đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất gồm:

Giao đất không thu tiền sử dụng đất trong trường hợp: Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp giao đất cho tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong trường hợp: Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Như vậy, việc dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương hình thành từ khu vực đất rừng, đất công không thông qua đấu thầu là chưa đúng với quy định. Việc giao, cho thuê đất không thông qua đấu giá thì tổ chức, cá nhân phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo giá quy định nên đất được giao, cho thuê chủ yếu là đất nông nghiệp hoặc đối tượng ưu tiên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ