Venezuela: 'Thiên đường dầu mỏ' chính thức vỡ nợ

Venezuela, từng được coi là mẫu hình lý tưởng về phát triển kinh tế xã hội ở Mỹ La tinh, đã nhanh chóng rớt xuống vực thẳm khi chính thức rơi vào trạng thái vỡ nợ do không trả nợ đúng hạn.
HỒ MAI
15, Tháng 11, 2017 | 14:57

Venezuela, từng được coi là mẫu hình lý tưởng về phát triển kinh tế xã hội ở Mỹ La tinh, đã nhanh chóng rớt xuống vực thẳm khi chính thức rơi vào trạng thái vỡ nợ do không trả nợ đúng hạn.

Tối 13/11 (giờ Mỹ), Venezuela lỡ hạn trả lãi vay trị giá 200 triệu USD từ hai khoản trái phiếu chính phủ và bị S&P tuyên bố chính thức vỡ nợ với hai khoản trái phiếu này.

Trang CNN Money dẫn một bài báo từ Havard Law Roundtable cho biết, Venezuela hiện nợ các trái chủ số tiền lên đến 196 tỷ USD, chỉ riêng hãng dầu nhà nước PDVSA hiện nợ các trái chủ 60 tỷ USD.

Hiện Venezuela chỉ còn 9,6 tỷ USD tiền dự trữ ngoại hối, mức  thấp nhất trong 15 năm. 

venezuela

Venezuela đang cạn tiền, dự trữ ngoại hối của Venezuela chỉ còn 9,6 tỷ USD tính đến tháng 11/2017. Ảnh: CNN Money 

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã khiến các nhà đầu tư bị việt vị, khi trong tháng này ông đã cam kết rằng Venezuela sẽ tiếp tục thanh toán các khoản nợ của đất nước, đồng thời tìm cách tái cơ cấu và tái cấp vốn cho những khoản nợ trên.

venezuela

 Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: CNN

Trong một cuộc họp ngắn ngủi và đầy bối rối hôm thứ 13/11, ông Maduro đã không thể thông tin rõ ràng về kế hoạch tái cấu trúc nợ của Venezuela, theo lời các chủ nợ và đại diện của họ tham gia cuộc họp.

Theo Bloomberg, các chủ nợ tại cuộc họp tái cấu trúc này chỉ nhận được những túi quà tặng chứa đầy socola và cà phê do nhà nước này sản xuất.

Từ đỉnh cao xuống vực thẳm kinh tế

Venezuela nằm trong châu lục mà Christopher Columbus gọi là “vùng đất của ân sủng” với tài nguyên thiên nhiên phong phú từ dầu mỏ cho đến đất đai màu mỡ.

18 năm trước, thiếu tá Hugo Chaves lên nắm quyền Tổng thống tại Venezuela và công bố một loạt chính sách xã hội rất hiệu quả và được lòng nhân dân trong nước.

Chính sách của ông được người dân gọi là “Chavismo” thu hút được sự ủng hộ rộng lớn của những người nghèo và tầng lớp trung lưu tại Venezuela, những người đã phải chấp nhận việc điều kiện sống của họ ngày một tồi tệ trong những năm trước đó.

Ông Chavez đã đứng ra bảo trợ cho các chương trình phúc lợi xã hội dành cho những người nghèo đói nhất trong xã hội và điều hàng nghìn binh sĩ thuộc các lực lượng vũ trang nước này tham gia vào việc tu sửa đường xá, cầu cống, bệnh viện, cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp chăm sóc y tế và vaccine miễn phí cũng như bán thực phẩm với giá rất thấp cho người dân.

Nguồn tài chính cho các chương trình phúc lợi nói trên của ông Chavez chủ yếu đến từ nguồn dầu mỏ phong phú của Venezuela - quốc gia Mỹ Latinh này nằm trong số các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới.

Các chương trình phúc lợi này đã giúp ông Chavez liên tục chiến thắng trong các cuộc bầu cử tiếp theo và nắm quyền Tổng thống trong suốt 15 năm trước khi bất ngờ qua đời vì căn bệnh ung thư năm 2013.

Người kế nhiệm và cũng chính là học trò của ông Chavez, Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro không có được “sự cuốn hút và sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng” như người thầy của mình.

venezuela

Người dân Venezuela chờ đợi dài hàng km ở trước cổng siêu thị. Ảnh: WSJ 

Mọi chuyện càng tệ hơn đối với ông Maduro khi giá dầu mỏ thế giới “tuột dốc không phanh” phá vỡ mọi nền tảng mà ông Chavez gây dựng trong gần một thập kỷ rưỡi và khiến nền kinh tế và xã hội nước này “rơi thẳng xuống địa ngục”.

Trong nhiều năm qua, ông Maduro đã có 2 lựa chọn: trả nợ cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc mua lương thực và thuốc cho người dân. Ông đã chọn việc trả nợ. Kết quả là số người thiếu ăn và tử vong vì bệnh tật tại Venezuela tăng mạnh.

Theo một cuộc thăm dò trên toàn quốc, tình trạng thiếu lương thực đang nghiêm trọng đến nỗi mỗi người nghèo ở Venezuela đã mất đi bình quân 8,6 kg trọng lượng cơ thể trong năm ngoài.

Mặc dù một loạt động thái cứu nguy nền kinh tế đã được tung ra ngay lập tức như động thái bán vàng dự trữ để trả nợ, rút 467 triệu USD từ quỹ tiết kiệm tại IMF trong tháng 10/2015, vay tiền Trung Quốc và in thêm tiền. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn không có dấu hiệu hồi phục.

Theo dự báo của IMF, lạm phát năm 2017 của Venezuela sẽ tăng lên mức 2.200%. Economist Intelligence Unit – một đơn vị thuộc The Economist cho rằng, kinh tế Venezuela sẽ suy giảm 13,7% trong năm 2017. Mức độ suy thoái còn sâu sắc hơn cả Hy Lạp vào thời điểm khủng hoảng đỉnh cao về đồng euro. Năm 2001, Venezuela là quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ nhưng giờ đã thuộc hàng nghèo nhất khu vực này.

Hiện 1 USD có giá hơn 55.200 bolivar Venezuela. Trong khi đó, theo trang theo trang dolartoday.com, đầu năm nay, 1 USD ngang giá 3.200 bolivar. 

S&P nghĩ rằng có ít nhất 50% khả năng Venezuela sẽ vỡ nợ tiếp trong ba tháng tới.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ